"bẦu chỌn vỊnh hẠ long": CẢ quỐc gia Đang bỊ lỪa?..

Danh-thang-ha-long-15-04-2011_01.jpg


Tổ chức lừa tiền thế giới

New7Wonders.com chỉ là ý tưởng "kinh doanh" của một người Canada gốc Thụy Sĩ, tên là Bernard Weber.

Đây là Website của một tổ chức tư nhân, đặt trụ sở tại Thụy Sĩ (New Open World), chứ không phải của một dự án của một Chính phủ hay Tổ chức uy tín nào trên thế giới.

Bằng khả năng quảng bá, marketing khéo léo, cộng với cách chọn tên của dự án "New 7 Wonders of Nature", "7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới", Bernard Weber đã đánh vào lòng tự hào dân tộc, lôi kéo và đánh lừa được rất nhiều phương tiện truyền thông, thậm chí cả các Ban ngành về tài nguyên thiên nhiên và du lịch ở nhiều nước trên thế giới (nhất là các nước nghèo, có hiểu biết và dân trí thấp).

Bên ngoài, tay lừa đảo Weber tuyên bố rằng dự án của mình “phi lợi nhuận”, nhưng cái sự “phi lợi nhuận” đó giúp hắn kiếm bộn tiền. Mỗi địa danh tham gia phải … kí hợp đồng và đóng cho tổ chức 5k USD/tháng. Các website khác muốn sử dụng các nội dung về các thắng cảnh bình chọn cũng phải trả phí 5k USD/tháng.

HaLong.jpg


Đẳng cấp chém gió cấp Quốc tế

Ngày 27/9/2011, Bernard Weber đến làm việc tại Quảng Ninh. Hắn mạnh miệng tuyên bố: “Thông qua cuộc bầu chọn đó đã có nhiều danh thắng nhận được rất nhiều sự quan tâm với trên 1 trăm triệu phiếu bầu của người dân trên khắp thế giới, chứng tỏ sự quan trọng và tầm ảnh hưởng rất lớn của cuộc bầu chọn do Tổ chức phát động.”

Chúng ta hãy thử xem qua cái “tầm ảnh hưởng” của N7W.

Sử dụng Alexa để tìm hiểu thông tin về N7W thì ta có thể thấy như sau:

New7wonders.com xếp hạng 22,607 trên thế giới và hạng 31,656 tại Mỹ.
Trong khi đó, cùng thời điểm, trang Vnexpress được xếp hạng 386 trên thế giới và hạng 1,167 tại Mỹ.

Thậm chí đến cả diễn đàn vn-zoom.com còn được xếp hạng 3,357 trên thế giới và 18,285 tại Mỹ.
Cả 2 trang viết bằng Tiếng Việt đều có “tầm ảnh hưởng” vượt xa N7W trên thế giới.

Một đều hết sức bất ngờ, trong các nước sở hữu địa danh lọt vào “chung kết”, New7wonders được xếp hạng 1,061 tại Việt Nam, chỉ thua 2 nước IQ thấp đó là Lebanon (240) và Tanzania (265).

Tại một số nước IQ cao như Đức, Pháp, Hàn Quốc, xếp hạng của N7W khá … lẹt đẹt, 50,446 ở Đức, 77,133 ở Pháp, Hàn Quốc thậm chí còn không thấy bóng dáng đâu

Công nhận tầm ảnh hưởng của N7W là vô cùng to lớn đối với nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới...
(Số liệu của Alexa được thống kê ngày 4/10/2011).

Phản ứng của nhân dân tiến bộ trước thảm họa N7W

Khi được hỏi về N7W, Tổ chức UNESCO tuyên bố rằng
“Mặc dù nhiều lần được mời ủng hộ N7W, nhưng UNESCO quyết định không hợp tác với ông Weber. Mục tiêu của UNESCO là giúp các nước xác định, bảo vệ và bảo tồn các di sản thế giới. Cần xác định các tiêu chuẩn khoa học, xác định giá trị của các ứng viên".

Như vậy, theo UNESCO kết quả bầu chọn của N7W không chính xác và không có khoa học. Cũng phải, bán phiếu bầu thì lấy đâu ra khoa với chả học?...

Nagib Amin - Một Chuyên gia Ai Cập về Di sản thế giới phát biểu: "Ngoài khía cạnh thương mại, lá phiếu không có cơ sở khoa học". Tại Ai Cập, Bộ trưởng Văn hóa Farouq Hosni gọi cuộc bầu chọn này là “ngớ ngẩn” và mô tả Weber (nhà sáng lập NOWC), chỉ có mục đích duy nhất là “tự quảng cáo”.

