Spotlight BLOG Nhận định tăng giảm ngoại hối hằng ngày

Trước khủng hoảng năm 1997, giá trị đồng Baht Thái được giữ ổn định là Chính phủ Thái duy trì lãi suất cao hơn nhiều nước đồng thời tỷ giá hối đoái được duy trì cố định ở mức USD/THB = 25 nên đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Người ta cho rằng với 1 triệu USD có trong một ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Trung ương Thái có thể trả được 25 triệu Baht cộng với lãi ở tỷ giá USD/THB = 25, hay thậm chí là 30 triệu Baht cùng với lãi nếu tỉ giá USD/THB = 30.

Tuy nhiên, vào khoảng giữa năm 1997, rất nhiều nhà đầu tư nhận ra tình hình bất ổn này và họ đã ào ạt bán đồng Baht để mua đô la Mỹ khiến cho khủng hoảng xảy ra. NHTW Thái đã cố gắng chống đỡ bằng cách dùng đồng USD trong quỹ dự trữ để mua Baht và nhưng vẫn không thể đáp ứng nổi nhu cầu mua này và đến ngày 2/7/1997, giá trị đồng Baht đã rớt xuống.

Người Thái tin rằng có rất nhiều người đang đầu cơ giá xuống bằng cách bán đồng Baht để mua đô la Mỹ nhằm kiếm lời và họ cũng tin rằng kẻ đầu cơ quyền lực và thành công nhất vào thời điểm đó chính là George Soros khi có nhiều cáo buộc ông có liên quan đến việc này dù không có chứng cứ nào thực sự rõ ràng. Thực sự mà nói thì bất cứ nhà đầu tư nhạy bén nào cũng có thể nhận ra giống như George Soros mà thôi.

Ví dụ: lúc đầu, ta chỉ cần đi đến ngân hàng Thái vay 25 triệu Baht trong 3 tháng rồi sẽ trả lại 25 triệu Baht này bằng 1 triệu USD( để đơn giản ta bỏ qua các khoản phí và lãi vay ngân hàng). Điều gì sẽ xảy ra nếu sau 3 tháng, tỉ giá đồng Baht không còn được giữ ở mức USD/THB=25 mà tăng lên USD/THB=30 ? ta sẽ không cần đến 1 triệu USD để trả khoản nợ này. Lợi nhuận sẽ càng gia tăng khi giá trị đồng Baht càng mất giá.

Thị trưởng thành phố Bangkok đã phải phát biểu một cách đầy tức giận: “Ông ta không biết xấu hổ khi nhìn thấy cảnh khổ sợ của chúng tôi do chính ông ta gây ra bằng những hành động đầy nham hiểm như vậy sao? Ông ta xứng đáng bị bắn vào đầu”.

Cựu thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad đã gọi Soros là “quỷ dữ” và buộc tội ông là đã nhằm vào đồng Rigit của Malaysia với động cơ chính trị. Mahathir cho rằng Soros muốn trừng phạt khối ASEAN vì đã kết nạp chính quyền quân sự Myanmar.

Nạn nhân tiếp theo của George Soros bị ảnh hưởng bởi dây chuyền khủng hoảng kinh tế châu Á chính là Mỹ. Đợt sóng khủng hoảng này đã tràn đến phố Walls vào tháng 10/1997 và đã gây tâm lý lo ngại sẽ kéo theo một loạt sự sụp đổ các thị trường tài chính trên toàn cầu nên đã làm dấy lên làn sóng bán cổ phiếu tại Mỹ vào ngày 27/10. Cũng vào ngày hôm đó, chỉ số Dow Jones rơi vào một mức kỉ lục mới khi rớt 554,26 điểm, phá vỡ mức kỷ lục của “Ngày thứ hai đen tối” ở Mỹ vào năm 1987.

Danh sách các nạn nhân của George Soros vẫn được kéo dài ra cho đến nay, trong đó có nước Nga trong cuộc khủng hoảng tài chính tháng 8/1998 khi giới đầu cơ quốc tế tấn công vào đồng Rúp. Ông đã đưa ra nhưng lời bình luận không có lợi khiến ngay trong giờ đầu tiên giao dịch, chỉ số chứng khoán Nga đã tụt 12%. 5 ngày sau đồng Rúp đã mất tới 25% giá trị.
 
tài chính cũng cần số may ;))

a. Quá trình đầu cơ của George Soros.

Tháng 9/1992, Soros đưa ra lời dự đoán nổi tiếng nhất. Bằng khoản đầu tư trị giá 10 tỷ USD vào đồng Bảng Anh (GBP), George Soros chính là người đã làm cho đồng GBP phải rút khỏi hệ thống tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM).

Sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ, đất nước Đức thống nhất hai miền Đông và Tây. Để tránh tình trạng lạm phát cao, NHTW Đức đã quyết định tăng lãi suất đồng Mark Đức, làm cho đồng Mark có xu hướng tăng giá so với các đồng tiền khác và chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các đồng tiền khác thuộc ERM. Theo đó, để giữ cho tỉ giá hối đoái được ổn định, Chính phủ các nước khác thuộc ERM cũng sẽ phải tăng lãi suất cho đồng tiền của mình và Soros tin rằng Chính phủ Anh cũng không ngoại lệ vì lúc này tình hình kinh tế nước Anh đang trong tình trạng suy yếu, tỷ lệ thất nghiệp cao. Theo như Soros dự đoán thì với tình hình này, trong tương lai không xa, nước Anh chỉ có thể thực hiện một trong hai hành động sau: hoặc là nước Anh sẽ bán phá giá đồng Bảng nếu muốn tiếp tục tham gia ERM, hoặc là rút khỏi ERM. Dù nước Anh có hành động nào đi nữa thì chắc chắn là đồng Bảng cũng sẽ mất giá.

