Trung Quốc phản đối Mỹ ép TikTok thoái vốn, nhưng đây có thể là thương vụ mang lại lợi ích cho cả TikTok lẫn Microsoft.
Microsoft tuần trước thông báo đang làm việc với ByteDance và chính phủ Mỹ về thỏa thuận mua lại cổ phần và hoạt động của TikTok tại nước này. Tổng thống Donald Trump hôm 3/8 cho biết TikTok có 45 ngày để đạt thỏa thuận bán lại cổ phần cho một công ty Mỹ, nếu không sẽ phải chấm dứt hoạt động tại Mỹ.
"Bán TikTok cho Microsoft sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên trong một tình huống vốn rất tồi tệ. Đây được coi là chiến thắng cho Trump, trong khi Microsoft thu được một sản phẩm có tiềm năng và đang phát triển rất nhanh, còn ByteDance có kết quả ít rủi ro nhất", Tony Verb, đồng sáng lập quỹ đầu tư Greater Bay Ventures & Advisors, nhận xét.
Tòa nhà của MRA tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia.
Thỏa thuận mua bán sẽ giúp Microsoft sở hữu cổ phần và hoạt động của TikTok tại Mỹ, Canada, Australia và New Zealand. Tập đoàn này có chỗ đứng vững chắc và nhiều ảnh hưởng ở Trung Quốc, cho phép họ mua lại một phần TikTok mà không sợ gặp phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc.
"Microsoft rất được cộng đồng công nghệ Trung Quốc coi trọng. Điều này đặc biệt đúng khi xét đến trí tuệ nhân tạo", Edith Yeung, người đã đầu tư vào các startup Trung Quốc suốt nhiều năm thông qua công ty đầu tư mạo hiểm 500 Startups.
Sự hiện diện của Microsoft ở Trung Quốc có thể được thấy trong khắp ngành công nghệ nước này, với hàng loạt lãnh đạo của nhiều công ty lớn xuất thân từ tập đoàn Mỹ. CEO Zhang Yiming của ByteDance, công ty sở hữu TikTok, từng là kỹ sư phần mềm của Microsoft trong giai đoạn 2008-2009. Hongjiang Zhang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Công nghệ của ByteDance, là một trong những người sáng lập Phòng nghiên cứu Microsoft tại châu Á (MRA).
Giám đốc công nghệ Alibaba Wang Jian là một trong những thành viên đầu tiên của MRA, trong khi giám đốc phòng nghiên cứu AI của Tencent từng làm việc cho Microsoft trong hơn 10 năm trước khi nghỉ việc năm 2017. Xu Li, đồng sáng lập và CEO SenseTime, và Yin Qi, người sáng lập và CEO Megvii, đều từng làm việc ở MRA.
Kai-Fu Lee, người điều hành Phòng nghiên cứu Microsoft tại Trung Quốc (MRC) trong giai đoạn sơ khai, hiện là một trong những chuyên gia AI hàng đầu thế giới. Ông từng giữ chức vụ lãnh đạo tại Apple và Silicon Graphics, hiện điều hành quỹ Sinovation Ventures chuyên đầu tư vào các dự án AI và cũng là người có tiếng nói quan trọng trong lĩnh vực công nghệ tại Trung Quốc.
"Nhiều lãnh đạo trong ngành tin rằng Microsoft là lựa chọn tốt nhất để mua TikTok, bởi ít nhất tập đoàn Mỹ có đủ kiến thức về AI để hiểu ByteDance đang làm gì. Hàng loạt ứng dụng hút khách của ByteDance đều dựa trên thuật toán AI, chúng học hỏi từ thói quen người dùng và liên tục mang tới những nội dung họ yêu thích", Yeung nói thêm.
