RSI (Relative Strength Index) là một trong những công cụ chỉ báo đơn giản và được dùng phổ biến với nhiều anh em trader.
Anh em có thể dùng RSI để đưa ra quyết định giao dịch hoặc kết hợp nó với những công cụ khác như MACD, BB, MA… Trong phần này, mình sẽ giới thiệu & hướng dẫn cách sử dụng RSI một cách đơn giản nhất.
Xem thêm: Phân tích kỹ thuật chứng khoán cơ bản
RSI có tên tiếng việt là chỉ báo sức mạnh tương đối.
RSI là một loại chỉ báo dao động (oscillator) được phát triển bởi tiến sĩ J. Welles Wilders. RSI được giới thiệu trong quyển sách của ông năm 1978 – “New Concepts In Technical Trading Systems”.
Về mặt công thức tính toán thì RSI được tính bằng:
Trong đó: RS là tỷ số giữa giá trị trung bình của x chu kỳ có giá đóng cửa tăng chia cho x chu kỳ có giá đóng cửa giảm.
Theo công thức trên RSI sẽ dao động từ 0 – 100.
Nếu như RSI (14) = 20 thì chúng ta có thể suy ra RS = 4, dựa vào công thức ở trên thì chúng ta có thể suy ra giá trị trung bình của 14 chu kỳ có giá đóng cửa tăng sẽ gấp 4 lần giá trị trung bình của 14 chu kỳ có giá đóng cửa giảm.
Trái lại nếu RSI (14) = 80 thì chúng ta có thể suy ra giá trị trung bình của 14 chu kỳ có giá đóng cửa giảm sẽ gấp 4 lần giá trị trung bình của 14 chu kỳ có giá đóng cửa tăng
Ngày nay ở phần lớn nền tảng cung cấp chart thì x chu kỳ thường mặc định là 14 và vùng quá mua, quá bán tương ứng là trên 70 và dưới 30. Anh em có thể tùy chỉnh những con số để phù hợp cho Trading Systems của mình.
Cách sử dụng nguyên thủy nhất của RSI đó là:
Thật ra không có con số nào là đúng cho tất cả thị trường. Vùng quá bán và vùng quá mua anh em có thể tùy chỉnh con số phù hợp cho từng bối cảnh khác nhau của thị trường.
Đối với mình, mình thường tùy chỉnh vùng quá mua và quá bán tùy vào bối cảnh của thị trường.
Đối với thị trường mình cho là đang trong bối cảnh Downtrend thì vùng quá bán mình thiết lập là 20 và vùng quá mua là 20.
Ngược lại đối với thị trường mình cho là đang trong bối cảnh Uptrend thì vùng quá bán mình thiết lập là 40 và vùng quá mua là 80.
VD 1: Anh em có thể chú ý Chart D1 BTC/USDT.
Bằng 1 số cách khác mình xác định Trend Daily của BTC đang ở trong giai đoạn Downtrend nên mình sẽ tùy chỉnh vùng quá bán là 20 và vùng quá mua là 60.
Anh em có thể thấy trong hình giá rớt trong vùng 8070 – 7800 làm cho RSI rớt xuống vùng quá bán (RSI (14) < 20). Theo dấu hiệu anh em có thể cân nhắc mua vào ở vùng 8000 – 7800.
Giá sau đó tiếp tục Sideway một thời gian tạo một False breakout rồi bật lên vùng giá 10300 – 9200 làm cho RSI rơi vào vùng quá mua (RSI (14) > 60). Theo tín hiệu anh em có thể cân nhắc bán ra ở vùng giá này.
VD 2: Một ví dụ khác anh em có thể chú ý Chart 1D Atom/BTC.
Bằng 1 số cách khác mình xác định Trend Daily của ATOM đang ở trong thời kỳ Uptrend nên mình sẽ tùy chỉnh vùng quá bán là 80 và vùng quá mua là 40.
Anh em cũng cân nhắc là vùng quá mua, quá bán chỉ là vùng giá giúp chúng ta cân nhắc để mua vào hay bán ra không nên cứng nhắc kiểu “xuống RSI xuống 40 tôi sẽ mua vào và RSI cắt lên 80 tôi sẽ bán ra”.
Ở trên hình thì giá không chạm vùng RSI 40 đã quay đầu tăng giá rồi phá luôn đỉnh cũ.
Đây là cách đơn giản nhất khi anh em sử dụng RSI và thường nó đưa ra rất nhiều tín hiệu vùng mua bán không quá đẹp. Anh em nên cân nhắc kết hợp thêm 1 số Indicators khác, hỗ trợ – kháng cự, Trendline… để tìm vùng giá đẹp vào lệnh với tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận hợp lý.
Ngoài “vùng quá mua và quá bán” RSI còn có tín hiệu giao dịch theo phân kỳ mà mình sẽ chia sẻ ở phần sau của bài viết.
