THẤY HAY NÊN MÌNH POST LÊN CHO CÁC BẠN THAM KHẢO. CÓ THỂ SẼ HỮU ÍCH ĐỐI VỚI 1 SỐ BẠN !!!!
Đây là chia sẻ của một seller có doanh thu > 100.000$/tháng từ bán hàng trên Shopify bằng quảng cáo FB. Dữ liệu là những kinh nghiệm chủ quan của seller đó trong quá trình chạy quảng cáo FB, do đó có thể không đúng với bạn. Mình đã xem qua, cái học được là tư duy và góc nhìn của seller đó rất hay, mình sẽ phân tích cụ thể bên dưới.
(LƯU Ý: NICHE CỦA MÌNH PHẢI LUÔN ĐẠT TẦM 1TR NGƯỜI (KO THÌ CŨNG PHẢI 500K))
1/ Thời gian test: 2 tuần để có thể đánh giá được một chiến dịch quảng cáo có thông số làm bạn khó khăn trong việc quyết định là chạy hay tắt, bao gồm những loại sau:
a. Tương tác rất ngon nhưng sale về ít.
b. Số sale không ổn định mỗi ngày.
c. Đang có sale ngon đột nhiên hôm đó không có sale.
PS: Khi không có sale hay sale về ít thì mình hay xem thêm lượng link click và lượng reach so với những ngày hôm trước có đều hay không. Khi nào không đều trong 3 ngày liên tiếp thì mình mới điều chỉnh quảng cáo cho phù hợp.
2/ Nguyên tắc hoạt động của FB: FB thật ra chỉ là một phần mềm, chạy theo những kịch bản được định sẵn từ trước, nên nó sẽ có những nguyên tắc riêng của nó. Họ có hàng triệu nhà quảng cáo, vì thế không có lý do gì để cho rằng FB ganh ghét riêng bạn khi bạn có kết quả chạy quảng cáo không tốt. Kết quả quảng cáo của bạn có được dựa trên những gì bạn bán và nhóm khách hàng mà bạn chạy quảng cáo. Tất cả mọi sự đụng chạm đến quảng cáo đang chạy như tăng budget đều sẽ làm FB đánh giá lại quảng cáo của bạn đang chạy.
PS: trong bán áo, cái chính vẫn là design của bạn, xong đến target. 2 cái đó bạn làm tốt thì sẽ có sale, cpm thấp,… Về việc tăng giàm budget liên tục thì mình có trao đổi với kỹ sư lập trình của FB, họ cũng nói như vậy. Việc tăng giảm liên tục sẽ làm hệ thống phải tạm ngưng và thu thập lại data để tối ưu lại quảng cáo của bạn. Do đó mình cũng ít khi tăng giảm budget liên tục trong ngày, trừ thường hợp cá biệt.
3/ Thời gian bắt đầu chạy ads: Luôn luôn bắt đầu chạy ads từ 12.00 AM (với bất cứ quốc gia nào bạn muốn quảng cáo tới). FB cần thời gian để tối ưu ads của bạn như họ đã làm với các nhà quảng cáo khác. Tầm 24h là khoảng thời gian hiệu quả.
4/ Tắt ads: Rõ ràng là nếu bạn đang bán cái gì trên FB thì cá là bạn phải hiểu nó rất rất rõ về thứ đó (ko hiểu rõ thì nghỉ chơi là vừa :3 ) để mà lựa chọn khách hàng mục tiêu. Thế nên, bất kể khách hàng bạn chọn mà đã phù hợp rồi, thì bớt lo lắng đi. Nếu bạn không bán được, nó có nghĩa là đồ bạn đang bán (tshirt/ vòng cổ/ cốc/ blah blah) thì người ta cũng bán đầy ra đó rồi.
PS: những bạn mới bán dễ bị cái này. Bạn tự tin lên mẫu, chạy ads nhưng ko có sale. Lúc đó bạn hoang mang ko biết target sai hay do design, nghi ngờ đủ thứ. Cái này thì do bạn chưa có kinh nghiệm nhiều, mà kinh nghiệm thì không có ai dạy được. Do đó muốn ít bị thì chịu khó tìm hiểu thật kỹ về niche mình muốn bán, tìm xem đã có những mẫu nào đc bán rồi, design ra sao, style nào. Sau đó hãy lên mẫu, càng sáng tạo, độc đáo càng dễ bán nếu bạn đã đầu tư kỹ lưỡng khâu tìm hiểu niche. Chú ý là sáng tạo trên cơ sở đã tìm hiểu, chứ không phải sáng tạo theo những suy nghĩ vụt qua trong đầu, tỷ lệ fail cao lắm.
5/ Trước khi chọn sản phẩm để bán: nên cài một phần mềm spy nào đó đi (để rình mò người khác chứ) và gõ tên niche/ từ khóa bạn cần vào, cụ tỉ như là niche + tshirt + quote để kiểm tra thử có ai bán khủng cái niche đó chưa. Đó là vũ khí bí mật của mình. Nếu bạn chọn một sản phẩm trên Alibaba, bạn phải check được tình hình bán buôn của nó trên FB như nào.
PS: như phần trên, phải tìm hiểu niche đó thật kỹ.
6/ Cần có đạn dược: FB ads cần phải có tiền để test và fail. Ít nhất 2000$ trong túi nhá (dựa trên kinh nghiệm của bạn về chạy quảng cáo FB). Yếu tố này quan trọng đấy. Tuy nhiên khi bạn có chừng đấy tiền rồi, quên nó đi. Tiêu tiền trong sợ hãi thì không hái quả ngọt được đâu.
PS: vốn luôn luôn cần, kinh doanh hay làm ăn gì cũng cần vốn ban đầu, đừng hy vọng hão huyền là lên camp phát bán đc liền hay chỉ 100-200 $ sẽ bán được.
7/ Test sơ bộ: Tạo 2 adset cơ bản ví dụ như: Tuổi [18-65+], chạy trên mobile + desktop với ngân sách tầm 20$ hoặc 10$ cho mỗi adset. Reach khoảng 3000 người là mục tiêu.
PS: split test, với áo thun test ban đầu có thể không cần, nếu siêng làm đc thì tốt. Nên để quảng cáo reach đủ số lượng mới đánh giá được. Đừng sợ mất tiền quảng cáo, nếu sợ kiểu đó thì bạn sẽ không khá được.
8/ Theo kinh nghiệm bản thân và vài ae trong nghề thì mình rút ra được: Nếu bạn đạt doanh thu $xxxx/ ngày thì khả năng cao là bạn đang chạy tầm 20 camp với ngân sách nhỏ hoặc một vài camp với ngân sách cỡ bự. Cá nhân thì mình thích chiến các camp với ngân sách nhỏ hơn.
PS: để duy trì profit tốt ổn định hàng ngày thì theo mình chiến số lượng camp nhiều với ngân sách nhỏ sẽ ổn định hơn. còn các camp lớn thì xem như lâu lâu trúng số thôi.
9/ Facebook sẽ cắn tiền bạn rất nhanh: FB ads được tạo ra với mục tiêu ban đầu là nuốt tiền của bạn, sau đó mới tới nhiệm vụ của nó. Mình gọi đó là “Ngày cúng tiền cho FB”. Khi bạn bắt đầu 1 camp mới, FB sẽ cắn tiền bạn nhiều nhất có thể theo giới hạn bạn đặt. Bắt đầu với ngân sách nho nhỏ thôi và để nó chạy lâu lâu tí (vài ngày), bằng cách này bạn mới có kiểm soát được việc chi tiền và thu lượm được vài dữ liệu cuối cùng.
PS: FB luôn cần thời gian để tối ưu quảng cáo, ít nhất là 1000 reach và 24h.