Tổng thống Trump cũng khẳng định thỏa thuận mua bán TikTok là một chiến thắng, đồng thời gây bất ngờ khi yêu cầu thương vụ này phải mang về nguồn thu đáng kể cho Bộ Tài chính Mỹ. "Một phần không nhỏ số tiền giao dịch sẽ phải chuyển vào ngân khố Mỹ, vì chúng tôi đã giúp thỏa thuận này trở thành hiện thực. Họ không có quyền gì, trừ khi chúng tôi cấp quyền cho họ", Trump nói thêm.
Một số chuyên gia cho rằng Microsoft sẽ tiêu tốn khoảng 40 - 50 tỷ USD cho vụ mua bán, nhưng số tiền khổng lồ này sẽ giúp tập đoàn Mỹ sở hữu một trong những nền tảng mạng xã hội phát triển nhanh nhất thế giới. "Đây là cơ hội hiếm gặp với mức giá có thể dễ dàng chấp thuận", nhà phân tích Dan Ives của công ty tài chính Wedbush nhận xét.
Bill Gates (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2015. Ảnh: AFP.
Thông tin về thương vụ tiềm tàng này giúp giá trị của tập đoàn tăng gần 80 tỷ USD tuần trước, cho thấy nhiều nhà đầu tư thích ý tưởng mua lại TikTok. Ives ước tính giá trị của TikTok có thể vượt 200 tỷ USD trong vòng vài năm tới nếu duy trì đà tăng trưởng người dùng và lượng tương tác như hiện nay.
"Bán một phần TikTok cũng có thể được xem là chiến thắng lớn cho ngành công nghệ Trung Quốc. 50 tỷ USD là số tiền không nhỏ", Rich Robinson, giáo sư tại Đại học Bắc Kinh ở Trung Quốc, nhận xét và thêm rằng điều này cho thấy những tiến bộ trong ngành phát triển phần mềm nước này.
ByteDance đã thu hút được khoảng một tỷ người dùng trên toàn thế giới, thu về hàng chục tỷ USD nhờ TikTok trong năm 2019 và cũng là nền tảng mạng xã hội đầu tiên của Trung Quốc đạt được đột phá trên thị trường quốc tế. "Đó đều là chiến thắng, đáng tiếc là chúng đã bị chính trị hóa", giáo sư Robinson nói.
Nguồn : vnexpress
Microsoft tuần trước thông báo đang làm việc với ByteDance và chính phủ Mỹ về thỏa thuận mua lại cổ phần và hoạt động của TikTok tại nước này. Tổng thống Donald Trump hôm 3/8 cho biết TikTok có 45 ngày để đạt thỏa thuận bán lại cổ phần cho một công ty Mỹ, nếu không sẽ phải chấm dứt hoạt động tại Mỹ.
"Bán TikTok cho Microsoft sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên trong một tình huống vốn rất tồi tệ. Đây được coi là chiến thắng cho Trump, trong khi Microsoft thu được một sản phẩm có tiềm năng và đang phát triển rất nhanh, còn ByteDance có kết quả ít rủi ro nhất", Tony Verb, đồng sáng lập quỹ đầu tư Greater Bay Ventures & Advisors, nhận xét.
Tòa nhà của MRA tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia.
Thỏa thuận mua bán sẽ giúp Microsoft sở hữu cổ phần và hoạt động của TikTok tại Mỹ, Canada, Australia và New Zealand. Tập đoàn này có chỗ đứng vững chắc và nhiều ảnh hưởng ở Trung Quốc, cho phép họ mua lại một phần TikTok mà không sợ gặp phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc.
"Microsoft rất được cộng đồng công nghệ Trung Quốc coi trọng. Điều này đặc biệt đúng khi xét đến trí tuệ nhân tạo", Edith Yeung, người đã đầu tư vào các startup Trung Quốc suốt nhiều năm thông qua công ty đầu tư mạo hiểm 500 Startups.
Sự hiện diện của Microsoft ở Trung Quốc có thể được thấy trong khắp ngành công nghệ nước này, với hàng loạt lãnh đạo của nhiều công ty lớn xuất thân từ tập đoàn Mỹ. CEO Zhang Yiming của ByteDance, công ty sở hữu TikTok, từng là kỹ sư phần mềm của Microsoft trong giai đoạn 2008-2009. Hongjiang Zhang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Công nghệ của ByteDance, là một trong những người sáng lập Phòng nghiên cứu Microsoft tại châu Á (MRA).
