Trong buổi phỏng vấn với Fortune, tân CEO Tether Paolo Ardoino đã chia sẻ cái nhìn về nhiều vấn đề nổi cộm hiện nay trong ngành tiền mã hóa. Ông khẳng định Bitfinex là sàn giao dịch rất khác so với Binance và Tether là công ty vững chãi nhất ngành.
Paolo Ardoino bắt đầu đảm nhiệm vị trí CEO từ tháng 12/2023, sau gần 6 năm giữ chức vụ CTO kể từ khi làm việc tại Tether vào năm 2017. Trước đây ở cương vị là CTO, ông đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với Coin68 với chủ đề về USDT và tương lai của stablecoin.
Đến nay khi trở thành Giám đốc Điều hành, Paolo Ardoino thực hiện buổi phỏng vấn đầu tiên với Fortune về tầm nhìn của Bitfinex và Tether, cũng như chia sẻ về các vấn đề hiện tại của ngành.
Dù là nền tảng giao dịch nhỏ hơn Binance, cả về volume lẫn người dùng, Bitfinex tin rằng họ đã có nhiều quyết định đúng đắn về việc tuân thủ quy định pháp lý.
Trải qua nhiều năm sóng gió với hàng loạt cáo buộc và chỉ trích, công ty phát hành stablecoin USDT vẫn phát triển vững chãi. Tether lãi xấp xỉ 1 tỷ USD trong quý 3/2023 nhờ đầu tư tín phiếu Mỹ, nhất là trong bối cảnh mùa đông crypto kéo dài làm nhiều công ty, tổ chức phải thu hẹp hoạt động hoặc thậm chí là rời bỏ ngành.
Không chỉ gói gọn hoạt động trong mảng stablecoin nữa, Tether còn đang lên kế hoạch đầu tư 500 triệu USD xây dựng trại đào Bitcoin ở Uruguay, Paraguay và El Salvador. Ngoài ra, khoản đầu tư Bitcoin của Tether đang lãi 1,1 tỷ USD.
Sang năm 2024, Tether tuyên bố sẽ cung cấp dữ liệu dự trữ USDT theo thời gian thực, gia tăng hơn nữa độ minh bạch trong hoạt động.
Tất cả những thông tin trên đều chứng tỏ Tether đang là một trong những công ty vững mạnh nhất ngành.
Vấn đề không phải là Tether không muốn công bố kiểm toán đầy đủ, mà chúng ta cần nhìn vào tình hình thực tế đang diễn ra ở Quốc hội Mỹ. Các kiểm toán viên được đề nghị không tiếp nhận khách hàng tiền mã hóa mới, hay những khách hàng liên quan đến crypto nói chung.
Tether vẫn cam kết làm việc với các đơn vị kiểm toán để tiến hành audit nghiêm ngặt và đó là ưu tiên hàng đầu của công ty, theo Paolo Ardoino.
Ngoài ra, stablecoin còn có dự trữ vượt mức 3,2 tỷ USD. Đó là lợi nhuận của công ty, nhưng Tether đã không chi tiêu hay đầu tư số tài sản đó mà dùng để duy trì dự trữ. Vì theo vị CEO, họ đã, đang và luôn cam kết biến Tether trở thành công ty vững chắc nhất không chỉ trong lĩnh vực tiền mã hóa mà còn là trên toàn cầu.
Châu Âu và Bắc Mỹ đã hình thành hệ thống giao dịch và thanh toán tốt nhất trên thế giới. Còn tiền mã hóa từ thuở ban sơ đã hướng đến tầng lớp người dùng ở một thế giới bị "lãng quên" - không có tài khoản ngân hàng, tiếp cận tài chính khó khăn và bị hệ thống tín dụng "từ chối".
Và vì tập trung vào đúng thị trường mà Bitfinex và Tether đang bỏ xa các đối thủ khác của mình. Theo vị CEO, các công ty crypto khác đang hướng đến Phố Wall, các ông chủ ngân hàng giàu có và những tổ chức lớn. Nhưng đó không phải là thị trường mà crypto phát triển. Châu Âu không cần một stablecoin đồng Đô la Mỹ - vì họ dùng Euro. Mỹ cũng không cần stablecoin Đô la Mỹ - vì người Mỹ ai cũng có tài khoản ngân hàng, có thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ tiếp cận trực tiếp đến các khoản vay và mọi dịch vụ tài chính khác.
Vì lẽ đó, công ty crypto gặp phải vô vàn khó khăn khi tiếp cận Phố Wall. Trong khi ngược lại, có 3 tỷ người không có tài khoản ngân hàng ngoài kia, bị loại bỏ khỏi hệ thống tài chính - vì quá nghèo để được bất kỳ ngân hàng nào để mắt tới.
Vì vậy, mục tiêu của Tether và Bitfinex không phải là phục vụ khách hàng Hoa Kỳ, cũng không phải là khách hàng châu Âu. Trọng tâm của họ luôn là các nước đang phát triển và những thị trường mới nổi.
