chiến lược kinh doanh - help me >.<!

dungyoh

Newbie
Joined
Oct 15, 2011
Messages
152
Reactions
120
MR
0.000
Trưởng phòng bắt làm bản chiến lược kinh doanh >.< ... đã làm cái này bao giờ đâu ... cơ mà google cũng viết + chém gió thêm được 1 ít ... anh em nào pro mảng này vào xem hộ và góp ý phát nhé... thx ♥ ... công ty em làm mảng thiết kế website và in ấn.

Chiến lược kinh doanh : Công Ty TNHH Ý Tưởng Công Nghệ Việt

Bước 1: Thiết lập mục tiêu của công ty.
_ Phát triển thương hiệu và mở rộng kinh doanh
_ Tập trung giữ chân các khách hàng cũ, đánh giá và phát hiện các khách hàng tiềm năng.
_ Đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn và quản lý.
_ Tạo môi trường làm việc thân thiện với nhân viên và khách hàng.
Bước 2: Đánh giá vị trí hiện tại.
_ Đánh giá môi trường kinh doanh : Nghiên cứu môi trường kinh doanh để xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện tại đang là nguy cơ hay cơ hội cho mục tiêu và chiến lược của công ty bao gồm một sô các yếu tố như: kinh tế, các sự kiện chính trị, công nghệ, áp lực thị trường, quan hệ và xã hội…
_ Đánh giá nội lực của công ty : Phân tích đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của công ty về các mặt sau: Quản lý, Marketing, tài chính, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển.
Bước 3: Xây dựng chiến lược.
1: Tăng giá trị thương hiệu của công ty.
a. Quảng bá thương hiệu qua Internet :
Website của công ty cũng như các web bán hàng trực tuyến, các diễn đàn và mạng xã hội là công cụ quảng bá thương hiệu tối ưu.
Lượng khách hàng tiềm năng biết đến sản phẩm, dịch vụ thông qua kênh thông tin này khá lớn bởi thời đại này, người ta mua hàng chỉ bằng một cú nhấp chuột.
b. Thuyết phục khách hàng bằng “giấy trắng mực đen” :
các tài liệu chuyên nghiệp để tiếp cận với khách hàng như tờ rơi, catalogue, hồ sơ năng lực về chuyên ngành của công ty. Đây là những thông tin được khách hàng tiềm năng tiếp nhận dễ dàng nhất.
c. Xây dựng thương hiệu qua dịch vụ khách hàng :
Khách hàng có khuyrnh hướng chỉ mua sản phẩm của những người mà họ biết rõ và yêu thích…xây dựng và duy trì quan hệ với khách hàng, thúc đẩy họ quay trở lại làm ăn với doanh nghiệp thường xuyên hơn.
Dịch vụ khách hàng cũng như chăm sóc khách hàng là một trong những đầu tàu quyết định việc khách hàng có quay lại hay không.
Hiểu rõ các suy nghĩ của khách hàng và quan tâm đến dịch vụ chăm sóc khách hàng là một trong những bước xây dựng thương hiệu tốt nhất
d. Xây dựng tình yêu thương hiệu cho nhân viên
Danh tiếng một thương hiệu phụ thuộc nhiều vào chức năng quảng bá, tuyên truyền; và đội ngũ nhân viên là những người trực tiếp lan tỏa điều này. Như vậy, công việc marketing nội bộ cần được cấp quản lý của từng đơn vị, phòng ban thực hiện. Đây không chỉ là các biện pháp giữ chân người tài, chọn lọc người giỏi mà quan trọng hơn cả là gắn kết nhân viên với công ty.
Môi trường làm việc, danh tiếng và văn hóa công ty chính là nguồn khơi dậy hưng phấn làm việc của mỗi nhân viên và tạo điều kiện để nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của mình. Bên cạnh đó, cần trang bị cho mỗi nhân viên nắm vững quy trình và các thông tin về dịch vụ - sản phẩm cùng hệ thống nhận diện thương hiệu.
Tạo điều kiện để nhân viên tiếp thu và mở mang kiến thức, hiểu biết trong chuyên ngành để phục vụ cho chính công việc của họ, đó là các thông tin về giá cả sản phẩm và thị trường tiêu thụ được cập nhật hằng ngày. Đối với ngành cung ứng là các báo chí chuyên ngành về đầu thầu, dự án - công trình mới, hoạt động kinh doanh của nhà sản xuất; đối với ngành dịch vụ là các lớp học về kỹ năng giao tiếp, sách báo về nghệ thuật chinh phục khách hàng…
e. Chăm sóc khách hàng cho mọi đối tượng khách hàng, nhất là khách hàng tiềm năng Gọi điện, email thăm hỏi với những khách hàng có sự quan tâm đến sản phẩm của công ty dù hiện tại họ chưa sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, có thể tặng những món quà nhỏ để tỏ sự quan tâm nhằm tiếp cận và phát triển nguồn khách hàng trong tương lai. Chú ý, những quà tặng phải là vật nhắc nhớ thương hiệu bằng cách in LoGo công ty lên quà tặng hoặc lồng ghép những giới thiệu về thương hiệu qua quà tặng.
f. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu chuẩn
Mỗi một thương hiệu được nhận diện ra cộng đồng thông qua sản phẩm, dịch vụ... tuy nhiên điều khiến khách hàng nhớ đến nhiều nhất là màu sắc thương hiệu cùng với logo, câu khẩu hiệu (slogan) cùng các cụm hình ảnh đi kèm… Cho nên phải bảo đảm tất cả các tài liệu quảng bá, tiếp thị phải thống nhất, tương đồng về mầu sắc và hình ảnh. Hệ thống các vật phẩm văn phòng như danh thiếp, bảng hiệu, bao bì… cùng như quà tặng thương hiệu cần được thiết kế theo tông màu chuẩn kèm logo công ty.
Việc áp dụng chuẩn mực về các công văn, giấy tờ, biển biểu…thống nhất về thương hiệu thể hiện tính chuyên nghiệp, sự tôn trọng trong giao dịch (bên ngoài và nội bộ) đồng thời cũng là cách gia tăng giá trị thương hiệu.