10/ Ăn lớn với FB ads: doanh thu 4 số một ngày là khá dễ với FB và tất cả bạn cần là chỉ một sản phẩm. Mình chỉ tập trung 1 sản phẩm 1 lần (đơn giản là vì mình ngâm cứu niche hơi bị lâu và kỹ) và ăn ngủ với nó luôn. Mình có thể chỉ bán 1 sản phẩm trong suốt 3-4 tháng và tối ưu Pixel của mình hiệu quả hơn.
PS: bạn có thể có thu nhập tốt ổn định mặc dù chỉ tập trung vào 1 niche.
11/ Một sản phẩm là tất cả thứ bạn cần: Thử sức ở sản phẩm nào đó khác ngoài áo thun. Như mình nói ở trên rồi, mình chỉ bán 1 sản phẩm duy nhất và một khi mình tìm được ánh sáng cuối đường hầm rồi thì mình bán sản phẩm đó trong vòng 3-4 tháng là chuyện nhỏ như thỏ ăn cỏ. Cố gắng tìm ra 1 sản phẩm “toàn cầu” chứ không chỉ đánh vào thị trường Mỹ. Ví dụ như, bất cứ “thị trường thứ hai” nào ngoài việc tập trung Mỹ. Có lưu ý là “thị trường thứ hai” này có thể giúp bạn dễ dàng đạt doanh thu 6 con số/ tháng (mình đã làm được) thì không gì tốt hơn là một sản phẩm có thể “kiểm chứng” tại Mỹ và sau đó bán ra toàn cầu.
12/ Dấu hiệu của một ads đẹp như mơ: Số sales không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một ads đẹp (mặc dù đúng là nó quan trọng =)) ). Riêng bản thân thì mình không có hứng lắm với “biểu tượng cảm xúc mới” của FB đã giới thiệu trước đó bằng một lượng khá lượt “Share” kéo theo lượng traffic tự nhiên. Mình xác định dấu hiệu như sau:
a) Cơ bản nhất là lượt “comment + share”: Nó cho mình viễn cảnh tươi sáng về tiềm năng có sales
b) Tag ai đó trong comment: Tag sẽ mang đến traffic tự nhiên một cách miễn phí và là đề xuất mua hàng rất mạnh nên sẽ giúp nhiều trong việc chuyển đổi sale
c) Shares: quá rõ là lượt shares cao chính là bạn chọn đúng cmn đối tượng rồi.
13/ PPE hay WC (CTW): trong cuộc chiến giữa việc nên chọn hình thức nào để chạy, mình chạy rất cơ bản. Mình tối ưu PPE với cả WC. Nó ngốn nhiều tiền hơn nhưng sẽ tạo ra được “Facebook Post Sales Page” (FPSP) (éo hiểu ý tác giả là gì =.=). Mình sử dụng CTW khi retarget bằng WC là “View Content” và chạy hình thức CTW.
PS: thật ra có nghĩa là chạy quảng cáo dạng WC cho bài post trên page (photo post hoặc link post). Tư duy của người viết là xem bài post đó và chăm sóc nó như 1 sale page bán hàng, nghĩa là chăm chút cho description, hình ảnh, tương tác với khách hàng trên bài post đó. Còn retarget thì chạy WC cho link post, optimize theo “view content”.
14/ FPSP (cái bên trên): Chăm chút post PPE của bạn như thể là trang bán hàng vậy. Hệt như nguyên lý bất thành văn của mọi hình thức chạy quảng cáo, giống như bạn thấy các tấm hình quảng cáo sản phẩm, quà tặng sản phẩm,… Cùng cách đó trong 3-4 ngày đầu tiên, bạn nên tập trung vào việc post PPE của bạn phải hấp dẫn nhất có thể với bằng chứng cụ thể (like- share – comment các thứ…) Sales là mối quan tâm sau này.
