Nhà sáng lập Telegram Pavel Durov cho biết nền tảng nhắn tin của mình ghi nhận lượng người dùng tăng đột biến trong thời gian Facebook mất kết nối.
"Tốc độ tăng trưởng số người dùng hàng ngày của Telegram đã vượt xa mức bình thường thường. Chúng tôi đã chào đón hơn 70 triệu người 'tị nạn' từ các nền tảng khác chỉ trong một ngày", Pavel Durov viết trên kênh Telegram của ông ngày 5/10.
Theo Durov, việc hàng chục triệu người đăng ký cùng lúc khiến việc truy cập dịch vụ nhắn tin Telegram gặp khó khăn ở một số khu vực, chủ yếu là Bắc Mỹ. Trong khi đó, thống kê của Sensor Tower cho thấy, Telegram đã tăng 55 bậc và đứng đầu bảng xếp hạng tải xuống trên App Store tại Mỹ ngày 4/10.
Bên cạnh Telegram, đại diện dịch vụ Signal cũng thông báo trên Twitter rằng đã có hàng triệu người dùng đổ xô về nền tảng này trong thời gian Facebook không thể truy cập. Telegram và Signal đều là các ứng dụng nhắn tin mã hóa, tập trung vào quyền riêng tư, tương tự WhatsApp.
Theo Bloomberg, lượng người dùng lớn đổ về Telegram và Signal chủ yếu là từ WhatsApp. Trước đó, Telegram cũng thu hút hàng triệu người dùng mỗi khi ứng dụng nhắn tin của Facebook ngừng hoạt động.
Trong khi đó, trên mạng xã hội Twitter, hashtag #FacebookDown (Facebook sập) hay #DeleteFacebook (Xóa Facebook) thành chủ đề thịnh hành.
Ngày 4/10, hàng loạt dịch vụ do Facebook sở hữu bị mất kết nối và kéo dài suốt 6 tiếng. Mark Zuckerberg sau đó đã lên tiếng xin lỗi trên trang cá nhân và thông báo các dịch vụ sẽ sớm trực tuyến trở lại. Các chuyên gia đánh giá sự cố của Facebook lần này đặc biệt nghiêm trọng và mạng xã hội có thể phải mất nhiều thời gian để khắc phục toàn bộ hậu quả.
Trong năm nay, Facebook cũng đã vài lần gặp trục trặc. Vào tháng 1, Facebook lỗi trên toàn cầu, khiến nhiều tài khoản bị thoát khỏi ứng dụng, yêu cầu đăng nhập lại với thông báo "phiên đã hết hạn". Đến tháng 6, Facebook tại Việt Nam và một số nước trên thế giới lại gặp lỗi không hiển thị ảnh.
"Tốc độ tăng trưởng số người dùng hàng ngày của Telegram đã vượt xa mức bình thường thường. Chúng tôi đã chào đón hơn 70 triệu người 'tị nạn' từ các nền tảng khác chỉ trong một ngày", Pavel Durov viết trên kênh Telegram của ông ngày 5/10.
Theo Durov, việc hàng chục triệu người đăng ký cùng lúc khiến việc truy cập dịch vụ nhắn tin Telegram gặp khó khăn ở một số khu vực, chủ yếu là Bắc Mỹ. Trong khi đó, thống kê của Sensor Tower cho thấy, Telegram đã tăng 55 bậc và đứng đầu bảng xếp hạng tải xuống trên App Store tại Mỹ ngày 4/10.
Bên cạnh Telegram, đại diện dịch vụ Signal cũng thông báo trên Twitter rằng đã có hàng triệu người dùng đổ xô về nền tảng này trong thời gian Facebook không thể truy cập. Telegram và Signal đều là các ứng dụng nhắn tin mã hóa, tập trung vào quyền riêng tư, tương tự WhatsApp.
Theo Bloomberg, lượng người dùng lớn đổ về Telegram và Signal chủ yếu là từ WhatsApp. Trước đó, Telegram cũng thu hút hàng triệu người dùng mỗi khi ứng dụng nhắn tin của Facebook ngừng hoạt động.
Trong khi đó, trên mạng xã hội Twitter, hashtag #FacebookDown (Facebook sập) hay #DeleteFacebook (Xóa Facebook) thành chủ đề thịnh hành.
Ngày 4/10, hàng loạt dịch vụ do Facebook sở hữu bị mất kết nối và kéo dài suốt 6 tiếng. Mark Zuckerberg sau đó đã lên tiếng xin lỗi trên trang cá nhân và thông báo các dịch vụ sẽ sớm trực tuyến trở lại. Các chuyên gia đánh giá sự cố của Facebook lần này đặc biệt nghiêm trọng và mạng xã hội có thể phải mất nhiều thời gian để khắc phục toàn bộ hậu quả.
Trong năm nay, Facebook cũng đã vài lần gặp trục trặc. Vào tháng 1, Facebook lỗi trên toàn cầu, khiến nhiều tài khoản bị thoát khỏi ứng dụng, yêu cầu đăng nhập lại với thông báo "phiên đã hết hạn". Đến tháng 6, Facebook tại Việt Nam và một số nước trên thế giới lại gặp lỗi không hiển thị ảnh.
Nguồn : vnexpress