Theo ước tính trong báo cáo xu hướng tội phạm tiền điện tử hàng năm của công ty tình báo blockchain Chainalysis, các địa chỉ bất hợp phát đã nhận hơn 24 tỷ đô la giá trị tiền điện tử vào năm 2023, chiếm 0,34% tổng khối lượng giao dịch.
Nguồn: Chainalysis
Con số này thấp hơn gần 40% so với năm 2022, tuy nhiên chỉ là tạm thời. Tổng số 24,2 tỷ đô la có thể sẽ tăng lên khi ngày càng có nhiều địa chỉ được xác định là bất hợp pháp. Tổng thiệt hại cho năm 2022 hiện được tính ở mức 39,6 tỷ đô la, tuy nhiên chỉ có 20,6 tỷ đô la được xác định tại thời điểm báo cáo của Chainalysis năm ngoái.
Một lưu ý khác đối với nghiên cứu là mức độ phổ biến của giao dịch với các thực thể bị trừng phạt, chiếm tổng khối lượng là 14,9 tỷ đô la (61,5%) vào năm 2023. Một phần trong số 14,9 tỷ đô la này bao gồm các giao dịch từ những người dùng thông thường sống ở các khu vực pháp lý bị trừng phạt. Như vậy, không phải tất cả người dùng sàn giao dịch Garantex có trụ sở tại Nga bị các cơ quan liên quan ở cả Hoa Kỳ và Vương quốc Anh trừng phạt đều đang sử dụng tiền điện tử để rửa tiền và ransomware.
Do đó, báo cáo của Chainalysis chỉ ra bối cảnh nhiều sắc thái và ngày càng phức tạp của việc tiền điện tử được sử dụng làm phương tiện cho hoạt động bất hợp pháp, nêu bật mục tiêu mà các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật đang giải quyết.
Stablecoin chiếm phần lớn khối lượng giao dịch bất hợp pháp vào năm 2023 giống như năm trước. Trước năm 2022, Bitcoin là tiền điện tử được bọn tội phạm ưa thích, chiếm phần lớn khối lượng giao dịch hàng năm từ 2018-2021. Tuy nhiên, điều này đã chuyển sang stablecoin vào năm 2022, chiếm khoảng 2/3 khối lượng và tiếp tục như vậy vào năm 2023.
Theo nghiên cứu của Chainalysis, các vụ lừa đảo và hack tiền điện tử đều giảm đáng kể trong năm ngoái, lần lượt giảm 29,2% và 54,3%. Mặt khác, hoạt động của ransomware và darknet lại gia tăng.
Credit: Đình Đình Theo Coindesk
Nguồn: Chainalysis
Con số này thấp hơn gần 40% so với năm 2022, tuy nhiên chỉ là tạm thời. Tổng số 24,2 tỷ đô la có thể sẽ tăng lên khi ngày càng có nhiều địa chỉ được xác định là bất hợp pháp. Tổng thiệt hại cho năm 2022 hiện được tính ở mức 39,6 tỷ đô la, tuy nhiên chỉ có 20,6 tỷ đô la được xác định tại thời điểm báo cáo của Chainalysis năm ngoái.
Một lưu ý khác đối với nghiên cứu là mức độ phổ biến của giao dịch với các thực thể bị trừng phạt, chiếm tổng khối lượng là 14,9 tỷ đô la (61,5%) vào năm 2023. Một phần trong số 14,9 tỷ đô la này bao gồm các giao dịch từ những người dùng thông thường sống ở các khu vực pháp lý bị trừng phạt. Như vậy, không phải tất cả người dùng sàn giao dịch Garantex có trụ sở tại Nga bị các cơ quan liên quan ở cả Hoa Kỳ và Vương quốc Anh trừng phạt đều đang sử dụng tiền điện tử để rửa tiền và ransomware.
Do đó, báo cáo của Chainalysis chỉ ra bối cảnh nhiều sắc thái và ngày càng phức tạp của việc tiền điện tử được sử dụng làm phương tiện cho hoạt động bất hợp pháp, nêu bật mục tiêu mà các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật đang giải quyết.
Stablecoin chiếm phần lớn khối lượng giao dịch bất hợp pháp vào năm 2023 giống như năm trước. Trước năm 2022, Bitcoin là tiền điện tử được bọn tội phạm ưa thích, chiếm phần lớn khối lượng giao dịch hàng năm từ 2018-2021. Tuy nhiên, điều này đã chuyển sang stablecoin vào năm 2022, chiếm khoảng 2/3 khối lượng và tiếp tục như vậy vào năm 2023.
Theo nghiên cứu của Chainalysis, các vụ lừa đảo và hack tiền điện tử đều giảm đáng kể trong năm ngoái, lần lượt giảm 29,2% và 54,3%. Mặt khác, hoạt động của ransomware và darknet lại gia tăng.
Credit: Đình Đình Theo Coindesk