15/ Retarget: cái này là “cha đẻ” của mọi loại nghệ thuật kiếm sales. Cá nhân mình tạo khoảng 3-4 camp retarget gọi là “ads linh động”. Mình khởi đầu với 1 camp retarget và sau 14-15 ngày sẽ tạo thêm 2 hoặc 3 camp dựa trên những sản phẩm khác được “chấp nhận” bởi khách hàng được retarget.
16/ Kiếm tiền 365 ngày: mục tiêu của mình là tập trung chờ đợi để chiến giai đoạn từ tháng 10- tháng 12 bởi vì đây là mùa cá kiếm, tuy nhiên một năm với 5-6 sản phẩm là QUÁ ĐỦ để bạn kiếm được thu nhập ổn định ở mức 5-6 con số. Ít sản phẩm cũng loại bỏ đi cơn đau đầu “ko mong đợi” của việc tìm kiếm sản phẩm mới và nguồn tìm kiếm.
17/ Alibaba sellers: đây là một thị trường khá tệ dù cho có một vài nhà cung cấp rất bá đạo. Trước khi bạn scale, nên làm việc kỹ càng với nhà cung cấp và nhớ chi hậu hĩnh để có được mẫu sản phẩm nhanh chóng.
18/ Vấn đề về nguồn sản phẩm: Ae chú ý phần này, nó có thể phá vỡ việc kinh doanh của bạn. NGỪNG BÁN một khi có ai đó chỉ trích/ phàn nàn về bạn. Tại trang bán hàng Shopify chính thức của mình, mình luôn luôn đề cập rõ về khung thời gian ship hàng là 5-7 ngày làm việc cho việc xử lý đơn hàng và 15-20 ngày cho việc giao hàng. Khách hàng thường hay thiếu kiên nhẫn như thể là họ phải được sử dụng dịch vụ ship hàng nhanh, mà điều đó không đúng với drop-shipping.
19/ Hoàn tiền thật nhanh: Nếu bạn nhận được email về việc sản phẩm của bạn chưa được giao và cần hoàn tiền, hãy làm ngay và cấp cho khách hàng 1 coupon giảm giá đồng thời với việc refund. Tin mình và bạn sẽ thấy hiệu quả ngay sau đó. Hoàn tiền ngay tức thì giảm thiểu việc phải bồi thường và giữ cho tài khoản kinh doanh của bạn an toàn. Các nhà cung cấp như 2Checkout có thể đá đít bạn bất cứ lúc nào thậm chí với tỉ lệ hoàn tiền và bồi thường ở mức thấp.
20/ Sản phẩm bán đắc đồng nghĩa với việc bạn cần thêm tiền: Một khi bạn chắc cú là sp của bạn đã bán chạy trên 1 niche với 1 triệu người dùng, vậy thì lo chuẩn bị tiền để scale đi là vừa. Không nên ngồi chờ tiền từ nhà cung cấp về tới tay và ngồi tiếc hùi hụi về mớ sản phẩm không bán được chỉ vì việc chậm trễ trong việc thanh toán của nhà cung cấp.
21/ ROI trên sản phẩm: lại là ý kiến chủ quan của mình, mình thường chiến bất cứ camp nào với ROI tầm 20% trở lên sau khi trừ đi hết chi phí. Ngay cả tập đoàn khổng lồ cũng đã hạnh phúc với lợi nhuận biên 5% trong kinh tế thị trường mà. 20% là không hề nhỏ nếu bạn có khả năng bán cả ngàn sản phẩm.
22/ FB pixel: tất nhiên là mình dồn hết tâm huyết vào việc “tối ưu” Purchase pixel, tuy nhiên bạn nên bắt đầu với “Page view” hoặc “View Content” rồi “Add to Cart” rồi mới đến “Purchase”. 15 ngày là đủ để bạn hướng tới “Purchase pixel”. Điều kiện cần của mình là ít nhất 300 Purchase để tạo tệp Lookalike. Càng nhiều thì càng tốt thôi.
