chiplove69
Hero
Nghị định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc sẽ có hiệu lực từ ngày 1/11/2011. Theo đó, người bị kết án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc sẽ được tiêm một mũi gồm 3 loại thuốc...
Thủ tướng vừa ban hành Nghị định về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, quy định cụ thể về thuốc tiêm và trang bị, phương tiện sử dụng cũng như các điều kiện đảm bảo thi hành án... Thuốc tiêm được sử dụng cho thi hành án tử hình gồm: gây mê; làm tê liệt hệ thần kinh, cơ bắp và ngừng hoạt động tim. 3 loại tân dược này do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Trước khi bị tiêm thuốc độc bằng máy tự động, tử tù được viết thư, ghi âm lời nói cuối cùng và hưởng tiêu chuẩn ăn uống bằng 5 lần của ngày Lễ, Tết với người tạm giam. Sau 10 phút mà người bị thi hành án chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo Chủ tịch hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện lần 2, lần 3.
Người bị thi hành án được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, đảm bảo không làm cản trở sự lưu thông máu;
Nghị định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc sẽ có hiệu lực từ ngày 1/11/2011
Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm chuẩn bị đủ 3 liều thuốc, trong đó có 2 liều dự phòng; Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm: trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch; đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo trình tự được quy định.
Sau đó, cán bộ này có trách nhiệm kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau 10 phút mà người bị thi hành án chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện lần hai. Trường hợp đã tiêm hết hai liều thuốc mà người bị thi hành án vẫn chưa chết, thì Đội trưởng đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án ra lệnh tiêm lần 3.
Theo lệnh của Chủ tịch thi hành án, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.
Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án đã chết, theo lệnh của Chủ tịch hội đồng thi hành án, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình; Hội đồng thi hành án lập biên bản theo quy định về người thi hành án hình sự.
Cũng theo quy định này, UBND cấp xã nơi tổ chức thi hành án tử hình có trách nhiệm tham gia bảo đảm an ninh trật tự nơi thi hành án, cử đại diện chứng kiến việc thi hành án tử hình; làm thủ tục khai tử cho người bị thi hành án tử hình; phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Cơ quan thi hành án cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án tử hình;
UBND cấp xã nơi thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp được phép nhận tử thi hoặc đưa hài cốt của người bị thi hành án tử hình về an táng có trách nhiệm bảo đảm chấp hành đúng quy định của pháp luật an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường.
Việc nghiên cứu đổi mới hình thức thi hành án tử hình đã được đặt ra từ Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp và đã được Bộ Công an triển khai từ lâu. Đây là một trong những cơ sở để Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Thi hành án hình sự. Ban đầu dự thảo đề xuất quy định song song hai hình thức tử hình và tiêm thuốc độc. Tuy nhiên, Quốc hội sau đó quyết định chuyển hẳn sang hình thức tiêm thuốc.
Lẽ ra, từ ngày 1/7 vừa qua, Luật Thi hành án hình sự đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, do văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình thủ tục cũng như việc đầu tư trang thiết bị cho hình thức thi hành án mới vẫn đang trong quá trình xây dựng nên việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc đã bị hoãn lại.
Nguồn: Vnexpress.net
Thủ tướng vừa ban hành Nghị định về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, quy định cụ thể về thuốc tiêm và trang bị, phương tiện sử dụng cũng như các điều kiện đảm bảo thi hành án... Thuốc tiêm được sử dụng cho thi hành án tử hình gồm: gây mê; làm tê liệt hệ thần kinh, cơ bắp và ngừng hoạt động tim. 3 loại tân dược này do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Trước khi bị tiêm thuốc độc bằng máy tự động, tử tù được viết thư, ghi âm lời nói cuối cùng và hưởng tiêu chuẩn ăn uống bằng 5 lần của ngày Lễ, Tết với người tạm giam. Sau 10 phút mà người bị thi hành án chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo Chủ tịch hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện lần 2, lần 3.
Người bị thi hành án được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, đảm bảo không làm cản trở sự lưu thông máu;
Nghị định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc sẽ có hiệu lực từ ngày 1/11/2011
Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm chuẩn bị đủ 3 liều thuốc, trong đó có 2 liều dự phòng; Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm: trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch; đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo trình tự được quy định.
Sau đó, cán bộ này có trách nhiệm kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau 10 phút mà người bị thi hành án chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện lần hai. Trường hợp đã tiêm hết hai liều thuốc mà người bị thi hành án vẫn chưa chết, thì Đội trưởng đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án ra lệnh tiêm lần 3.
Theo lệnh của Chủ tịch thi hành án, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.
Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án đã chết, theo lệnh của Chủ tịch hội đồng thi hành án, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình; Hội đồng thi hành án lập biên bản theo quy định về người thi hành án hình sự.
Cũng theo quy định này, UBND cấp xã nơi tổ chức thi hành án tử hình có trách nhiệm tham gia bảo đảm an ninh trật tự nơi thi hành án, cử đại diện chứng kiến việc thi hành án tử hình; làm thủ tục khai tử cho người bị thi hành án tử hình; phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Cơ quan thi hành án cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án tử hình;
UBND cấp xã nơi thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp được phép nhận tử thi hoặc đưa hài cốt của người bị thi hành án tử hình về an táng có trách nhiệm bảo đảm chấp hành đúng quy định của pháp luật an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường.
Việc nghiên cứu đổi mới hình thức thi hành án tử hình đã được đặt ra từ Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp và đã được Bộ Công an triển khai từ lâu. Đây là một trong những cơ sở để Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Thi hành án hình sự. Ban đầu dự thảo đề xuất quy định song song hai hình thức tử hình và tiêm thuốc độc. Tuy nhiên, Quốc hội sau đó quyết định chuyển hẳn sang hình thức tiêm thuốc.
Lẽ ra, từ ngày 1/7 vừa qua, Luật Thi hành án hình sự đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, do văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình thủ tục cũng như việc đầu tư trang thiết bị cho hình thức thi hành án mới vẫn đang trong quá trình xây dựng nên việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc đã bị hoãn lại.
Nguồn: Vnexpress.net