Giám đốc công nghệ Alibaba Wang Jian là một trong những thành viên đầu tiên của MRA, trong khi giám đốc phòng nghiên cứu AI của Tencent từng làm việc cho Microsoft trong hơn 10 năm trước khi nghỉ việc năm 2017. Xu Li, đồng sáng lập và CEO SenseTime, và Yin Qi, người sáng lập và CEO Megvii, đều từng làm việc ở MRA.
Kai-Fu Lee, người điều hành Phòng nghiên cứu Microsoft tại Trung Quốc (MRC) trong giai đoạn sơ khai, hiện là một trong những chuyên gia AI hàng đầu thế giới. Ông từng giữ chức vụ lãnh đạo tại Apple và Silicon Graphics, hiện điều hành quỹ Sinovation Ventures chuyên đầu tư vào các dự án AI và cũng là người có tiếng nói quan trọng trong lĩnh vực công nghệ tại Trung Quốc.
"Nhiều lãnh đạo trong ngành tin rằng Microsoft là lựa chọn tốt nhất để mua TikTok, bởi ít nhất tập đoàn Mỹ có đủ kiến thức về AI để hiểu ByteDance đang làm gì. Hàng loạt ứng dụng hút khách của ByteDance đều dựa trên thuật toán AI, chúng học hỏi từ thói quen người dùng và liên tục mang tới những nội dung họ yêu thích", Yeung nói thêm.
Tổng thống Trump cũng khẳng định thỏa thuận mua bán TikTok là một chiến thắng, đồng thời gây bất ngờ khi yêu cầu thương vụ này phải mang về nguồn thu đáng kể cho Bộ Tài chính Mỹ. "Một phần không nhỏ số tiền giao dịch sẽ phải chuyển vào ngân khố Mỹ, vì chúng tôi đã giúp thỏa thuận này trở thành hiện thực. Họ không có quyền gì, trừ khi chúng tôi cấp quyền cho họ", Trump nói thêm.
Một số chuyên gia cho rằng Microsoft sẽ tiêu tốn khoảng 40 - 50 tỷ USD cho vụ mua bán, nhưng số tiền khổng lồ này sẽ giúp tập đoàn Mỹ sở hữu một trong những nền tảng mạng xã hội phát triển nhanh nhất thế giới. "Đây là cơ hội hiếm gặp với mức giá có thể dễ dàng chấp thuận", nhà phân tích Dan Ives của công ty tài chính Wedbush nhận xét.
Bill Gates (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2015. Ảnh: AFP.
Thông tin về thương vụ tiềm tàng này giúp giá trị của tập đoàn tăng gần 80 tỷ USD tuần trước, cho thấy nhiều nhà đầu tư thích ý tưởng mua lại TikTok. Ives ước tính giá trị của TikTok có thể vượt 200 tỷ USD trong vòng vài năm tới nếu duy trì đà tăng trưởng người dùng và lượng tương tác như hiện nay.
"Bán một phần TikTok cũng có thể được xem là chiến thắng lớn cho ngành công nghệ Trung Quốc. 50 tỷ USD là số tiền không nhỏ", Rich Robinson, giáo sư tại Đại học Bắc Kinh ở Trung Quốc, nhận xét và thêm rằng điều này cho thấy những tiến bộ trong ngành phát triển phần mềm nước này.
ByteDance đã thu hút được khoảng một tỷ người dùng trên toàn thế giới, thu về hàng chục tỷ USD nhờ TikTok trong năm 2019 và cũng là nền tảng mạng xã hội đầu tiên của Trung Quốc đạt được đột phá trên thị trường quốc tế. "Đó đều là chiến thắng, đáng tiếc là chúng đã bị chính trị hóa", giáo sư Robinson nói.
Nguồn : vnexpress