Paolo Ardoino bắt đầu đảm nhiệm vị trí CEO từ tháng 12/2023, sau gần 6 năm giữ chức vụ CTO kể từ khi làm việc tại Tether vào năm 2017. Trước đây ở cương vị là CTO, ông đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với Coin68 với chủ đề về USDT và tương lai của stablecoin.
Đến nay khi trở thành Giám đốc Điều hành, Paolo Ardoino thực hiện buổi phỏng vấn đầu tiên với Fortune về tầm nhìn của Bitfinex và Tether, cũng như chia sẻ về các vấn đề hiện tại của ngành.
Bitfinex là một công ty rất khác so với Binance
Trong bối cảnh mọi sự chú ý tập trung vào việc Mỹ phạt Binance 4,3 tỷ USD - CEO Changpeng Zhao từ chức, câu chuyện mở đầu bằng lời khẳng định của vị tân CEO rằng Bitfinex là một công ty rất khác so với Binance.Dù là nền tảng giao dịch nhỏ hơn Binance, cả về volume lẫn người dùng, Bitfinex tin rằng họ đã có nhiều quyết định đúng đắn về việc tuân thủ quy định pháp lý.
CEO Tether nhìn nhận thị trường là một cuộc đua marathon và kẻ chiến thắng là người bền bỉ trên chặng đường dài. Họ không tự mãn sau sự kiện Binance "ngã ngựa" ở thị trường Mỹ như nhiều sàn giao dịch đối thủ khác, họ chỉ tiếp tục thực hiện mục tiêu dài hạn của mình."Chúng tôi là một sàn giao dịch nhỏ hơn. Tuy nhiên, chúng tôi tự hào về việc tuân thủ quy định và tự hào về công nghệ của mình.
Bitfinex đã từ bỏ nhiều cơ hội khác nhau vì chúng nằm ngoài hoặc ảnh hưởng đến mục tiêu bảo mật và tuân thủ của chúng tôi. Những sàn khác thì ngược lại, họ có những quyết định rủi ro hơn nhiều."
Tether là công ty vững chắc nhất trong ngành tiền mã hóa
Khẳng định mình qua nhiều thăng trầm
Là gương mặt đại diện cho cả Bitfinex và Tether, Paolo Ardoino không ngần ngại khẳng định Tether gần như là công ty độc nhất trong ngành.Trải qua nhiều năm sóng gió với hàng loạt cáo buộc và chỉ trích, công ty phát hành stablecoin USDT vẫn phát triển vững chãi. Tether lãi xấp xỉ 1 tỷ USD trong quý 3/2023 nhờ đầu tư tín phiếu Mỹ, nhất là trong bối cảnh mùa đông crypto kéo dài làm nhiều công ty, tổ chức phải thu hẹp hoạt động hoặc thậm chí là rời bỏ ngành.
Không chỉ gói gọn hoạt động trong mảng stablecoin nữa, Tether còn đang lên kế hoạch đầu tư 500 triệu USD xây dựng trại đào Bitcoin ở Uruguay, Paraguay và El Salvador. Ngoài ra, khoản đầu tư Bitcoin của Tether đang lãi 1,1 tỷ USD.
Sang năm 2024, Tether tuyên bố sẽ cung cấp dữ liệu dự trữ USDT theo thời gian thực, gia tăng hơn nữa độ minh bạch trong hoạt động.
Tất cả những thông tin trên đều chứng tỏ Tether đang là một trong những công ty vững mạnh nhất ngành.
"Hãy nhìn vào những công ty đã sụp đổ trước khi chỉ trích Tether"
Còn nếu vẫn có cái nhìn không mấy thiện cảm với Tether, bỏ ngoài tai những bằng chứng phát triển rõ ràng của họ, thì theo Paolo Ardoino, hãy nhìn vào những công ty đã sụp đổ trước khi kịp chỉ trích Tether."Tether là công ty gần như độc nhất trong ngành. Nhiều năm qua, rất nhiều người đã luôn ngồi chờ Tether suy sụp và cổ vũ cho tất cả các công ty khác trong ngành - trừ Tether.
Tôi vẫn nhớ hầu hết các phương tiện truyền thông chính thống đều ca ngợi và ủng hộ FTX. Thậm chí họ còn cổ vũ cho BlockFi, cho Voyager và Genesis hay tất cả những công ty đã phá sản trong năm 2022.
Ngay cả trong năm nay, ba, bốn ngân hàng đã phá sản - Silvergate Bank, Silicon Valley Bank, Signature Bank và cả Credit Suisse.
Vì vậy, khi tôi nghe thấy các nhân viên ngân hàng chỉ trích chúng tôi, khi tôi nghe thấy những người khác trong ngành tiền mã hóa chỉ trích chúng tôi, tôi luôn nhắc họ về những gì đã xảy ra. Họ nên nhìn vào chính ngôi nhà của mình trước khi chỉ tay về phía chúng tôi."
