Kim Ung-yong, người Hàn Quốc hiện vẫn nắm giữ kỷ lục thế giới về chỉ số thông minh, đã lựa chọn một cuộc sống khác so với kỳ vọng của giới truyền thông.
"Tại sao lại gọi hạnh phúc của tôi là thất bại?"
Mọi người sẽ nghĩ sao nếu cậu bé thiên tài Jonathon Rader, 16 tháng tuổi, có khả năng chơi rất nhiều loại nhạc cụ khác nhau nhưng lại quyết định không theo đuổi sự nghiệp của một nhạc sĩ? Câu trả lời mà nhiều người đã nghĩ tới: “Như vậy là thất bại” và đây cũng là cảm nhận chung của dư luận về trường hợp Kim Ung-yong, người đàn ông 48 tuổi sống ở Hàn Quốc. Ông được sách kỷ lục thế giới Guinness ghi nhận là người có chỉ số thông minh (IQ) cao nhất, 210.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD]
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="align: center"]Kim Ung-yong, người có chỉ số IQ cao nhất thế giới (210)[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với tờ
Korea Herald, ông Kim cho biết: “Tôi được nhiều người biết đến với chỉ số IQ cao. Ngay từ năm bốn tuổi, tôi đã giải được nhiều bài toán hóc búa. Rõ ràng, các phương tiện truyền thông mặc định rằng tôi chắc chắn sẽ chọn làm việc tại phòng kế hoạch kinh doanh thuộc Tập đoàn Phát triển Chungbuk danh tiếng. Dư luận kỳ vọng tôi trở thành một quan chức cao cấp trong chính phủ hay trong một công ty tầm cỡ. Nhưng tôi không nghĩ chỉ vì tôi không chọn trở thành người như dư luận mong muốn mà họ lại gọi tôi là kẻ thất bại”.
Với Kim Ung-yong, cuộc sống của ông cho tới thời điểm này là một thành công lớn. Nhưng giới truyền thông vẫn “kiên quyết” gọi ông là “thiên tài thất bại”, nhất là khi Kim quyết định rời NASA, vào học một trường đại học ngoài Seoul và trở thành một nhân viên bình thường. Nhớ lại thời gian đó, ông Kim vẫn còn cảm thấy cay đắng: “Tôi cố gắng nói với mọi người rằng tôi hạnh phúc với cuộc sống hiện tại, với con người tôi hiện tại. Tại sao mọi người lại gọi hạnh phúc của tôi là thất bại?”.
[TABLE="width: 470, align: center"]
[TR]
[TD][TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD]
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Nói thành thạo khi 6 tháng tuổi, cậu bé Kim đã giải bài toán khó trên truyền hình Nhật năm 4 tuổi.[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
[/TD]
[TD][TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD]
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Cậu bé Kim còn là sinh viên khách mời giờ vật lý tại trường Đại học Hanyang Hàn Quốc từ năm 4 tuổi tới năm 7 tuổi.[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Cuộc sống xa xứ và quyết định trở về
Được Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ NASA mời vào làm việc khi mới tám tuổi, ông Kim gắn bó với công việc này suốt mười năm. Nhưng với ông, đây là những năm tháng cô độc và đáng buồn. “Thời điểm đó, tôi sống chẳng khác gì một cỗ máy. Tôi thức dậy, giải quyết những công việc được giao hàng ngày, ăn, ngủ và cứ thế. Tôi thực sự không biết tôi đang làm gì. Tôi vô cùng đơn độc và không có lấy một người bạn”.
Với mong muốn được ở bên phụng dưỡng mẹ, ông Kim đã quyết tâm trở về Hàn Quốc. Đúng như dự đoán, các phương tiện truyền thông đua nhau đưa tin về sự trở về của ông.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD]
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Năm 8 tuổi, Kim được mời tới làm việc ở NASA và ông lấy bằng tiến sĩ khi mới 15 tuổi.
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
“Tôi cảm thấy quá mệt mỏi và chán nản khi lại trở thành trung tâm của sự chú ý một lần nữa. Tôi tự thấy mình chẳng khác gì con khỉ trong vườn thú”, ông Kim nhớ lại. “Khi đó, còn chưa hề có Twitter hay chat nên báo giấy có quyền lực lớn lắm. Tôi đoán rằng những bài báo viết xấu về tôi nhiều tới nỗi đã có người gọi tôi là “kẻ tâm thần” khi suốt ngày trốn trong phòng. Tôi thực sự muốn tránh mọi sự chú ý hướng về tôi”.