2: Giữ chân khách hàng cũ và xác định và phát triển các khách hàng tiềm năng.
a. . Tập trung vào khách hàng hiện tại :
xây dựng và duy trì quan hệ với khách hàng, thúc đẩy họ quay trở lại làm ăn với doanh nghiệp thường xuyên hơn.
b. Xác định và phát triển các khách hàng tiềm năng.
Thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty mới thành lập, các cá nhân kinh doanh buôn bán qua mạng…
c. Tạo ra thị trường mới bằng sản phẩm mới :
xây dựng các mẫu website mới với giao diện đẹp dễ sử dụng và đầy đủ tiện ích… maketing và tiếp thì tốt những sản phẩm mới thông qua website của công ty và các forum #.
3. Chứng minh việc mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ là một sự chọn lựa đúng đắn và an toàn
Khi phải quyết định mua những sản phẩm hay dịch vụ bên ngoài, các khách hàng thưởng rất thận trọng. Hãy chứng minh với họ - những khách hàng mục tiêu rằng việc mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của công ty là một sự lựa chọn an toàn bằng việc xây dựng những chiến dịch tiếp thị có nội dung phong phú. Những chiến dịch như vậy nên bao gồm nhiều phần: ý kiến phản hồi của khách hàng, các thông tin, các bài báo nói về sản phẩm hay dịch vụ, các giấy chứng nhận chất lượng uy tín mà công ty đã đạt được, các hiệp hội mà công ty đã tham gia…
4: Đảm bảo chất lượng sản phẩm và xây dựng niềm tin với khách hàng.
Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng của sản phẩm, giá cả cạnh tranh… các dịch vụ sau bán hàng và các mối quan hệ với khách hàng.
Bước 4: Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch chiến lược.

_ Giai đoạn tổ chức : tổ chức nguồn nhân lực và vật lực để thực hiện chiến lược kinh doanh đã đề ra.
_ Giai đoạn chính sách : phát triển các chính sách có tính chất chức năng để củng cố, chi tiết hơn chiến lược đã chọn.
Bước 5: Đánh giá và kiểm soát kế hoạch.

