Vitalik Buterin, nhà đồng sáng lập và lãnh đạo tinh thần của Ethereum, đã mừng sinh nhật 30 tuổi vào ngày 31 tháng 1. Đó là ngày mà Buterin gọi là “thời điểm kết thúc tuổi thơ của mình”.
Cho đến nay, Buterin đã đạt được nhiều thành tựu và trở thành một trong những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất trong không gian crypto.
Theo chân Satoshi Nakamoto, Buterin đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình. Để vinh danh nhiều thành tựu của ông, hãy cùng Tạp Chí Bitcoin điểm qua những lý do mà Buterin được cộng đồng yêu thích.
Sứ mệnh của Vitalik khi tạo ra Ethereum là xây dựng một “máy tính thế giới” có thể chạy bất kỳ ứng dụng nào mà con người có khả năng tưởng tượng được. Nhưng trong suốt sự nghiệp của mình, ông không ngừng tập trung chú ý vào các dự án nhằm giải quyết các vấn đề trong thế giới thực.
Buterin đã học về Bitcoin từ cha mình ở tuổi 17. Hiện tại, cả cha mẹ của anh ấy, Dmitry Buterine và Natalia Ameline, đều đang làm việc trong ngành công nghiệp tiền điện tử. Ameline đang giúp xây dựng Ethereum layer-2, Metis.
Vào năm 2011, trong khoảng thời gian được giới thiệu về Bitcoin, Buterin bắt đầu viết về loại tiền điện tử đầu tiên trên ấn phẩm Bitcoin Weekly để tìm hiểu mọi thứ về công nghệ mới nổi.
Vào cuối năm đó, Buterin đồng sáng lập Bitcoin Magazine và trở thành một trong những người viết nhiều nhất, đưa tin và nghĩ ra các ý tưởng về Bitcoin (nhiều ý tưởng hiện vẫn đang được thảo luận), như giới thiệu các hợp đồng thông minh gốc và mở rộng chuỗi thông qua các layer thứ cấp.
Tuy nhiên, trong bài đăng trên blog gần đây, Buterin đã than thở về việc ngành công nghiệp crypto đã trở nên tập trung vào “tiền” như thế nào và muốn tạo ra “Ethereum Cypherpunk” một lần nữa.
Ông lọt vào danh sách Forbes 30 under 30, Fortune 40 under 40, nhận bằng tiến sĩ danh dự và là chủ đề của nhiều tạp chí. Tuy nhiên, Buterin không làm việc này vì tiền hay danh tiếng.
Cùng với Glen Weyl và Zoe Hitzig, Buterin đã giúp phát triển cơ chế phân phối vốn một cách công bằng mà không cần đến người ra quyết định trung tâm, được gọi là quadratic voting. Hiện nay, hệ thống này đang hoạt động trên nhiều loại tiền điện tử, đặc biệt là trong ứng dụng phi tập trung Gitcoin, nơi cung cấp vốn cho hàng hóa công cộng.
Vào năm 2021, trong đợt bùng phát đầu tiên của “dog token”, nhóm phát triển Shiba Inu đã gửi cho Buterin khoảng 5% nguồn cung SHIB đang lưu hành trong một nỗ lực quảng bá dự án một cách trắng trợn. Buterin đã quyết định quyên góp số tiền đó, trị giá hơn 1 tỷ USD, cho quỹ cứu trợ Crypto Covid của Ấn Độ.
Mặc dù sinh ra tại Nga, Buterin đã lên tiếng phản đối cuộc xâm lược Ukraine của đất nước này, thậm chí còn tweet rằng: “Ethereum là mạng lưới trung lập, nhưng tôi thì không” vào ngày đầu tiên Nga triển khai cuộc xâm lược.
Buterin có giọng nói mang âm sắc riêng, với cách diễn đạt độc đáo. Ông cũng không ngại “pha trò” như biểu diễn “Điệu nhảy Badger” tại lễ khai mạc Edcon 2018 ở Toronto, Canada.
Ông là người thường xuyên sử dụng các ứng dụng phi tập trung, từ các ứng dụng truyền thông như Farcaster đến các giao thức quyên góp như Gitcoin.
Ngoài việc tạo ra Ethereum, Buterin còn có những đóng góp cho một số dự án cấp tiến hơn, bao gồm cả DarkWallet được cho là có khả năng chống kiểm duyệt của Cody Wilson. Ông cũng thường đưa ra ý tưởng nếu không có thời gian xây dựng chúng, chẳng hạn như Uniswap, sàn giao dịch phi tập trung lớn nhất.
Sau cuộc tấn công DAO khét tiếng, Buterin ban đầu ủng hộ soft-fork của Ethereum, để blockchain không bị phân tách. Theo thời gian, do những thách thức kỹ thuật, cộng đồng đã chọn “hard-fork”, dẫn đến hai phiên bản là Ethereum và Ethereum Classic ra đời.
Thời điểm này có ý nghĩa quan trọng đối với không gian crypto, bởi vì nó cho thấy rằng người dùng vẫn có có tiếng nói trong cách phát triển một dự án.
Dòng tweet này đã giúp lấy lại phần nào niềm tin cho dự án đối thủ. Ông đã không nhận cơ hội để “đánh bật” đối thủ mà thay vào đó lại ra tay giúp đỡ.
Với việc nhà sáng lập Bitcoin, Satoshi Nakamoto rời đi, Buterin được xem là một trong những nhà phát triển chủ chốt để duy trì đặc tính phi tập trung, chống kiểm duyệt và tính trung lập đáng tin cậy cho không gian crypto.
Ông đã phải đối mặt với nhiều công việc khó khăn để thu hút sự chú ý trong khi xây dựng công nghệ được nhiều tổ chức quyền lực nhất hiện nay sử dụng, với mục tiêu của các công nghệ mã nguồn mở và truy cập mở là mang lại lợi ích cho thế giới.
Credit: Việt Cường
Cho đến nay, Buterin đã đạt được nhiều thành tựu và trở thành một trong những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất trong không gian crypto.
Theo chân Satoshi Nakamoto, Buterin đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình. Để vinh danh nhiều thành tựu của ông, hãy cùng Tạp Chí Bitcoin điểm qua những lý do mà Buterin được cộng đồng yêu thích.
Là người tài năng, thẳng thắng, thực tế, khiêm tốn và đam mê Bitcoin
Vào năm 2017, khi ở đỉnh cao của sự bùng nổ ICO, với tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử chạm mốc 500 tỷ USD, Buterin đã đặt ra câu hỏi về các ICO lớn nhất vào thời điểm đó, cho rằng chúng không hề không mang lại bất kỳ giá trị nào.Sứ mệnh của Vitalik khi tạo ra Ethereum là xây dựng một “máy tính thế giới” có thể chạy bất kỳ ứng dụng nào mà con người có khả năng tưởng tượng được. Nhưng trong suốt sự nghiệp của mình, ông không ngừng tập trung chú ý vào các dự án nhằm giải quyết các vấn đề trong thế giới thực.
Buterin đã học về Bitcoin từ cha mình ở tuổi 17. Hiện tại, cả cha mẹ của anh ấy, Dmitry Buterine và Natalia Ameline, đều đang làm việc trong ngành công nghiệp tiền điện tử. Ameline đang giúp xây dựng Ethereum layer-2, Metis.
Vào năm 2011, trong khoảng thời gian được giới thiệu về Bitcoin, Buterin bắt đầu viết về loại tiền điện tử đầu tiên trên ấn phẩm Bitcoin Weekly để tìm hiểu mọi thứ về công nghệ mới nổi.
Vào cuối năm đó, Buterin đồng sáng lập Bitcoin Magazine và trở thành một trong những người viết nhiều nhất, đưa tin và nghĩ ra các ý tưởng về Bitcoin (nhiều ý tưởng hiện vẫn đang được thảo luận), như giới thiệu các hợp đồng thông minh gốc và mở rộng chuỗi thông qua các layer thứ cấp.
Tuy nhiên, trong bài đăng trên blog gần đây, Buterin đã than thở về việc ngành công nghiệp crypto đã trở nên tập trung vào “tiền” như thế nào và muốn tạo ra “Ethereum Cypherpunk” một lần nữa.
Ông lọt vào danh sách Forbes 30 under 30, Fortune 40 under 40, nhận bằng tiến sĩ danh dự và là chủ đề của nhiều tạp chí. Tuy nhiên, Buterin không làm việc này vì tiền hay danh tiếng.
Cùng với Glen Weyl và Zoe Hitzig, Buterin đã giúp phát triển cơ chế phân phối vốn một cách công bằng mà không cần đến người ra quyết định trung tâm, được gọi là quadratic voting. Hiện nay, hệ thống này đang hoạt động trên nhiều loại tiền điện tử, đặc biệt là trong ứng dụng phi tập trung Gitcoin, nơi cung cấp vốn cho hàng hóa công cộng.