Hướng đến mục tiêu kiểm toán đầy đủ
Trả lời câu hỏi của Fortune tại sao Tether vẫn chưa công bố một bản kiểm toán đầy đủ, tân CEO viện dẫn rằng chính quyền Mỹ đang ra sức ngăn không cho công ty kiểm toán truyền thống tiếp nhận khách hàng tiền mã hóa. Đơn cử như SEC khẳng định công ty kế toán sẽ chịu trách nhiệm pháp lý khi kiểm toán cho dự án crypto.Vấn đề không phải là Tether không muốn công bố kiểm toán đầy đủ, mà chúng ta cần nhìn vào tình hình thực tế đang diễn ra ở Quốc hội Mỹ. Các kiểm toán viên được đề nghị không tiếp nhận khách hàng tiền mã hóa mới, hay những khách hàng liên quan đến crypto nói chung.
"Một kiểm toán viên tiếp nhận khách hàng mới liên quan đến tiền mã hóa phải chịu một trách nhiệm to lớn, đặc biệt là sau sự việc FTX."
Tether vẫn cam kết làm việc với các đơn vị kiểm toán để tiến hành audit nghiêm ngặt và đó là ưu tiên hàng đầu của công ty, theo Paolo Ardoino.
Ngoài ra, stablecoin còn có dự trữ vượt mức 3,2 tỷ USD. Đó là lợi nhuận của công ty, nhưng Tether đã không chi tiêu hay đầu tư số tài sản đó mà dùng để duy trì dự trữ. Vì theo vị CEO, họ đã, đang và luôn cam kết biến Tether trở thành công ty vững chắc nhất không chỉ trong lĩnh vực tiền mã hóa mà còn là trên toàn cầu.
Thị trường thực sự của Tether và Bitfinex
Khi được hỏi về chiến lược mở rộng ở các thị trường mới nổi mà Bitfinex đang đẩy mạnh, nhất là ở Việt Nam, ông Paolo Ardoino nhấn mạnh những thị trường mới nổi mới là ưu tiên phát triển của sàn.Paolo Ardoino cho biết, mọi người đều bị ảnh hưởng bởi lạm phát, dĩ nhiên với cả người Mỹ. Nhưng đó là vấn đề ảnh hưởng rõ ràng và trầm trọng hơn nhiều đối với Argentina hay Venezuela. Vì vậy, Bitfinex mong muốn phục vụ khách hàng ở những nơi thực sự cần sự giúp đỡ của họ."Tôi nghĩ các thị trường mới nổi - các nước đang phát triển - mới là những thị trường thực sự có thể thúc đẩy ngành tiền mã hóa nhiều nhất. Đó là những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ sự mất giá của đồng tiền quốc gia, những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi lạm phát."
Châu Âu và Bắc Mỹ đã hình thành hệ thống giao dịch và thanh toán tốt nhất trên thế giới. Còn tiền mã hóa từ thuở ban sơ đã hướng đến tầng lớp người dùng ở một thế giới bị "lãng quên" - không có tài khoản ngân hàng, tiếp cận tài chính khó khăn và bị hệ thống tín dụng "từ chối".
"Chúng tôi rất tin tưởng vào tiềm năng của Bitcoin và cryptocurrency nói chung khi trở thành chiếc phao cứu sinh cho nhiều người dân ở các thị trường mới nổi.
Argentina đã vỡ nợ vài lần và họ gần như phải thiết lập lại đồng tiền quốc gia của mình. Hãy thử tưởng tượng một gia đình Argentina dành dụm tiết kiệm tiền trong 10 năm, để rồi sau đó tựa như mất sạch khi quốc gia thiết lập lại tiền tệ. Điều đó thật không công bằng phải không?
Nhưng với tiền mã hóa, lần đầu tiên trong lịch sử mọi người có thể tự có lựa chọn đúng đắn để bảo vệ gia đình mình khỏi những quyết định tồi tệ của Ngân hàng Trung ương nước họ."
Và vì tập trung vào đúng thị trường mà Bitfinex và Tether đang bỏ xa các đối thủ khác của mình. Theo vị CEO, các công ty crypto khác đang hướng đến Phố Wall, các ông chủ ngân hàng giàu có và những tổ chức lớn. Nhưng đó không phải là thị trường mà crypto phát triển. Châu Âu không cần một stablecoin đồng Đô la Mỹ - vì họ dùng Euro. Mỹ cũng không cần stablecoin Đô la Mỹ - vì người Mỹ ai cũng có tài khoản ngân hàng, có thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ tiếp cận trực tiếp đến các khoản vay và mọi dịch vụ tài chính khác.
Vì lẽ đó, công ty crypto gặp phải vô vàn khó khăn khi tiếp cận Phố Wall. Trong khi ngược lại, có 3 tỷ người không có tài khoản ngân hàng ngoài kia, bị loại bỏ khỏi hệ thống tài chính - vì quá nghèo để được bất kỳ ngân hàng nào để mắt tới.
Vì vậy, mục tiêu của Tether và Bitfinex không phải là phục vụ khách hàng Hoa Kỳ, cũng không phải là khách hàng châu Âu. Trọng tâm của họ luôn là các nước đang phát triển và những thị trường mới nổi.