_ Đánh giá và xác định xem kế hoạch kinh doanh đã đặt ra có phù hợp với mục tiêu của công ty hay không, bổ sung và chỉnh sửa những thiếu sót trong quá trình thực hiện kế hoạch.
_ Lập các kế hoạch dự phòng để đối phó với các sự cố bất ngờ sẩy ra để khi có sự cố thì các nhà quản lý và nhân viên không phải bỏ ra thời gian hay ngân quỹ để đối phó với tình hình mới này.


*Những nguyên nhân thất bại thường gặp khi thực hiện chiến lược.
Ngay cả những kế hoach chiến lược kinh doanh được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cũng có thể đi chệch hướng. Nhà hoạch định chiến lược cần biết các nguyên nhân làm chệch hướng trước khi bắt tay vào hành động để tránh hoặc giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra sau:
• Mở rộng kế hoạch: Trong suốt quá trình thực hiện các kế hoạch hành động một dự án có thể gia tăng về quy mô. Sự gia tăng này làm tiêu hao nguồn lực đã định để thực hiện kế hoach ban đầu. Do đó, itến độ thực hiện kế hoạch ban đầu có thể bị chậm lại, làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh.
• Cắt giảm kế hoạch: Trong quá trình thực hiện, một kế hoạch có thể bị cắt giảm nhằm mục đích giảm chi phí hoặc tăng tốc quy trình thực hiện. Dù những biện pháp như thế có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc, song chúng cũng có thể khiến cho một kế hoạch hành động không đạt được các mục tiêu đã định ban đầu.
• Thiếu nguồn lực: Có thể nhân viên không đủ thời gian để thực hiện các sáng kiến chiến lược vì phải thực hiện những nhiệm vụ thông thường của họ. Đây có thể là kết quả của việc ước tính nguồn lực không chính xác, tăng quy mô dự án hay các ưu tiên cạnh tranh. Dù nguyên nhân là gì đi nữa thì vẫn tồn tại một thực tế: nếu mọi người phải đảm đương quá nhiều việc, nguồn lực sẽ bị hạn chế.
• Thất bại trong phối hợp liên kết: Nhóm mà phòng ban cần hợp tác hay chuyển giao công việc có thể thay đổi kế hoạch vì thế không đáp ứng được các nghĩa vụ mà họ thực hiện cho bạn. Trong nhiều trường hợp, điều này xảy ra vì trưởng nhóm không thể tùy ý sử dụng các nguồn lực cần thiết hoặc có các ưu tiên khác. Cũng có khi sự phối hợp liên kết bị bỏ sót trong giai đoạn lập kế hoạch hành động.
• Có sự chống đối thay đổi: Một chiến lược mới sẽ tạo ra nhiều thay đổi về thế cạnh tranh của một công ty. Nó cũng phá vỡ hiện trạng trong nội bộ tổ chức, tạo ra những người chống đối thay đổi. Họ có thể nhận thấy thay đổi là một mối đe dọa cho sinh kế, bổng lộc, những mối quan hệ xã hội nơi làm việc hay địa vị của họ trong tổ chức. Những người khác biết rằng các kỹ năng chuyên môn của họ có thể được đánh giá không đúng giá trị. Bất cứ khi nào con người nhận thấy mình là kẻ thua cuộc trong một quá trình thay đổi, họ đều muốn kháng cự. Sự kháng cự có thể thụ động, dưới hình thức không tận tâm với mục tiêu và quy trình để đạt được mục tiêu đó; hoặc chủ động dưới hình thức chống đối hay phá hoại trực tiếp.


:m103::m103::m103:
 

songthan

Banned
Joined
Jul 10, 2012
Messages
662
Reactions
310
MR
0.000
M là gà tồ =)) nhưng nếu b muốn nghe góp ý của m thì đọc tiếp:

M thấy b viết như vậy rất chung chung, cty nào cũng đều như vậy cả. b nên nêu và đưa ra những hướng, chiến lược riêng và chi tiết hơn. :dapdau:
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
423,963
Messages
7,135,572
Members
176,437
Latest member
wiggle2782

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom