Người phụ nữ 69 tuổi đầu tư Bitcoin lãi 100 lần sau 8 năm, nhưng ngân hàng không cho rút vì không xác định được nguồn gốc số tiền.
Esther Freeman (69 tuổi) cho biết mua số Bitcoin trị giá 10 nghìn NIS (khoảng 73 triệu đồng) vào năm 2013. Tháng 7/2020, bà có ý định chuyển lại số Bitcoin này thành "tiền thông thường" để sử dụng. Tuy nhiên, yêu cầu của bà Esther đã bị một ngân hàng tại Israel từ chối. Đến nay, số Bitcoin nói trên trị giá gần 1 triệu NIS, tức đã tăng giá gần 100 lần. Bà Esther có nguy cơ mất trắng số tiền trên vì không có cách nào rút ra.
Esther Freeman cho biết đã mua Bitcoin theo lời khuyên từ các con cháu. Ảnh: Haim Hornstein
Ngân hàng Hapoalim, nơi bà Esther mở tài khoản, không thể xác minh được đường đi của số tiền này, vì vậy không thể thực hiện yêu cầu của bà.
"Các đặc tính của tiền ảo cho phép chúng được chuyển một cách ẩn danh và không bị giám sát. Điều này vi phạm các quy định về tài chính nhằm chống lại nạn rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố", đại diện ngân hàng cho biết.
Bà Esther Freeman cho rằng câu trả lời này "không thể chấp nhận". Theo Esther, bà và gia đình là khách hàng của ngân hàng Hapoalim hàng chục năm nay, vì vậy ngân hàng có thể hiểu rõ bà là người như thế nào, và hoàn toàn không có động cơ để rửa tiền.
Trong diễn biến mới nhất, bà đã thuê luật sư và khởi kiện ngân hàng này. Các lý lẽ được phía Esther đưa ra cho rằng số Bitcoin nói trên được bà lưu trữ tại một số địa chỉ ví khác nhau, và sau đó không có bất cứ giao dịch nào được thực hiện. Dẫn ý kiến từ chuyên gia, bà cho biết số tiền 10 nghìn NIS mà bà đầu tư năm 2013 là số tiền nhỏ và không tạo ra các nguy cơ rửa tiền đáng lo ngại.
"Esther Freeman là một khách hàng tư nhân có công việc và thu nhập cố định, không kinh doanh tiền kỹ thuật số để kiếm sống. Bà cũng đã giữ tài khoản ngân hàng trong 40 năm và chưa bao giờ bị nghi ngờ vì bất kỳ hành vi phạm tội nào", luật sư của Esther nói.
Ngoài ra, các luật sư của bà Esther cũng cho rằng các giao dịch liên quan đến tiền điện tử hiện nay đã được hàng trăm triệu người trên khắp thế giới sử dụng, trong đó có nhiều tổ chức tài chính lớn. Hành động của ngân hàng Hapoalim là lạm dụng các quy định để gây khó khăn cho người dùng.
Đáp lại, ngân hàng Hapoalim cho rằng có sự bất thường trong việc sở hữu Bitcoin của bà Esther, khi số Bitcoin này không được giữ nguyên trong một ví, mà được chuyển sang một số ví khác nhau. Để được rút tiền, Hapoalim cho rằng bà cần làm rõ mục đích chuyển Bitcoin giữa các ví, cũng như đưa ra các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật Israel, khi đó mới có thể cho khách hàng nhận tiền.
Esther Freeman (69 tuổi) cho biết mua số Bitcoin trị giá 10 nghìn NIS (khoảng 73 triệu đồng) vào năm 2013. Tháng 7/2020, bà có ý định chuyển lại số Bitcoin này thành "tiền thông thường" để sử dụng. Tuy nhiên, yêu cầu của bà Esther đã bị một ngân hàng tại Israel từ chối. Đến nay, số Bitcoin nói trên trị giá gần 1 triệu NIS, tức đã tăng giá gần 100 lần. Bà Esther có nguy cơ mất trắng số tiền trên vì không có cách nào rút ra.
Esther Freeman cho biết đã mua Bitcoin theo lời khuyên từ các con cháu. Ảnh: Haim Hornstein
Ngân hàng Hapoalim, nơi bà Esther mở tài khoản, không thể xác minh được đường đi của số tiền này, vì vậy không thể thực hiện yêu cầu của bà.
"Các đặc tính của tiền ảo cho phép chúng được chuyển một cách ẩn danh và không bị giám sát. Điều này vi phạm các quy định về tài chính nhằm chống lại nạn rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố", đại diện ngân hàng cho biết.
Bà Esther Freeman cho rằng câu trả lời này "không thể chấp nhận". Theo Esther, bà và gia đình là khách hàng của ngân hàng Hapoalim hàng chục năm nay, vì vậy ngân hàng có thể hiểu rõ bà là người như thế nào, và hoàn toàn không có động cơ để rửa tiền.
Trong diễn biến mới nhất, bà đã thuê luật sư và khởi kiện ngân hàng này. Các lý lẽ được phía Esther đưa ra cho rằng số Bitcoin nói trên được bà lưu trữ tại một số địa chỉ ví khác nhau, và sau đó không có bất cứ giao dịch nào được thực hiện. Dẫn ý kiến từ chuyên gia, bà cho biết số tiền 10 nghìn NIS mà bà đầu tư năm 2013 là số tiền nhỏ và không tạo ra các nguy cơ rửa tiền đáng lo ngại.
"Esther Freeman là một khách hàng tư nhân có công việc và thu nhập cố định, không kinh doanh tiền kỹ thuật số để kiếm sống. Bà cũng đã giữ tài khoản ngân hàng trong 40 năm và chưa bao giờ bị nghi ngờ vì bất kỳ hành vi phạm tội nào", luật sư của Esther nói.
Ngoài ra, các luật sư của bà Esther cũng cho rằng các giao dịch liên quan đến tiền điện tử hiện nay đã được hàng trăm triệu người trên khắp thế giới sử dụng, trong đó có nhiều tổ chức tài chính lớn. Hành động của ngân hàng Hapoalim là lạm dụng các quy định để gây khó khăn cho người dùng.
Đáp lại, ngân hàng Hapoalim cho rằng có sự bất thường trong việc sở hữu Bitcoin của bà Esther, khi số Bitcoin này không được giữ nguyên trong một ví, mà được chuyển sang một số ví khác nhau. Để được rút tiền, Hapoalim cho rằng bà cần làm rõ mục đích chuyển Bitcoin giữa các ví, cũng như đưa ra các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật Israel, khi đó mới có thể cho khách hàng nhận tiền.
Theo vnexpress