Thị trường ngoại hối gao dịch cái gì?

amcenter

Banned
Joined
Feb 5, 2015
Messages
47
Reactions
3
MR
0.000
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng là thị trường duy nhất trong đó tiền vừa là hàng hóa vừa là phương tiện trao đổi. Nó minh họa một cách sống động cho câu nói quen thuộc “Tiền lại đẻ ra tiền”. Tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất; tiếp theo là các tài khoản séc và tài khoản vãng lai. Những loại hình tài sản này giúp cho ngân hàng khai thác và sử dụng tiền một cách dễ dàng và nhanh chóng.


Các ngân hàng có thể mua và trao đổi một lượng tiền lớn với nhau mà không cần bất cứ thỏa thuận hay hợp đồng kèm theo nào bởi uy tín giữa các ngân hàng tham gia hoạt động thanh toán là tuyệt đối (chỉ có những ngân hàng đủ độ tin cậy, đủ vốn và việc quản trị rủi ro đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng trung ương mới được phép tham gia vào thị trường). Những ngân hàng này đảm bảo rằng việc thanh toán sẽ được thực hiện theo thỏa thuận.

Mặt khác, các nhà kinh doanh lại luôn phải chịu những rủi ro tài chính nhất định khi giao dịch mua bán tiền tệ, cho nên người ta có đầy đủ lý do để nói rằng nhà kinh doanh đang kinh doanh RỦI RO và anh ta được đền đáp vì đã gánh chịu những rủi ro đó. Trong thế giới hiện đại, rủi ro là một hàng hóa được ưa chuộng. Cũng giống như ngành kinh doanh bảo hiểm, các nhà môi giới bảo hiểm kí kết hợp đồng với khách hàng của mình (trên thị trường Ngoại hối, các nhà môi giới cũng kí hợp đồng với khách hàng) và sau đó bán những hợp đồng này cho các công ty bảo hiểm lớn (với tính chất giống nghiệp vụ thanh toán bù trừ trên thị trường Ngoại hối). Bởi vậy, các nhà môi giới chính là người mua lấy rủi ro, còn các công ty bảo hiểm lớn, những nhà buôn lớn, thì hoàn toàn kiểm soát được rủi ro đó do số lượng khách hàng mua bảo hiểm là rất lớn.

Giao dịch ký quỹ giúp các nhà kinh doanh có cơ hội dùng đòn bẩy tài chính đối với các giao dịch mua bán tiền tệ của mình, cho phép họ giao dịch bằng số tiền lớn hơn so với số dư thực có trên tài khoản. Tất nhiên việc đó làm tăng thêm rủi ro thua lỗ, nhưng mặt khác, thị trường cũng có những nguyên tắc cho phép nhà kinh doanh hạn chế rủi ro đó bằng cách đóng trạng thái giao dịch của mình vào bất cứ thời điểm nào. Thị trường có tính thanh khoản rất cao và mặc dù các biến động về giá có vẻ lớn khi sử dụng đòn bẩy những cũng không bao giờ vượt quá 2% trong phạm vi một ngày giao dịch.

Những người tham gia vào thị trường Ngoại hối luôn luôn bán một loại ngoại tệ này để có được một loại ngoại tệ khác. Chẳng hạn, họ bán hoặc mua euro lấy đô-la Mỹ. Để tránh hiểu nhầm về hoạt động trao đổi mà chúng ta thực sự thực hiện, thuật ngữ “đồng tiền định giá” (basic currency) ra đời. Đồng tiền đầu tiên trong cặp tiền tệ được trao đổi với nhau sẽ là đồng tiền định giá. Ví dụ, đồng tiền định giá của cặp EUR/USD là đồng euro. Chúng ta sẽ mua hoặc bán đồng euro bằng đồng đô-la Mỹ.