Anh em có thể dùng RSI để đưa ra quyết định giao dịch hoặc kết hợp nó với những công cụ khác như MACD, BB, MA… Trong phần này, mình sẽ giới thiệu & hướng dẫn cách sử dụng RSI một cách đơn giản nhất.
Xem thêm: Phân tích kỹ thuật chứng khoán cơ bản
Định nghĩa
RSI có tên tiếng việt là chỉ báo sức mạnh tương đối.
RSI là một loại chỉ báo dao động (oscillator) được phát triển bởi tiến sĩ J. Welles Wilders. RSI được giới thiệu trong quyển sách của ông năm 1978 – “New Concepts In Technical Trading Systems”.
Công thức
Về mặt công thức tính toán thì RSI được tính bằng:
RSI = 100/(1+RS)
Trong đó: RS là tỷ số giữa giá trị trung bình của x chu kỳ có giá đóng cửa tăng chia cho x chu kỳ có giá đóng cửa giảm.
Ý nghĩa
Theo công thức trên RSI sẽ dao động từ 0 – 100.
Nếu như RSI (14) = 20 thì chúng ta có thể suy ra RS = 4, dựa vào công thức ở trên thì chúng ta có thể suy ra giá trị trung bình của 14 chu kỳ có giá đóng cửa tăng sẽ gấp 4 lần giá trị trung bình của 14 chu kỳ có giá đóng cửa giảm.
Trái lại nếu RSI (14) = 80 thì chúng ta có thể suy ra giá trị trung bình của 14 chu kỳ có giá đóng cửa giảm sẽ gấp 4 lần giá trị trung bình của 14 chu kỳ có giá đóng cửa tăng
Ngày nay ở phần lớn nền tảng cung cấp chart thì x chu kỳ thường mặc định là 14 và vùng quá mua, quá bán tương ứng là trên 70 và dưới 30. Anh em có thể tùy chỉnh những con số để phù hợp cho Trading Systems của mình.
Cách sử dụng RSI trong giao dịch
Cách sử dụng nguyên thủy nhất của RSI đó là:
- Mua vào khi RSI cắt xuống và vượt qua mức quá bán.
- Bán ra khi RSI cắt lên và vượt qua mức quá mua.
Thật ra không có con số nào là đúng cho tất cả thị trường. Vùng quá bán và vùng quá mua anh em có thể tùy chỉnh con số phù hợp cho từng bối cảnh khác nhau của thị trường.
Đối với mình, mình thường tùy chỉnh vùng quá mua và quá bán tùy vào bối cảnh của thị trường.
Đối với thị trường mình cho là đang trong bối cảnh Downtrend thì vùng quá bán mình thiết lập là 20 và vùng quá mua là 20.
Ngược lại đối với thị trường mình cho là đang trong bối cảnh Uptrend thì vùng quá bán mình thiết lập là 40 và vùng quá mua là 80.
VD 1: Anh em có thể chú ý Chart D1 BTC/USDT.
Bằng 1 số cách khác mình xác định Trend Daily của BTC đang ở trong giai đoạn Downtrend nên mình sẽ tùy chỉnh vùng quá bán là 20 và vùng quá mua là 60.
Anh em có thể thấy trong hình giá rớt trong vùng 8070 – 7800 làm cho RSI rớt xuống vùng quá bán (RSI (14) < 20). Theo dấu hiệu anh em có thể cân nhắc mua vào ở vùng 8000 – 7800.
Giá sau đó tiếp tục Sideway một thời gian tạo một False breakout rồi bật lên vùng giá 10300 – 9200 làm cho RSI rơi vào vùng quá mua (RSI (14) > 60). Theo tín hiệu anh em có thể cân nhắc bán ra ở vùng giá này.
VD 2: Một ví dụ khác anh em có thể chú ý Chart 1D Atom/BTC.
Bằng 1 số cách khác mình xác định Trend Daily của ATOM đang ở trong thời kỳ Uptrend nên mình sẽ tùy chỉnh vùng quá bán là 80 và vùng quá mua là 40.
Anh em cũng cân nhắc là vùng quá mua, quá bán chỉ là vùng giá giúp chúng ta cân nhắc để mua vào hay bán ra không nên cứng nhắc kiểu “xuống RSI xuống 40 tôi sẽ mua vào và RSI cắt lên 80 tôi sẽ bán ra”.
Ở trên hình thì giá không chạm vùng RSI 40 đã quay đầu tăng giá rồi phá luôn đỉnh cũ.
Đây là cách đơn giản nhất khi anh em sử dụng RSI và thường nó đưa ra rất nhiều tín hiệu vùng mua bán không quá đẹp. Anh em nên cân nhắc kết hợp thêm 1 số Indicators khác, hỗ trợ – kháng cự, Trendline… để tìm vùng giá đẹp vào lệnh với tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận hợp lý.
Ngoài “vùng quá mua và quá bán” RSI còn có tín hiệu giao dịch theo phân kỳ mà mình sẽ chia sẻ ở phần sau của bài viết.