Đây là chia sẻ của một seller có doanh thu > 100.000$/tháng từ bán hàng trên Shopify bằng quảng cáo FB. Dữ liệu là những kinh nghiệm chủ quan của seller đó trong quá trình chạy quảng cáo FB, do đó có thể không đúng với bạn. Mình đã xem qua, cái học được là tư duy và góc nhìn của seller đó rất hay, mình sẽ phân tích cụ thể bên dưới.
(LƯU Ý: NICHE CỦA MÌNH PHẢI LUÔN ĐẠT TẦM 1TR NGƯỜI (KO THÌ CŨNG PHẢI 500K))
1/ Thời gian test: 2 tuần để có thể đánh giá được một chiến dịch quảng cáo có thông số làm bạn khó khăn trong việc quyết định là chạy hay tắt, bao gồm những loại sau:
a. Tương tác rất ngon nhưng sale về ít.
b. Số sale không ổn định mỗi ngày.
c. Đang có sale ngon đột nhiên hôm đó không có sale.
PS: Khi không có sale hay sale về ít thì mình hay xem thêm lượng link click và lượng reach so với những ngày hôm trước có đều hay không. Khi nào không đều trong 3 ngày liên tiếp thì mình mới điều chỉnh quảng cáo cho phù hợp.
2/ Nguyên tắc hoạt động của FB: FB thật ra chỉ là một phần mềm, chạy theo những kịch bản được định sẵn từ trước, nên nó sẽ có những nguyên tắc riêng của nó. Họ có hàng triệu nhà quảng cáo, vì thế không có lý do gì để cho rằng FB ganh ghét riêng bạn khi bạn có kết quả chạy quảng cáo không tốt. Kết quả quảng cáo của bạn có được dựa trên những gì bạn bán và nhóm khách hàng mà bạn chạy quảng cáo. Tất cả mọi sự đụng chạm đến quảng cáo đang chạy như tăng budget đều sẽ làm FB đánh giá lại quảng cáo của bạn đang chạy.
PS: trong bán áo, cái chính vẫn là design của bạn, xong đến target. 2 cái đó bạn làm tốt thì sẽ có sale, cpm thấp,… Về việc tăng giàm budget liên tục thì mình có trao đổi với kỹ sư lập trình của FB, họ cũng nói như vậy. Việc tăng giảm liên tục sẽ làm hệ thống phải tạm ngưng và thu thập lại data để tối ưu lại quảng cáo của bạn. Do đó mình cũng ít khi tăng giảm budget liên tục trong ngày, trừ thường hợp cá biệt.
3/ Thời gian bắt đầu chạy ads: Luôn luôn bắt đầu chạy ads từ 12.00 AM (với bất cứ quốc gia nào bạn muốn quảng cáo tới). FB cần thời gian để tối ưu ads của bạn như họ đã làm với các nhà quảng cáo khác. Tầm 24h là khoảng thời gian hiệu quả.
4/ Tắt ads: Rõ ràng là nếu bạn đang bán cái gì trên FB thì cá là bạn phải hiểu nó rất rất rõ về thứ đó (ko hiểu rõ thì nghỉ chơi là vừa :3 ) để mà lựa chọn khách hàng mục tiêu. Thế nên, bất kể khách hàng bạn chọn mà đã phù hợp rồi, thì bớt lo lắng đi. Nếu bạn không bán được, nó có nghĩa là đồ bạn đang bán (tshirt/ vòng cổ/ cốc/ blah blah) thì người ta cũng bán đầy ra đó rồi.
PS: những bạn mới bán dễ bị cái này. Bạn tự tin lên mẫu, chạy ads nhưng ko có sale. Lúc đó bạn hoang mang ko biết target sai hay do design, nghi ngờ đủ thứ. Cái này thì do bạn chưa có kinh nghiệm nhiều, mà kinh nghiệm thì không có ai dạy được. Do đó muốn ít bị thì chịu khó tìm hiểu thật kỹ về niche mình muốn bán, tìm xem đã có những mẫu nào đc bán rồi, design ra sao, style nào. Sau đó hãy lên mẫu, càng sáng tạo, độc đáo càng dễ bán nếu bạn đã đầu tư kỹ lưỡng khâu tìm hiểu niche. Chú ý là sáng tạo trên cơ sở đã tìm hiểu, chứ không phải sáng tạo theo những suy nghĩ vụt qua trong đầu, tỷ lệ fail cao lắm.
5/ Trước khi chọn sản phẩm để bán: nên cài một phần mềm spy nào đó đi (để rình mò người khác chứ) và gõ tên niche/ từ khóa bạn cần vào, cụ tỉ như là niche + tshirt + quote để kiểm tra thử có ai bán khủng cái niche đó chưa. Đó là vũ khí bí mật của mình. Nếu bạn chọn một sản phẩm trên Alibaba, bạn phải check được tình hình bán buôn của nó trên FB như nào.
PS: như phần trên, phải tìm hiểu niche đó thật kỹ.
6/ Cần có đạn dược: FB ads cần phải có tiền để test và fail. Ít nhất 2000$ trong túi nhá (dựa trên kinh nghiệm của bạn về chạy quảng cáo FB). Yếu tố này quan trọng đấy. Tuy nhiên khi bạn có chừng đấy tiền rồi, quên nó đi. Tiêu tiền trong sợ hãi thì không hái quả ngọt được đâu.
PS: vốn luôn luôn cần, kinh doanh hay làm ăn gì cũng cần vốn ban đầu, đừng hy vọng hão huyền là lên camp phát bán đc liền hay chỉ 100-200 $ sẽ bán được.
7/ Test sơ bộ: Tạo 2 adset cơ bản ví dụ như: Tuổi [18-65+], chạy trên mobile + desktop với ngân sách tầm 20$ hoặc 10$ cho mỗi adset. Reach khoảng 3000 người là mục tiêu.
PS: split test, với áo thun test ban đầu có thể không cần, nếu siêng làm đc thì tốt. Nên để quảng cáo reach đủ số lượng mới đánh giá được. Đừng sợ mất tiền quảng cáo, nếu sợ kiểu đó thì bạn sẽ không khá được.
8/ Theo kinh nghiệm bản thân và vài ae trong nghề thì mình rút ra được: Nếu bạn đạt doanh thu $xxxx/ ngày thì khả năng cao là bạn đang chạy tầm 20 camp với ngân sách nhỏ hoặc một vài camp với ngân sách cỡ bự. Cá nhân thì mình thích chiến các camp với ngân sách nhỏ hơn.
PS: để duy trì profit tốt ổn định hàng ngày thì theo mình chiến số lượng camp nhiều với ngân sách nhỏ sẽ ổn định hơn. còn các camp lớn thì xem như lâu lâu trúng số thôi.
9/ Facebook sẽ cắn tiền bạn rất nhanh: FB ads được tạo ra với mục tiêu ban đầu là nuốt tiền của bạn, sau đó mới tới nhiệm vụ của nó. Mình gọi đó là “Ngày cúng tiền cho FB”. Khi bạn bắt đầu 1 camp mới, FB sẽ cắn tiền bạn nhiều nhất có thể theo giới hạn bạn đặt. Bắt đầu với ngân sách nho nhỏ thôi và để nó chạy lâu lâu tí (vài ngày), bằng cách này bạn mới có kiểm soát được việc chi tiền và thu lượm được vài dữ liệu cuối cùng.
PS: FB luôn cần thời gian để tối ưu quảng cáo, ít nhất là 1000 reach và 24h.