Trong khi đó, một khó khăn khác xuất hiện. Muốn kiếm được việc làm ở Hàn Quốc, phải có bằng tốt nghiệp tiểu học, cấp hai, cấp ba. “Tôi chẳng có bằng cấp gì cả nên phải bắt đầu mọi thứ từ con số không”. Trên thực tế, ông Kim không hề gặp trở ngại gì bởi ông nhanh chóng lấy được các bằng trên chỉ trong chưa đầy hai năm.
“Sau đó, tôi muốn học đại học thay vì đi làm luôn. Tôi muốn đăng ký vào trường có bạn bè cùng tuổi tôi và không ở Seoul bởi như thế, tôi sẽ ít bị để ý hơn”, ông Kim tâm sự. “Ở trường, tôi sống cuộc sống năm thứ nhất như một học sinh tiểu học, năm thứ hai như một học sinh trung học, năm thứ ba như một học sinh phổ thông và năm cuối như một sinh viên bình thường. Tôi coi cuộc sống như vậy là thành công. Không có nhiều người làm được những điều họ thực sự muốn làm nhưng tôi lại có cơ hội đó. Với tôi, như thế là hạnh phúc rồi”.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD]
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]"Tôi hài lòng với cuộc sống hiện có!", Kim Ung-yong, hiện là một kỹ sư xây dựng bình thường, tâm sự.
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Bất chấp vô vàn nỗ lực để né tránh giới truyền thông trong những năm qua, ông Kim lại một lần nữa bị tổn thương khi xuất hiện bài báo viết về cậu bé vào đại học khi mới chín tuổi. Trong bài báo, ông Kim được nhắc tới như một “tấm gương thất bại”. “Câu chuyện đề cập đến tôi như thể tôi đã nêu gương xấu cho các cậu bé. Họ thậm chí còn khuyến cáo rằng bọn trẻ không nên lựa chọn như tôi.
Thực ra, mọi người đã đặt quá nhiều ý nghĩa cho hai từ IQ. Không tí người cho rằng chỉ số IQ cao đồng nghĩa với quyền lực to lớn. Nhưng điều đó không đúng. Hãy nhìn tôi xem, tôi không có khả năng âm nhạc, cũng chẳng xuất sắc trong các môn thể thao. Có chỉ số IQ cao chỉ là một yếu tố khác trong tài năng của con người. Tôi chỉ giỏi tập trung, có thể nói được bốn ngoại ngữ: Pháp, Đức, Nhật, Anh nhưng giờ đây, tôi không phát âm trôi chảy như trước nữa. IQ cao không có nghĩa là trí nhớ bất diệt. Xã hội không nên đánh giá bất cứ ai dựa trên những tiêu chuẩn một chiều như thế. Tất cả mọi người đều có trình độ học vấn, khả năng, niềm đam mê, hi vọng khác nhau mà chúng ta nên trân trọng”.
[TABLE="width: 470, align: center"]
[TR]
[TD]
Tiến sĩ Kim Ung-Yong, sinh năm 1962, là con trưởng trong một gia đình có năm người con. Bố ông là giáo sư vật lý ở trường đại học Geonguk, trong khi mẹ ông là giáo sư y khoa ở Đại học Nữ Ewha. Không chỉ học giỏi, bố mẹ Kim còn có điểm chung là cùng sinh vào một thời điểm: 11h00'' ngày 23 tháng 5 năm 1934. Nhiều người cho rằng vì quá đặc biệt như vậy nên ông bà đã sinh ra một thần đồng.
Từ khi ba tuổi, cậu bé Kim đã được mời đến nghe giảng vật lý tại Đại học Hanyang. Năm lên bốn tuổi, Kim đọc thông thạo tiếng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Anh. Cùng năm này, cậu bé đã biểu diễn tài năng tính toán cực nhanh trên Đài Truyền hình Tokyo (giải các bài toán phức tạp về vi phân và tích phân). Vào sinh nhật năm tuổi, Kim đã giải được trọn vẹn các bài toán phức tạp của nhân loại.
Năm bảy tuổi, sau khi kết thúc bốn năm nghe giảng ở Đại học Hanyang, cậu bé Kim Ung-Yong được Tổ chức hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) mời đến nước Mỹ. Kim đã hoàn thành chương trình đại học và thậm chí còn lấy cả bằng tiến sĩ vật lý tại Đại học bang Colorado trước khi tròn 15 tuổi.
Theo ANHP
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Hải Linh
Theo KH
http://www.go.vn/news/616-14203/chuyen-dong/noi-buon-cua-nguoi-co-iq-cao-nhat-hanh-tinh.htm