Hào phóng, có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng
Buterin đã thực hiện nhiều khoản quyên góp từ thiện trong những năm gần đây, bao gồm cả các hoạt động vì sự an toàn của AI, nghiên cứu về tuổi thọ của con người và những mối quan tâm thiết thực khác.Vào năm 2021, trong đợt bùng phát đầu tiên của “dog token”, nhóm phát triển Shiba Inu đã gửi cho Buterin khoảng 5% nguồn cung SHIB đang lưu hành trong một nỗ lực quảng bá dự án một cách trắng trợn. Buterin đã quyết định quyên góp số tiền đó, trị giá hơn 1 tỷ USD, cho quỹ cứu trợ Crypto Covid của Ấn Độ.
Mặc dù sinh ra tại Nga, Buterin đã lên tiếng phản đối cuộc xâm lược Ukraine của đất nước này, thậm chí còn tweet rằng: “Ethereum là mạng lưới trung lập, nhưng tôi thì không” vào ngày đầu tiên Nga triển khai cuộc xâm lược.
Biết cách thu hút người đối diện
Cho dù đó là chiếc áo phông hình kỳ lân, bộ vest thông thường hay một cặp mắt kính, Vitalik chắc chắn biết cách thu hút ánh nhìn của mọi người.Buterin có giọng nói mang âm sắc riêng, với cách diễn đạt độc đáo. Ông cũng không ngại “pha trò” như biểu diễn “Điệu nhảy Badger” tại lễ khai mạc Edcon 2018 ở Toronto, Canada.
Luôn ủng hộ sự đổi mới trong không gian
Ethereum không chỉ được thiết kế để mở và có sẵn cho bất kỳ ai có kết nối internet, Buterin còn liên tục nghĩ cách giảm phí, tăng quyền truy cập và trợ cấp sử dụng.Ông là người thường xuyên sử dụng các ứng dụng phi tập trung, từ các ứng dụng truyền thông như Farcaster đến các giao thức quyên góp như Gitcoin.
Ngoài việc tạo ra Ethereum, Buterin còn có những đóng góp cho một số dự án cấp tiến hơn, bao gồm cả DarkWallet được cho là có khả năng chống kiểm duyệt của Cody Wilson. Ông cũng thường đưa ra ý tưởng nếu không có thời gian xây dựng chúng, chẳng hạn như Uniswap, sàn giao dịch phi tập trung lớn nhất.
Sau cuộc tấn công DAO khét tiếng, Buterin ban đầu ủng hộ soft-fork của Ethereum, để blockchain không bị phân tách. Theo thời gian, do những thách thức kỹ thuật, cộng đồng đã chọn “hard-fork”, dẫn đến hai phiên bản là Ethereum và Ethereum Classic ra đời.
Thời điểm này có ý nghĩa quan trọng đối với không gian crypto, bởi vì nó cho thấy rằng người dùng vẫn có có tiếng nói trong cách phát triển một dự án.
Nâng đỡ đối thủ cạnh tranh
Khi Solana gặp rắc rối sau sự sụp đổ của FTX và Sam Bankman-Fried, những người từng gắn bó chặt chẽ với hệ sinh thái blockchain này, Buterin đã tweet: “những người thông minh nói với tôi rằng, Solana có một cộng đồng nhà phát triển thông minh và nghiêm túc, và giờ đây khi những kẻ “phá hoại” đã rời đi, dự án này sẽ có một tương lai tươi sáng”.Dòng tweet này đã giúp lấy lại phần nào niềm tin cho dự án đối thủ. Ông đã không nhận cơ hội để “đánh bật” đối thủ mà thay vào đó lại ra tay giúp đỡ.
Với việc nhà sáng lập Bitcoin, Satoshi Nakamoto rời đi, Buterin được xem là một trong những nhà phát triển chủ chốt để duy trì đặc tính phi tập trung, chống kiểm duyệt và tính trung lập đáng tin cậy cho không gian crypto.
Ông đã phải đối mặt với nhiều công việc khó khăn để thu hút sự chú ý trong khi xây dựng công nghệ được nhiều tổ chức quyền lực nhất hiện nay sử dụng, với mục tiêu của các công nghệ mã nguồn mở và truy cập mở là mang lại lợi ích cho thế giới.
Credit: Việt Cường