10/ Ăn lớn với FB ads: doanh thu 4 số một ngày là khá dễ với FB và tất cả bạn cần là chỉ một sản phẩm. Mình chỉ tập trung 1 sản phẩm 1 lần (đơn giản là vì mình ngâm cứu niche hơi bị lâu và kỹ) và ăn ngủ với nó luôn. Mình có thể chỉ bán 1 sản phẩm trong suốt 3-4 tháng và tối ưu Pixel của mình hiệu quả hơn.
PS: bạn có thể có thu nhập tốt ổn định mặc dù chỉ tập trung vào 1 niche.
11/ Một sản phẩm là tất cả thứ bạn cần: Thử sức ở sản phẩm nào đó khác ngoài áo thun. Như mình nói ở trên rồi, mình chỉ bán 1 sản phẩm duy nhất và một khi mình tìm được ánh sáng cuối đường hầm rồi thì mình bán sản phẩm đó trong vòng 3-4 tháng là chuyện nhỏ như thỏ ăn cỏ. Cố gắng tìm ra 1 sản phẩm “toàn cầu” chứ không chỉ đánh vào thị trường Mỹ. Ví dụ như, bất cứ “thị trường thứ hai” nào ngoài việc tập trung Mỹ. Có lưu ý là “thị trường thứ hai” này có thể giúp bạn dễ dàng đạt doanh thu 6 con số/ tháng (mình đã làm được) thì không gì tốt hơn là một sản phẩm có thể “kiểm chứng” tại Mỹ và sau đó bán ra toàn cầu.
12/ Dấu hiệu của một ads đẹp như mơ: Số sales không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một ads đẹp (mặc dù đúng là nó quan trọng =)) ). Riêng bản thân thì mình không có hứng lắm với “biểu tượng cảm xúc mới” của FB đã giới thiệu trước đó bằng một lượng khá lượt “Share” kéo theo lượng traffic tự nhiên. Mình xác định dấu hiệu như sau:
a) Cơ bản nhất là lượt “comment + share”: Nó cho mình viễn cảnh tươi sáng về tiềm năng có sales
b) Tag ai đó trong comment: Tag sẽ mang đến traffic tự nhiên một cách miễn phí và là đề xuất mua hàng rất mạnh nên sẽ giúp nhiều trong việc chuyển đổi sale
c) Shares: quá rõ là lượt shares cao chính là bạn chọn đúng cmn đối tượng rồi.
13/ PPE hay WC (CTW): trong cuộc chiến giữa việc nên chọn hình thức nào để chạy, mình chạy rất cơ bản. Mình tối ưu PPE với cả WC. Nó ngốn nhiều tiền hơn nhưng sẽ tạo ra được “Facebook Post Sales Page” (FPSP) (éo hiểu ý tác giả là gì =.=). Mình sử dụng CTW khi retarget bằng WC là “View Content” và chạy hình thức CTW.
PS: thật ra có nghĩa là chạy quảng cáo dạng WC cho bài post trên page (photo post hoặc link post). Tư duy của người viết là xem bài post đó và chăm sóc nó như 1 sale page bán hàng, nghĩa là chăm chút cho description, hình ảnh, tương tác với khách hàng trên bài post đó. Còn retarget thì chạy WC cho link post, optimize theo “view content”.
14/ FPSP (cái bên trên): Chăm chút post PPE của bạn như thể là trang bán hàng vậy. Hệt như nguyên lý bất thành văn của mọi hình thức chạy quảng cáo, giống như bạn thấy các tấm hình quảng cáo sản phẩm, quà tặng sản phẩm,… Cùng cách đó trong 3-4 ngày đầu tiên, bạn nên tập trung vào việc post PPE của bạn phải hấp dẫn nhất có thể với bằng chứng cụ thể (like- share – comment các thứ…) Sales là mối quan tâm sau này.