Quá trình đầu cơ: Ông đầu cơ giá xuống vào đồng bảng và đầu cơ giá lên vào đồng Mác bằng cách vay bảng mua Mác, đồng thời còn đầu tư vào các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Giá trị các hợp đồng này cực lớn - $10 tỷ. Khi Soros và các nhà đầu tư khác thực hiện hợp đồng, họ bán đồng bảng, do vậy tạo nên sức ép giảm giá với đồng bảng.

Các biện pháp chống đỡ của NHTW Anh.

Do lượng DEM dự trữ không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường nên đầu tháng 9/1992, NHTW Anh quyết định vay thêm một khoản khổng lồ là 20 tỉ DEM nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và bảo vệ tỷ giá cố định so với đồng DEM của đồng Bảng Anh. Không may là các lực thị trường quá mạnh, làn sóng tấn công của các nhà đầu cơ vẫn dâng lên rất cao cùng với việc NHTW Đức không muốn tung thêm đồng DEM ra thị trường ngoại hối vì muốn kìm giữ mức lạm phát trong nước đã khiến cho mọi cố gắng chống đỡ của NHTW và Chính phủ Anh bằng biện pháp can thiệp trực tiếp và thị trường ngoại hối trở nên vô hiệu.

Cũng ko phải may đâu. Nói cho đơn giản ổng tính toán rất hoàn hảo. Phức tạp chứ nôm na là GBP quá cao, Anh muốn phá giá GBP để có thể xuất khẩu cải thiện kinh tế trong nước. Soros nhìn rõ cái đó nên ông mới mạnh dạn đi mua GBP để đầu cơ đồng tiền khác
Dân Do Thái, đừng có coi thường ;))
 
Cũng ko phải may đâu. Nói cho đơn giản ổng tính toán rất hoàn hảo. Phức tạp chứ nôm na là GBP quá cao, Anh muốn phá giá GBP để có thể xuất khẩu cải thiện kinh tế trong nước. Soros nhìn rõ cái đó nên ông mới mạnh dạn đi mua GBP để đầu cơ đồng tiền khác
Dân Do Thái, đừng có coi thường ;))

Về phía công chúng Anh, đồng bảng Anh mất giá 10%. Ông đã làm mất giá một đồng tiền mạnh tỷ lệ thất nghiệp tăng lên nhanh chóng, tất cả các khoản thuế phần lớn rơi vào túi của ông ta

Anh nó không muốn thế đâu nhưng nó vẫn không thắng được thị trường
 
Về phía công chúng Anh, đồng bảng Anh mất giá 10%. Ông đã làm mất giá một đồng tiền mạnh tỷ lệ thất nghiệp tăng lên nhanh chóng, tất cả các khoản thuế phần lớn rơi vào túi của ông ta

Anh nó không muốn thế đâu nhưng nó vẫn không thắng được thị trường

Đồng tiền mạnh chưa chắc đã là tốt. Đồng tiền ổn định đi song song với sự phát triển của nước đó mới gọi là tốt
Bật mí: Đường MA chính là đường giá cân bằng giá trị thật của đồng tiền đó :D
 
Đồng tiền mạnh chưa chắc đã là tốt. Đồng tiền ổn định đi song song với sự phát triển của nước đó mới gọi là tốt
Bật mí: Đường MA chính là đường giá cân bằng giá trị thật của đồng tiền đó :D
theo em cung và cầu tác động đến thị trường còn giá thì chỉ ảnh hưởng bởi lượng cung và cầu
buy và sell ,các nhà đầu cơ là tương lai,còn giá chỉ là lịch sử
MA theo bác là chu ky bao nhiêu là giá trị thật của đồng tiền?
 
theo em cung và cầu tác động đến thị trường còn giá thì chỉ ảnh hưởng bởi lượng cung và cầu
buy và sell ,các nhà đầu cơ là tương lai,còn giá chỉ là lịch sử
MA theo bác là chu ky bao nhiêu là giá trị thật của đồng tiền?

Cái này bó tay, chu kì cao thì nhìn dc dài hạn, chu kì thấp thì ngắn hạn
 
BÁc hôm nay số đỏ thì cho cái nhận định để em lấy ít lộc với ;)) .

em dự hôm nay dữ liệu chưa comfirm chuẩn nên không tham gia các cặp tiền tệ chính

vào thị trường hôm nay khá là nguy hiểm buy sell đang tranh chấp,ngắn hạn và dài hạn không khớp

hẹn bác hôm khác :binhsua146::binhsua146:
 
Last edited by a moderator:
UCAD là cái cặp ổn định nhất, ít biến động. Cho nên profit loss cũng ít. Giữ cả tuần rồi mà nó cho có 10 pip =]]. Chủ yếu hưởng swap =]]

=)) . Em cả năm may mắn lắm thì vào 1 hoặc 2 lệnh Ucad thôi :)) .
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
421,441
Messages
7,110,391
Members
173,605
Latest member
dovinh

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom