Công ty CP Công nghệ và Đầu tư Bách Hóa Xanh là công ty con của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán: MWG). Theo phương án tái cấu trúc để huy động vốn, Công ty CP Công nghệ và Đầu tư Bách Hóa Xanh đã mua lại toàn bộ cổ phần của Công ty CP Thương mại Bách Hóa Xanh từ MWG.
Giao dịch sôi độngTuần qua, chỉ số VN-Index tăng 26,8 điểm, lên 1.181,50 điểm. Thanh khoản trên HoSE đạt hơn 70.340 tỷ đồng, giảm hơn 28% so với tuần trước. Chỉ số HNX-Index giảm 0,83 điểm, xuống còn 229,48 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX đạt gần 5.840 tỷ đồng, giảm gần 36% so với tuần trước đó.
Thống kê trên sàn HoSE, khối ngoại mua ròng 17,1 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng tương ứng hơn 585 tỷ đồng. Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng 785.000 đơn vị nhưng tổng giá trị vẫn là bán ròng gần 39 tỷ đồng.
Trên thị trường Upcom, khối ngoại mua ròng 0,76 triệu đơn vị nhưng tổng giá trị vẫn là bán ròng hơn 92 tỷ đồng. Như vậy, tuần giao dịch từ ngày 15 - 19/1, trên toàn thị trường, khối ngoại đã trở lại mua ròng 18,65 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng đạt hơn 454 tỷ đồng.
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc bị quỹ ngoại lướt sóng cổ phiếu.
Nhóm quỹ Dragon Capital bán ra 400.000 cổ phiếu KBC của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc để giảm sở hữu về 4,97% vốn điều lệ và không còn là cổ đông lớn tại Kinh Bắc. Trong đó, quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited bán ra 200.000 cổ phiếu và quỹ Amersham Industries Limited bán ra 200.000 cổ phiếu.
Tuy nhiên, tới ngày 11/1, nhóm quỹ Dragon Capital lại mua ròng 750.000 cổ phiếu để nâng sở hữu lên 5,07% vốn điều lệ và quay trở lại là cổ đông lớn tại Kinh Bắc. Trong đó, quỹ Norges Bank mua vào 1 triệu cổ phiếu KBC và quỹ quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited bán ra 250.000 cổ phiếu KBC.
Ngày 11/1, nhóm quỹ Dragon Capital đã bán ra 165.000 cổ phiếu FRT của Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) để giảm sở hữu về 10,94% vốn điều lệ. Trong đó, quỹ CTBC Vietnam Equity Fund bán ra 150.000 cổ phiếu và quỹ KB Vietnam Focus Balanced Fund bán ra 15.000 cổ phiếu.
Trước đó vào ngày 25/9/2023, nhóm quỹ Dragon Capital đã mua thêm 490.000 cổ phiếu FRT. Ngày 26/10/2023, nhóm quỹ Dragon Capital tiếp tục mua thêm 180.000 cổ phiếu FRT. Đến ngày 19/12/2023, nhóm quỹ Dragon Capital đã mua thêm 50.000 cổ phiếu FRT.
Ông Dương Nhất Nguyên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - mã chứng khoán: VBB) vừa mua thành công 7 triệu cổ phiếu. Sau giao dịch, ông Nguyên đã nâng sở hữu tại Vietbank lên hơn 23 triệu cổ phần, tương đương 4,83% vốn điều lệ. Ước tính, ông Nguyên đã chi gần 80 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ trên.
Vào ngày 9/1, Vietbank đã chốt danh sách cổ đông phát hành thêm hơn 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100:21. Giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian chuyển nhượng quyền mua là từ ngày 16/1 - 21/2. Thời gian đăng ký đặt mua là từ ngày 16/1 - 28/2.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín vừa mua thành công 7 triệu cổ phiếu.
Từ ngày 11/1 - 12/1, bà Nguyễn Thị Tân Hòa, con gái ông Nguyễn Như So - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã chứng khoán: DBC) đã bán ra 1 triệu cổ phiếu DBC, giảm sở hữu về 4.384.977 cổ phần, tương đương 1,8% vốn điều lệ.
Tại thời điểm ngày 30/6/2023, gia đình ông Nguyễn Như So có 6 người trực tiếp sở hữu cổ phần DBC. Trong đó, ông Nguyễn Như So sở hữu 24,16% vốn điều lệ, con gái Nguyễn Thị Tân Hòa sở hữu 2,23% vốn điều lệ, con gái Nguyễn Thu Hiền sở hữu 1,15% vốn điều lệ, con gái Nguyễn Hà Chi sở hữu 0,96% vốn điều lệ. Hai em trai của ông So là các ông Nguyễn Văn Chuyện sở hữu 224 cổ phần và Nguyễn Văn Khương sở hữu 149 cổ phần DBC.
Bách Hóa Xanh tái cấu trúc
Ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG) - đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu để cấu trúc tài chính cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 24/1 - 22/2, theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Nếu giao dịch thành công, ông Quang sẽ giảm sở hữu tại NLG xuống còn 42,45 triệu cổ phần, tương đương 11,03% vốn điều lệ.
Ngoài ra, ông Trần Xuân Ngọc - Tổng Giám đốc NLG - cũng đăng ký bán 300.000 cổ phiếu NLG từ ngày 11/1 - 9/2 theo phương thức thỏa thuận, khớp lệnh. Nếu giao dịch thành công, ông Ngọc sẽ giảm sở hữu xuống còn 484.839 cổ phần NLG.
Công ty CP Công nghệ và Đầu tư Bách Hóa Xanh vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc triển khai kế hoạch huy động vốn thông qua chào bán riêng lẻ cổ phần phổ thông cho các nhà đầu tư tiềm năng. Thời gian huy động vốn dự kiến hoàn tất trong nửa đầu năm 2024.
Bách Hóa Xanh sẽ triển khai kế hoạch huy động vốn thông qua chào bán riêng lẻ cổ phần phổ thông cho các nhà đầu tư tiềm năng.
Mục đích chào bán riêng lẻ cổ phần phổ thông là nhằm phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh nói chung của Bách Hóa Xanh và công ty con . Số lượng cổ phần chào bán dự kiến từ 5% đến tối đa 10% tổng số cổ phần của Bách Hóa Xanh, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn thực tế tại thời điểm huy động vốn.
Bách Hóa Xanh là công ty con của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán: MWG). Theo phương án tái cấu trúc để huy động vốn, Bách Hóa Xanh đã mua lại toàn bộ cổ phần của Công ty CP Thương mại Bách Hóa Xanh từ MWG.
Theo kế hoạch ban đầu, Bách Hóa Xanh sẽ phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư với tỷ lệ chào bán cổ phần tối đa là 20%. Tuy nhiên, với kết quả và dòng tiền tích cực trong năm 2023, công ty không có nhu cầu huy động lên đến 20%.
Trong quý III/2023, chuỗi Bách Hóa Xanh tiếp tục lỗ hơn 246 tỷ đồng và trong nửa đầu năm 2023 lỗ 660 tỷ đồng. Luỹ kế giai đoạn từ 2016 đến nay, Bách Hóa Xanh lỗ gần 8.300 tỷ đồng, trong đó 8.100 tỷ còn có thể chuyển lỗ sang năm sau để bù trừ lợi nhuận (trong vòng 5 năm kể từ ngày phát sinh khoản lỗ).
Về kế hoạch năm 2024, Bách Hóa Xanh dự kiến doanh thu sẽ tăng trưởng khoảng 20% so với năm 2023, trong đó cơ cấu các mặt hàng tươi sống chiếm khoảng 40 - 50%, được đánh giá là tối ưu. Doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng dự kiến đạt khoảng 2 tỷ đồng và kỳ vọng sẽ đạt điểm hòa vốn.
Credit: Duy Quang theo Tiền Phong