Meta dọa đóng Facebook, Instagram tại châu Âu

Meta đưa ra cảnh báo do lo ngại luật châu Âu có thể yêu cầu dữ liệu người dùng chỉ được lưu giữ, xử lý trên máy chủ đặt tại đây.

Trong báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Mỹ, Meta tuyên bố việc truyền dữ liệu giữa các quốc gia hoặc khu vực là "quan trọng đối với hoạt động" của mạng xã hội. Công ty chia sẻ nỗi lo khi không thể chuyển dữ liệu giữa Mỹ và các nước ở châu Âu, có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ cũng như khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo.

Tháng 8/2020, Meta nhận được dự thảo từ Ủy ban bảo vệ dữ liệu Ireland (IDPC), trong đó tuyên bố việc chuyển dữ liệu của Meta giữa Mỹ và châu Âu là vi phạm Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) và phải cấm. Dù mới là dự thảo, công ty sở hữu Facebook, Instagram vẫn lo ngại quyết định cuối cùng có thể được ban hành vào nửa đầu năm 2022.

Ủy ban châu Âu có danh sách Các điều khoản tiêu chuẩn trong hợp đồng (SCC) liên quan đến truyền tải dữ liệu quốc tế. Trong trường hợp khung quy định mới được ban hành, Meta không thể tiếp tục cung cấp các sản phẩm mạng xã hội của mình tại đây, bao gồm cả Facebook và Instagram. "Chúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng và gây bất lợi đến tình hình kinh doanh và tài chính của công ty", báo cáo của Meta có đoạn.

Sở hữu lượng người dùng, dữ liệu và lượt truy xuất dữ liệu khổng lồ nhưng Facebook không đặt trung tâm dữ liệu ở quá nhiều nơi. Phần lớn chúng đều đang ở tại Mỹ.

1200-mark-zukerberg-meta-6291-1644257897[1].jpg

CEO Mark Zuckerberg trong sự kiện công bố Meta.

Ngoài rắc rối liên quan đến máy chủ dữ liệu, Facebook cũng như nhóm Big Tech gần đây liên tục phải đối mặt với các động thái cứng rắn từ giới chức châu Âu. Nhiều nhà hoạch định chính sách và lập pháp của EU cho rằng phải có hành động mạnh mẽ với mục tiêu siết các dịch vụ truyền thông xã hội. Theo dự luật, EU sẽ yêu cầu các nền tảng công nghệ lớn phải tìm kiếm các giải pháp và giảm thiểu rủi ro từ nội dung bất hợp pháp. Nếu không, những công ty đứng sau phải đối mặt với khoản tiền phạt nặng nề.

Tại Anh, các nhà lập pháp đang xem xét dự luật về an toàn trực tuyến, trong đó cơ quan quản lý có thể đưa ra mức phạt 10% doanh thu toàn cầu hàng năm của công ty vi phạm. Chính phủ các quốc gia thành viên EU cũng đang thảo luận bộ quy tắc chung cho Big Tech.

Theo một số nhà lập pháp, sau khi tham khảo tài liệu nội bộ của Facebook, dự luật truyền thông xã hội mới của EU sẽ được mở rộng hơn so với hiện tại. Ví dụ, Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) đề xuất nên xử lý nội dung có hại tiềm ẩn, nhưng sẽ được điều chỉnh để tập trung nhiều hơn vào cách các công ty đề xuất và truyền bá nội dung.

Theo vnexpress​
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
425,008
Messages
7,149,730
Members
177,539
Latest member
99betvisacom
Back
Top Bottom