Từ trước tới nay, đồng đô-la Mỹ có thể vừa là đồng tiền đứng thứ nhất vừa là đồng tiền đứng thứ hai trong rất nhiều cặp tiền tệ khác nhau. Thường thì đồng tiền đầu tiên trong một cặp tiền tệ sẽ có giá trị lớn hơn tại thời điểm nó bắt đầu xuất hiện trên thị trường. Vì thế nên khi đồng euro ra đời năm 1999, nó đã đứng trước đồng đô-la Mỹ trong cặp EUR/UDS do tại thời điểm đó nó có giá cao hơn (một euro tương đương 1.1850 đô-la Mỹ). Tỷ giá hối đoái sẽ được gọi là tỷ giá trực tiếp nếu đồng đô-la Mỹ trong cặp tiền tệ là đồng tiền đứng đầu tiên (ví dụ USD/CHF, USD/JPY). Tỷ giá hối đoái sẽ được gọi là tỷ giá gián tiếp nếu đồng đô-la Mỹ trong cặp đó là đồng tiền đứng thứ hai (ví dụ EUR/USD, GBP/USD, AUD/USD). Đương nhiên, hoạt động hối đoái không chỉ được thực hiện bằng đồng đô-la Mỹ, và tỷ giá hối đoái trong đó không có mặt đồng đô-la Mỹ được gọi là tỷ giá chéo hay tỷ giá ngoại lai. Các tỷ giá ngoại lai có giá trị giao dịch lớn nhất là EUR/GBP, EUR/JPY, EUR/CHF.
 
Tự mình hỏi tự mình trả lời :D
 
Ở nhiều quốc gia, báo cáo về lượng cung tiền đều do các ngân hàng trung ương phát hành. Lượng tiền lưu thông phụ thuộc vào mức lãi suất tái cấp vốn. Lãi suất này tăng thì lượng cung tiền cũng tăng. Các ngân hàng trung ương kiểm soát tỷ lệ cung/cầu đối với đồng nội tệ bằng các công cụ của chính sách tiền tệ. Ví dụ, ngân hàng trung ương có thể quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng thương mại và in thêm tiền giấy và tiền xu (bơm thêm tiền vào lưu thông).

Cung Tiền được đặc trưng bởi các chỉ số tổng tiền: M0, M1, M2, M3.

M0 = tiền mặt trong lưu thông (tiền giấy và tiền xu);

M1 = M0 + tiền trong tài khoản vãng lai và tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, séc du lịch;

M2 = M1 + tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm;

M3 = M2 + chứng khoán chính phủ.

Cung Tiền ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái
Các báo cáo về lượng cung tiền của Mỹ được Cục Dự trữ Liên bang công bố hàng tuần vào ngày thứ Năm và chúng không có nhiều ảnh hưởng tới thị trường Ngoại hối. Chỉ có các nhà đầu tư dài hạn là quan tâm đến chỉ số này và dùng chúng trong việc lập kế hoạch các khoản đầu tư trong thời hạn vài năm.

Trong những năm 1990, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thử tìm cách gây ảnh hưởng lên nền kinh tế Mỹ bằng cách thay đổi lượng cung tiền trên thị trường nội địa. Nhưng sau đó, họ đã từ bỏ chính sách này và quyết định sử dụng lãi suất tái cấp vốn như là công cụ cơ bản trong chính sách tiền tệ để kiểm soát nền kinh tế.

Về lý thuyết, khi lượng cung tiền tăng lên thì nó sẽ có những tác động tích cực lên nền kinh tế, nhưng trên thực tế, nguyên tắc này không phải lúc nào cũng đúng. Nhìn chung các nhà kinh tế đều thống nhất với quan điểm rằng tăng cung tiền sẽ tạo động lực cho kinh tế phát triển nhưng đồng thời nó cũng gây ra lạm phát; đến lượt mình, lạm phát làm tăng lãi suất và làm đồng nội tệ tăng giá. Nhưng cũng có quan điểm khác cho rằng việc tăng lượng cung tiền làm giảm lượng cầu tương ứng; và đến lượt mình, nó làm giảm sức mua của đồng nội tệ, nghĩa là khiến đồng nội tệ giảm giá.
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
421,915
Messages
7,117,229
Members
174,091
Latest member
Usdzvc

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom