Thị trường tiền số chìm trong sắc đỏ sau cú sập giá vào rạng sáng 9/5 của Bitcoin.
Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, giá Bitcoin liên tục lao dốc, chạm đáy ở mốc 33.913 USD/đồng vào rạng sáng ngày 9/5, thiết lập thêm một mức đáy trong năm 2022.
Giá Bitcoin liên tục lao dốc trong ngày 9/5.
Đợt giảm giá này khiến vốn hoá của đồng tiền số lớn nhất thế giới thu hẹp còn 645 tỷ USD. Tuy vậy, khối lượng giao dịch 24 giờ của đồng BTC tăng 50%, dao động quanh 37 tỷ USD. Dữ liệu từ Coinglass cho thấy cú sập rạng sáng 9/5 của Bitcoin đã khiến hơn 65.000 nhà giao dịch “cháy” lệnh giao dịch phái sinh.
Khối lượng vị thế bị thanh lý dao động quanh 270 triệu USD trong 24 giờ qua. Theo Decrypt, giá Bitcoin đã giảm hơn 8% trong tuần. So mới mốc giá đỉnh, Bitcoin đã mất gần 50% giá trị. Đợt sụt giảm vừa qua của BTC đã khiến thị trường tiền số chìm trong sắc đỏ.
Đồng tiền số lớn thứ 2 thị trường, Ethereum giảm hơn 5% trong tuần trước. Các loại coin nền tảng khác như Solana (SOL), Terra (LUNA), Avanlanche (AVAX) cũng giảm hơn 10% trong 7 ngày qua.
10 loại coin có vốn hoá lớn nhất thị trường (trừ stablecoin) đều sụt giảm theo chiều biến động của Bitcoin.
Theo Decrypt, nguyên nhân thị trường tiền số biến động mạnh là do ảnh hưởng kinh tế vĩ mô trên toàn cầu. Lạm phát tăng cao, chính phủ của các nước trên thế giới phải tăng lãi suất nhằm khắc phục tình trạng này.
Do đó, thị trường chứng khoán và tiền mã hoá đều sụt giảm đáng kể, khiến các nhà đầu tư sợ hãi. Theo Alternative, hiện chỉ số cảm xúc của nhà đầu tư tiền số dao động quanh mốc 11/100 điểm, trong vùng "sợ hãi tột độ".
Khi Bitcoin được phát hành, ngành blockchain đã có các đợt tăng trưởng mạnh mẽ và những lần sụt giảm đáng kể. Chuyên gia từ Decrypt nhận định nếu lịch sử lặp lại, các đợt giảm giá đáng kể sẽ giúp “thanh lọc" thị trường và cơ cấu lại ngành blockchain.
Điều tương tự từng diễn ra sau sự sụp đổ của Bitcoin vào năm 2018. Khi bùng nổ trở lại vào năm 2021, công nghệ blockchain đã thay đổi tích cực. Hàng loạt nền tảng NFT được ra đời và làm lu mờ tựa game CryptoKitties vốn đã cũ.
Bitcoin đang trên đà giảm đều kể từ ngày 5/4 đến nay. Trước đó, thị trường tiền mã hóa bắt đầu sụt giảm sau tin tức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Fed đã tăng 50 điểm lãi suất (tương đương 0,5%). Đây là lần đầu tiên sau 22 năm Fed có mức tăng cao như trên.
Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, giá Bitcoin liên tục lao dốc, chạm đáy ở mốc 33.913 USD/đồng vào rạng sáng ngày 9/5, thiết lập thêm một mức đáy trong năm 2022.
Giá Bitcoin liên tục lao dốc trong ngày 9/5.
Đợt giảm giá này khiến vốn hoá của đồng tiền số lớn nhất thế giới thu hẹp còn 645 tỷ USD. Tuy vậy, khối lượng giao dịch 24 giờ của đồng BTC tăng 50%, dao động quanh 37 tỷ USD. Dữ liệu từ Coinglass cho thấy cú sập rạng sáng 9/5 của Bitcoin đã khiến hơn 65.000 nhà giao dịch “cháy” lệnh giao dịch phái sinh.
Khối lượng vị thế bị thanh lý dao động quanh 270 triệu USD trong 24 giờ qua. Theo Decrypt, giá Bitcoin đã giảm hơn 8% trong tuần. So mới mốc giá đỉnh, Bitcoin đã mất gần 50% giá trị. Đợt sụt giảm vừa qua của BTC đã khiến thị trường tiền số chìm trong sắc đỏ.
Đồng tiền số lớn thứ 2 thị trường, Ethereum giảm hơn 5% trong tuần trước. Các loại coin nền tảng khác như Solana (SOL), Terra (LUNA), Avanlanche (AVAX) cũng giảm hơn 10% trong 7 ngày qua.
10 loại coin có vốn hoá lớn nhất thị trường (trừ stablecoin) đều sụt giảm theo chiều biến động của Bitcoin.
Theo Decrypt, nguyên nhân thị trường tiền số biến động mạnh là do ảnh hưởng kinh tế vĩ mô trên toàn cầu. Lạm phát tăng cao, chính phủ của các nước trên thế giới phải tăng lãi suất nhằm khắc phục tình trạng này.
Do đó, thị trường chứng khoán và tiền mã hoá đều sụt giảm đáng kể, khiến các nhà đầu tư sợ hãi. Theo Alternative, hiện chỉ số cảm xúc của nhà đầu tư tiền số dao động quanh mốc 11/100 điểm, trong vùng "sợ hãi tột độ".
Khi Bitcoin được phát hành, ngành blockchain đã có các đợt tăng trưởng mạnh mẽ và những lần sụt giảm đáng kể. Chuyên gia từ Decrypt nhận định nếu lịch sử lặp lại, các đợt giảm giá đáng kể sẽ giúp “thanh lọc" thị trường và cơ cấu lại ngành blockchain.
Điều tương tự từng diễn ra sau sự sụp đổ của Bitcoin vào năm 2018. Khi bùng nổ trở lại vào năm 2021, công nghệ blockchain đã thay đổi tích cực. Hàng loạt nền tảng NFT được ra đời và làm lu mờ tựa game CryptoKitties vốn đã cũ.
Bitcoin đang trên đà giảm đều kể từ ngày 5/4 đến nay. Trước đó, thị trường tiền mã hóa bắt đầu sụt giảm sau tin tức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Fed đã tăng 50 điểm lãi suất (tương đương 0,5%). Đây là lần đầu tiên sau 22 năm Fed có mức tăng cao như trên.
Theo zing