15/ Retarget: cái này là “cha đẻ” của mọi loại nghệ thuật kiếm sales. Cá nhân mình tạo khoảng 3-4 camp retarget gọi là “ads linh động”. Mình khởi đầu với 1 camp retarget và sau 14-15 ngày sẽ tạo thêm 2 hoặc 3 camp dựa trên những sản phẩm khác được “chấp nhận” bởi khách hàng được retarget.
16/ Kiếm tiền 365 ngày: mục tiêu của mình là tập trung chờ đợi để chiến giai đoạn từ tháng 10- tháng 12 bởi vì đây là mùa cá kiếm, tuy nhiên một năm với 5-6 sản phẩm là QUÁ ĐỦ để bạn kiếm được thu nhập ổn định ở mức 5-6 con số. Ít sản phẩm cũng loại bỏ đi cơn đau đầu “ko mong đợi” của việc tìm kiếm sản phẩm mới và nguồn tìm kiếm.
17/ Alibaba sellers: đây là một thị trường khá tệ dù cho có một vài nhà cung cấp rất bá đạo. Trước khi bạn scale, nên làm việc kỹ càng với nhà cung cấp và nhớ chi hậu hĩnh để có được mẫu sản phẩm nhanh chóng.
18/ Vấn đề về nguồn sản phẩm: Ae chú ý phần này, nó có thể phá vỡ việc kinh doanh của bạn. NGỪNG BÁN một khi có ai đó chỉ trích/ phàn nàn về bạn. Tại trang bán hàng Shopify chính thức của mình, mình luôn luôn đề cập rõ về khung thời gian ship hàng là 5-7 ngày làm việc cho việc xử lý đơn hàng và 15-20 ngày cho việc giao hàng. Khách hàng thường hay thiếu kiên nhẫn như thể là họ phải được sử dụng dịch vụ ship hàng nhanh, mà điều đó không đúng với drop-shipping.
19/ Hoàn tiền thật nhanh: Nếu bạn nhận được email về việc sản phẩm của bạn chưa được giao và cần hoàn tiền, hãy làm ngay và cấp cho khách hàng 1 coupon giảm giá đồng thời với việc refund. Tin mình và bạn sẽ thấy hiệu quả ngay sau đó. Hoàn tiền ngay tức thì giảm thiểu việc phải bồi thường và giữ cho tài khoản kinh doanh của bạn an toàn. Các nhà cung cấp như 2Checkout có thể đá đít bạn bất cứ lúc nào thậm chí với tỉ lệ hoàn tiền và bồi thường ở mức thấp.
20/ Sản phẩm bán đắc đồng nghĩa với việc bạn cần thêm tiền: Một khi bạn chắc cú là sp của bạn đã bán chạy trên 1 niche với 1 triệu người dùng, vậy thì lo chuẩn bị tiền để scale đi là vừa. Không nên ngồi chờ tiền từ nhà cung cấp về tới tay và ngồi tiếc hùi hụi về mớ sản phẩm không bán được chỉ vì việc chậm trễ trong việc thanh toán của nhà cung cấp.
21/ ROI trên sản phẩm: lại là ý kiến chủ quan của mình, mình thường chiến bất cứ camp nào với ROI tầm 20% trở lên sau khi trừ đi hết chi phí. Ngay cả tập đoàn khổng lồ cũng đã hạnh phúc với lợi nhuận biên 5% trong kinh tế thị trường mà. 20% là không hề nhỏ nếu bạn có khả năng bán cả ngàn sản phẩm.
22/ FB pixel: tất nhiên là mình dồn hết tâm huyết vào việc “tối ưu” Purchase pixel, tuy nhiên bạn nên bắt đầu với “Page view” hoặc “View Content” rồi “Add to Cart” rồi mới đến “Purchase”. 15 ngày là đủ để bạn hướng tới “Purchase pixel”. Điều kiện cần của mình là ít nhất 300 Purchase để tạo tệp Lookalike. Càng nhiều thì càng tốt thôi.