1317174440-trao.jpg


5dd0f4c71c2f3dcf25c142305a9eabbf_36098258.n7w.jpg


Tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Thắng, Tổng Thư ký Hiệp hội UNESCO VN và nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội UNESCO thế giới, cho rằng việc "mua phiếu bầu và nhà tổ chức thu tiền" này khiến cuộc bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới của N7W: "Không khác gì một cuộc thi Manhunt (Người đàn ông quyến rũ) Quốc tế, khi một cá nhân bỏ ra vài nghìn USD để mua hàng trăm lá phiếu".

Chính phủ Maldives đã sớm tỉnh ngộ, nhận ra trò lừa đảo của N7W và đã rút lui từ tháng 5/2011

http://maldivesresortworkers.wordpress.com/2011/05/18/dropping-out-of-the-new-7-wonders-scam/
http://www.mymaldives.com/blog/maldives-withdraws-from-the-new7wonders-scam/

Chắc Chính phủ Maldives bị thần kinh mới rút khỏi N7W, nếu bọn đó không phải bọn lừa đảo

Vịnh Hạ Long bá đạo trên bảng xếp hạng N7W

mmmm.jpg


Tại Việt Nam, từ năm 2007, Chính phủ phát động cả 1 Chiến dịch cấp Quốc gia về bầu chọn cho vịnh Hạ Long trên trang web lừa tiền Quốc tế. Các tờ báo liên tục tung hô N7W, thằng lừa đảo Bernard Weber, hô hào nhân dân Việt Nam hãy bình chọn cho vịnh Hạ Long để “bày tỏ lòng yêu nước”...

Cụ thể:

Từ ngày 22/2/2008, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã được phía New Open World (NOW) đồng ý là cơ quan bảo trợ chính thức và đã đại diện ký thỏa thuận với NOW.

Ngày 25 tháng 2 năm 2008, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ phát động bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Nhiều báo, như báo Tuổi Trẻ đã lập hẳn 1 chuyên mục để thông tin (với khẩu hiệu "Bầu chọn Việt Nam: Lá phiếu của lòng yêu nước"), thường xuyên và tuyên truyền cổ động cho cuộc bình chọn này.

images604185_Van_dong_bau_chon_vinh_ha_long.jpg


Tại Tiền Giang, từ ngày 25/3/2008, lãnh đạo Tỉnh đoàn, Sở Văn hóa Thông tin và Sở Bưu chính viễn thông cùng hàng trăm Đoàn viên Thanh niên (ĐVTN) Đoàn Khối Dân Chính Đảng tỉnh Tiền Giang, đã khởi động chiến dịch 10 tháng bầu chọn cho 3 danh thắng của Việt Nam vào danh sách kỳ quan thế giới mới (trong đó có cả việc hỗ trợ đường truyền Internet tốc độ cao miễn phí cho 35 trường Trung học Phổ thông trong tỉnh để giáo viên và học sinh tham gia bầu chọn).

Và chỉ trong tuần lễ phát động đầu tiên, đã có gần 10.000 lượt ĐVTN TP. Mỹ Tho đã tham gia bầu chọn.

Ngày 14/3, UBND tỉnh Quảng Ninh, Báo Thanh Niên, Đài Truyền hình Việt Nam và EVNTelecom đã ký hợp tác và phát động chương trình vận động bầu chọn cho Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên của thế giới cho đến 31 tháng 12 năm 2008, trong đó có 1 "Cuộc tuần hành vòng quanh đất nước bằng xe đạp và thiết lập các điểm bầu chọn cho vịnh Hạ Long ở các tỉnh, thành phố".

images604185_Van_dong_bau_chon_vinh_ha_long.jpg


Ngày 19/8/2008, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã chỉ đạo Cục Hợp tác Quốc tế đưa ra 9 chương trình hành động từ nay đến cuối năm cho cuộc vận động bầu chọn cho Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Do chiến dịch bầu chọn quá hoành tráng này, 3 địa danh của VN (Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng, Phan-xi-păng), "bá đạo" trên bảng xếp hạng nhiều tuần liền.

Gần đây, vòng chung kết của cuộc bầu chọn N7W diễn ra cực kì “sôi động”. Thằng lừa đảo Bernard Weber đến thăm Việt Nam vào cuối tháng 9/2011 để PR cho N7W.

Lợi dụng lòng tự hào dân tộc và suy nghĩ thiếu chin chắn của người Việt, hắn liên mồm tâng bốc Vịnh Hạ Long lên tận trời xanh. Được "tiếp thêm đạn", các tay thợ báo bồi bút ngu si IQ thấp, liền liên tục khua môi múa mép, tâng bốc N7W và thằng khốn nạn Bernard Weber, tiếp tục kêu gọi các con mồi tự chui đầu

Anh_1%252C_Bau_chon_Vinh_Ha_Long.jpg

01.JPG


Báo chí Ttruyền hình thì phần đông ngu si dốt nát là đúng rồi, vấn đề ở đây là tại sao Chính phủ Việt Nam lại “gà mờ” như thế?.

