Lượng lớn đồng FTM của một "cá voi" bị thanh lý để trả nợ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái blockchain Fantom.
Gần đây, cộng đồng nhà đầu tư Fantom (FTM) xôn xao trên mạng xã hội Reddit và Twitter bởi thông tin một "cá voi" lớn của nền tảng bị thanh lý tài sản. “Chuỗi domino” từ thiệt hại của tài khoản này có thể khiến toàn bộ hệ sinh thái blockchain Fantom sụp đổ.
Cụ thể, một trong những tài khoản giữ nhiều FTM nhất với biệt danh “Roosh” bị thanh lý lượng lớn đồng Fantom vì vỡ nợ. Theo dữ liệu chuỗi khối, Roosh đã mua lượng FTM trị giá khoảng 90 triệu USD vào đầu năm.
Sau đó, "cá voi” này dùng số FTM nêu trên làm tài sản thế chấp trên nền tảng DeFi (tài chính phi tập trung) Scream để vay tiền. Roosh dùng số tiền đi vay mua lượng lớn token Solidly (SOLID), Deus Finance (DEUS) và staking (khóa lấy lãi) trong vòng 4 năm.
Một lượng tiền số lớn của Roosh đã bị thanh lý để trả nợ, tài khoản của "cá voi" này chỉ còn khoảng 13,5 triệu USD.
Tuy nhiên, sự kiện “bố già DeFi” Andre Cronje bỏ việc vào đầu tháng 3 khiến nhiều đồng tiền số thuộc hệ Fantom ảnh hưởng. Đồng thời, cộng hưởng cùng xu hướng đi xuống của thị trường tiền mã hóa thời gian qua, 90 triệu USD đồng FTM ký quỹ của Roosh đã giảm giá trị còn 50 triệu USD. Điều này dẫn đến việc một phần tài sản của người này phải bị thanh lý để trả cho chủ nợ.
Việc nền tảng Scream thanh lý lượng lớn FTM có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái Fantom. Dữ liệu chuỗi khối cho thấy nền tảng DeFi này đã phải bán tháo hơn 40 triệu FTM trong 6 lần để bù lỗ cho khoản vay của Roosh hai ngày qua. Điều này trực tiếp gây ra việc sụt giá đồng FTM, từ 0,9 USD còn 0,65 USD.
Phí giao dịch trên nền tảng Fantom cũng tăng cao bất thường khi các lệnh thanh lý được đưa ra, khiến nhiều nhà đầu tư khác đồng loạt bán tháo tài sản.
Giá FTM có thể tiếp tục giảm nếu “cá voi” này không được cứu bằng cách nạp thêm tiền vào Scream để làm tài sản thế chấp. Dữ liệu từ FTMScan cho thấy tài khoản của Roosh nhận được 2 triệu USD từ Dues Finance vào 29/4 để “chống cháy”. Tuy nhiên, số tiền trên không thể cứu được việc thanh lý FTM đã thế chấp.
Theo dữ liệu từ DeFiLlama, TVL (Total Value Lock) trên Fantom hiện còn 3,96 tỷ USD, giảm 40% so với cách đây một tháng và chia 3 lần kể từ đỉnh 12,8 tỷ USD lập được vào đầu tháng 03/2022, thời điểm Solidly mới ra mắt.
Lượng tài sản khóa trên nền tảng Fantom giảm mạnh thời gian qua. Ảnh: Defillama.
Theo Binance, các nền tảng DeFi cho vay bằng cách yêu cầu người dùng cung cấp một khoản thế chấp bằng tiền số, trong trường hợp này là đồng FTM. Từ lượng tài sản ký quỹ, giao thức sẽ cho vay theo một tỉ lệ nhất định để phòng ngừa thanh lý khi giá tiền số biến động. Nền tảng Scream đánh giá một khoản vay thông qua chỉ số Heath Rate.
Khi giá trị tài sản thế chấp giảm xuống, đến gần khoản cho vay, chỉ số Heath Rate sẽ hạ. Nếu Heath Rate dưới 1, Scream sẽ bắt đầu thanh lý tài sản thế chấp để trả nợ. Hiện tại, tài khoản của Roosh còn 18 triệu FTM (tương đương khoảng 13 triệu USD) và Health Rate 1,17.
Gần đây, cộng đồng nhà đầu tư Fantom (FTM) xôn xao trên mạng xã hội Reddit và Twitter bởi thông tin một "cá voi" lớn của nền tảng bị thanh lý tài sản. “Chuỗi domino” từ thiệt hại của tài khoản này có thể khiến toàn bộ hệ sinh thái blockchain Fantom sụp đổ.
Cụ thể, một trong những tài khoản giữ nhiều FTM nhất với biệt danh “Roosh” bị thanh lý lượng lớn đồng Fantom vì vỡ nợ. Theo dữ liệu chuỗi khối, Roosh đã mua lượng FTM trị giá khoảng 90 triệu USD vào đầu năm.
Sau đó, "cá voi” này dùng số FTM nêu trên làm tài sản thế chấp trên nền tảng DeFi (tài chính phi tập trung) Scream để vay tiền. Roosh dùng số tiền đi vay mua lượng lớn token Solidly (SOLID), Deus Finance (DEUS) và staking (khóa lấy lãi) trong vòng 4 năm.
Một lượng tiền số lớn của Roosh đã bị thanh lý để trả nợ, tài khoản của "cá voi" này chỉ còn khoảng 13,5 triệu USD.
Tuy nhiên, sự kiện “bố già DeFi” Andre Cronje bỏ việc vào đầu tháng 3 khiến nhiều đồng tiền số thuộc hệ Fantom ảnh hưởng. Đồng thời, cộng hưởng cùng xu hướng đi xuống của thị trường tiền mã hóa thời gian qua, 90 triệu USD đồng FTM ký quỹ của Roosh đã giảm giá trị còn 50 triệu USD. Điều này dẫn đến việc một phần tài sản của người này phải bị thanh lý để trả cho chủ nợ.
Việc nền tảng Scream thanh lý lượng lớn FTM có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái Fantom. Dữ liệu chuỗi khối cho thấy nền tảng DeFi này đã phải bán tháo hơn 40 triệu FTM trong 6 lần để bù lỗ cho khoản vay của Roosh hai ngày qua. Điều này trực tiếp gây ra việc sụt giá đồng FTM, từ 0,9 USD còn 0,65 USD.
Phí giao dịch trên nền tảng Fantom cũng tăng cao bất thường khi các lệnh thanh lý được đưa ra, khiến nhiều nhà đầu tư khác đồng loạt bán tháo tài sản.
Giá FTM có thể tiếp tục giảm nếu “cá voi” này không được cứu bằng cách nạp thêm tiền vào Scream để làm tài sản thế chấp. Dữ liệu từ FTMScan cho thấy tài khoản của Roosh nhận được 2 triệu USD từ Dues Finance vào 29/4 để “chống cháy”. Tuy nhiên, số tiền trên không thể cứu được việc thanh lý FTM đã thế chấp.
Theo dữ liệu từ DeFiLlama, TVL (Total Value Lock) trên Fantom hiện còn 3,96 tỷ USD, giảm 40% so với cách đây một tháng và chia 3 lần kể từ đỉnh 12,8 tỷ USD lập được vào đầu tháng 03/2022, thời điểm Solidly mới ra mắt.
Lượng tài sản khóa trên nền tảng Fantom giảm mạnh thời gian qua. Ảnh: Defillama.
Theo Binance, các nền tảng DeFi cho vay bằng cách yêu cầu người dùng cung cấp một khoản thế chấp bằng tiền số, trong trường hợp này là đồng FTM. Từ lượng tài sản ký quỹ, giao thức sẽ cho vay theo một tỉ lệ nhất định để phòng ngừa thanh lý khi giá tiền số biến động. Nền tảng Scream đánh giá một khoản vay thông qua chỉ số Heath Rate.
Khi giá trị tài sản thế chấp giảm xuống, đến gần khoản cho vay, chỉ số Heath Rate sẽ hạ. Nếu Heath Rate dưới 1, Scream sẽ bắt đầu thanh lý tài sản thế chấp để trả nợ. Hiện tại, tài khoản của Roosh còn 18 triệu FTM (tương đương khoảng 13 triệu USD) và Health Rate 1,17.
Theo zingnews