Chính phủ 1 nước nhỏ như Maldives còn nhận ra trò lừa đảo của N7W, vậy tại sao Chính phủ 1 nước lớn như Việt Nam lại không?.

Phải chăng, Chính phủ biết thừa cái trò lừa đảo này nhưng các cấp chính quyền vẫn dấn thân vào để “lấy thành tích” báo cáo lên trên?.

Phỏng đoán này là có cơ sở, vì căn bệnh thành tích từ lâu đã thâm nhập vào mỗi người dân Việt Nam...

Kết luận về N7W:

Các bạn nên nhắn tin Góp đá xây Trường Sa (soạn tin TRUONGSA gửi 140Cool thì thiết thực hơn nhiều việc nhắn tin ủng hộ bọn lừa đảo N7W. Vịnh Hạ Long có nhất bảng, thì cũng chả có bố con thằng Tây nào để ý đâu.

Còn Trường Sa được xây dựng kiên cố, thì chúng ta sẽ giữ được mảnh đất hương hoả cha ông...
 
nhưng hôm vừa rồi nó công bố lên cả VTV1 mà cậu, mình bảo ông già là bị lừa còn bị ông chửi cho te tua này
 
UNESCO tuyên bố kết quả do NOWC công bố là mang tính riêng tư, chỉ phản ánh ý kiến của những người sử dụng internet và tin nhắn điện thoại di động. Cùng với các chuyên gia nghệ thuật học, Tổ chức UNESCO cũng cho rằng cuộc bình chọn của NOWC không mang tính khoa học, và kết quả bình chọn không có bất kỳ đóng góp nào về mặt ý nghĩa và bền vững cho việc bảo tồn các công trình được chọn [SUP][21][/SUP]
Tổ chức UNESCO cũng cho rằng nếu chỉ đánh giá trên góc độ cảm tính từng địa điểm thôi thì không đủ, mà phải có những đánh giá trên góc độ khoa học và được bảo vệ bằng những biện pháp chế tài đầy đủ. UNESCO đánh giá chương trình của Weber mới chỉ dựa vào ý kiến của những người tham gia mà thiếu các góc độ còn lại. Việc bỏ phiếu bị đánh giá là phần lớn mang tính cục bộ, dân tộc, thiếu các tiêu chí khách quan. Các nhà quan sát cho rằng các nhà tổ chức thiếu các biện pháp để tránh chuyện một người bỏ phiếu nhiều lần.
Tổ chức này đòi các trang web khác muốn sử dụng các nội dung về các thắng cảnh bình chọn phải trả phí 5000 USD một tháng [SUP][22][/SUP]. Đặc biệt, với việc lập ra hệ thống nhắn tin SMS bình chọn, tổ chức này nghiễm nhiên đã thu về một khoản lợi nhuận khổng lồ, đi ngược hoàn toàn với tôn chỉ ban đầu của tổ chức là phi lợi nhuận. Điều này đã bị Bộ Văn hóa và Du lịch Indonesia chỉ trích mạnh mẽ. Trong thông cáo báo chí chính thức về việc rút lui khỏi cuộc bầu chọn, Bộ này cho rằng đây là "một tổ chức thương mại với mục tiêu lợi nhuận cao mặc dù chính nó tuyên bố là phi lợi nhuận"[SUP][23][/SUP]. Ngoài việc bán phiếu bầu, NOWC dựa vào các khoản quyên góp từ cá nhân, việc mua bán các loại hàng hoá như áo phông, đồ lưu niệm và các khoản thu từ quảng cáo để hoạt động. Để hợp thức hóa lợi nhuận, chiến dịch này tồn tại dưới danh nghĩa của hai đơn vị khác nhau: một tổ chức phi lợi nhuận mang tên "New7Wonders Foundation" và một công ti kinh doanh mang tên "NewOpenWorld Organization". Những câu hỏi phỏng vấn của các phóng viên liên quan đến sự mập mờ này đều bị tổ chức này ỉm đi[SUP][24][/SUP].
Mặc khác, ngay cả địa chỉ của tổ chức này cũng không rõ ràng. Quan chức ngành du lịch Indonesia khẳng định tổ chức này còn không có văn phòng. Ngày 28 tháng 4 năm 2011, Bộ Du lịch Indonesia cử một phái đoàn gồm 8 thành viên để tiến hành điều tra về sự tồn tại của tổ chức này. Phái đoàn từ Jakarta, được sự trợ giúp của Đại sứ quán Indonesia tại Bern, đã truy tìm địa chỉ của N7W Foundation được ghi trên các văn bản chính thức: Hoschgasse 8, PO Box 1212, 8034 Zurich, nhưng họ không tìm thấy địa chỉ này vì mã số bưu điện bị sai. Do đó, khi Indonesia gửi thư tới địa chỉ của New7Wonders tại Zurich, thư đã bị trả về. Đoàn điều tra của Indonesia đã phải xác minh lại số mã bưu điện thì địa chỉ này chỉ đưa họ đến một viện bảo tàng chỉ mở cửa vào 3 tháng mùa hè[SUP][25][/SUP]. Ông Nirwandar, Giám đốc tiếp thị du lịch của Indonesia khẳng định: "Điều rất kì lạ là một tổ chức quốc tế có những giao dịch lên đến hàng triệu USD lại không có nổi một văn phòng thực"[SUP][26][/SUP]
Do điều này, Nagib Amin, một chuyên gia Ai Cập về di sản thế giới phát biểu: "Ngoài khía cạnh thương mại, lá phiếu không có cơ sở khoa học." [SUP][27][/SUP]. Tại Ai Cập, Bộ trưởng Văn hóa Farouq Hosni gọi cuộc bầu chọn này là “ngớ ngẩn” và mô tả Weber - nhà sáng lập NOWC - chỉ có mục đích duy nhất là “tự quảng cáo” [SUP][28][/SUP]. Có người đã liên hệ hoạt động và cách kinh doanh của NOWC với Viện Tiểu sử Hoa Kỳ.
Chính phủ một số nước như Indonesia[SUP][29][/SUP], Lebanon và Maldives đã quyết định rút khỏi cuộc bình chọn. Sau 3 năm theo đuổi, tới tháng 6-2011 Bộ trưởng Du lịch Maldives Thoyyib Mohamed phát biểu: "Vì những đòi hỏi về lượng tiền quá đáng của tổ chức New7Wonders, chúng tôi không còn cảm thấy rằng việc tiếp tục tham gia là mối quan tâm của Maldives nữa"[SUP][30][/SUP]. Trên thực tế, New7Wonders đã liên tục thúc ép Maldives trả một số tiền khá lớn để có thêm lợi thế, gồm các khoản mục sau:

  • Chi phí cho bằng chứng nhận nhà tài trợ Bạch kim: 350.000 USD
  • Chi phí cho 2 bằng chứng nhận nhà tài trợ Vàng: 210.000 USD mỗi bằng
  • Tài trợ cho sự kiện ‘World Tour’, theo đó, Maldives phải chu cấp cho một đoàn đại biểu tới thăm, phải cung cấp khinh khí cầu để tham quan, tiền vé máy bay, tiền ăn ở...
  • Chi phí để cho Đài truyền hình quốc gia tham gia vào chiến dịch New7Wonders: lúc đầu đề xuất là 1 triệu USD, sau đó giảm xuống 500.000 USD.
  • Chi phí để được đính logo của tổ chức lên mỗi chiếc máy bay của Maldives: 1 triệu USD.[SUP][31][/SUP]
Bộ trưởng Du lịch Indonesia Jero Wacik tuyên bố: “Chúng tôi đã chi khoảng 10 tỉ rupi (1,1 triệu USD) cho các hoạt động của chiến dịch trong 3 năm trời”. Theo ông Wacik, tổ chức này đã có những động thái không chuyên nghiệp, không đáng tin cậy. Ông Wacik tiết lộ rằng tổ chức này sau đó đã đòi thêm 10 triệu USD cho phí đăng kí và 35 triệu USD cho việc đăng cai lễ trao giải[SUP][32][/SUP]. Sau cuộc khảo sát tại Zurich, ông Djoko Susilo, Đại sứ Indonesia tại Thụy Sĩ đã gọi tổ chức này "rận rệp" (abal-abal) và khuyến cáo người dân không nên mắc bẫy vào trò chơi này[SUP][33][/SUP]
NOWC cũng không phải là tổ chức tư nhân đầu tiên phát động cuộc bình chọn kỳ quan thế giới, mà vào internet sẽ thấy hằng hà sa số kỳ quan thế giới mới do các tổ chức, công ty tư nhân tự bầu. [SUP][27][/SUP].
nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/Bảy_Kì_quan_Thiên_nhiên_Mới_của_Thế_giới#Ph.C3.AA_ph.C3.A1n
-------------
vậy chính phủ nước "lớn" như Hàn Quốc cũng ngu si dốt nát ko kém chúng ta ;;)
bạn đang tự hào à :))
 
Last edited by a moderator:
Mấy bạn không hiểu ý nghĩ cuộc thi. Ví dụ sau này ta đang cái clip quảng cáo trên bbc hay cnn ta nói mời khách du lịch đến kỳ quan thiên thiên thế giới sẽ có ảnh hưởng hơn rất nhiều(đó là 1 trường hợp thôi đây không nói nhiều). suy nghỉ kỹ nhé đằng thấy cái tít là tin
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
421,469
Messages
7,110,744
Members
173,647
Latest member
Sahil786

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom