Đọc bài này xong anh em thấy thế nào

Anh Ngọc (Cầu Giấy, Hà Nội) gần đây có nhu cầu vay bù đắp mua nhà theo gói 30.000 tỷ đồng đã tìm đến ngân hàng. Sau khi gần hoàn tất hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng ngân hàng kiểm tra trên Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) đã thông báo, anh đang có khoản vay gần 2 tỷ đồng tại một ngân hàng cổ phần. Khoản vay này đã quá hạn gần 2 năm và đã được nhà băng đó chuyển sang nhóm "Nợ có khả năng mất vốn".

no-ngan-hang-0-9321-1451376812.jpg

Ảnh minh họa: Bloomberg

Dù chưa từng vay nợ ngân hàng nhưng nhiều người vẫn có thể rơi vào hoàn cảnh trớ trêu.

Chia sẻ với VnExpress, anh Ngọc khẳng định chưa từng vay tiền từ tổ chức tín dụng nào, cũng chưa từng ký bất cứ một khế ước nhận nợ nào. Theo thông tin có được, khoản vay mà anh "bất đắc dĩ" đứng tên phát sinh từ vài năm trước. “Ai đó đã lấy thông tin trên chứng minh thư của tôi để lập hồ sơ vay khống này. Chữ ký tại hồ sơ vay vốn hoàn toàn là giả mạo. Hơn nữa nếu tôi có nợ xấu, tại sao không hề nhận được thông báo nào đòi nợ của ngân hàng trong suốt thời gian qua”, anh cho biết. Nguồn tin của VnExpress cho biết, ngoài anh Ngọc, còn có một số trường hợp khác "bỗng dưng" trở thành con nợ dù không vay vốn nhà băng.

Hiện vụ việc của anh Ngọc đã được chuyển sang cơ quan điều tra làm rõ do có liên quan tới đường dây lừa đảo của một công ty chứng khoán và có dấu hiệu vi phạm hình sự. Tuy nhiên, trước mắt, vì vướng khoản nợ từ trên trời rơi xuống mà người vay lỡ dở kế hoạch mua được căn nhà mơ ước. Với dư nợ này, hầu hết tất cả các nhà băng đều từ chối không cho anh vay tiền.

Chị Hải (Lý Thường Kiệt, Hà Nội) cũng gặp tình cảnh gần tương tự anh Ngọc nhưng may mắn hơn, “dư nợ” của chị chỉ là khoản vay thẻ tín dụng 100 triệu đồng. Khi có nhu cầu vay tiền, chị mới tìm đến nhà băng và lúc này mới được thông báo là chủ một thẻ tín dụng có hạn mức 100 triệu. Thực tế, chị Hải đã có thẻ tín dụng nhưng hạn mức chỉ bằng một phần năm số này và do nhà băng khác phát hành. “May mắn cho tôi là sau khi biết sự việc, đến ngân hàng mở hạn mức thẻ tín dụng 100 triệu đồng này trình báo đã được giải quyết. Vì chạy chỉ tiêu mở thẻ trong tháng mà một cán bộ đã lấy thông tin của tôi để tự ý mở. Sau đó, nhân viên này quên không đóng thẻ lại”, chị Hải kể.

Thực tế, những trường hợp nhân viên ngân hàng tự ý mở thẻ cho khách để đạt doanh số rồi sau đó đóng lại khi hết thời hạn không phải hiếm. Áp lực phát triển thẻ được xem là một trong những nguyên nhân khiến nhiều nhân viên trong ngành này làm liều. Tuy nhiên, kiểm soát viên của một ngân hàng cổ phần chia sẻ: "Chuyện một phòng giao dịch yêu cầu các nhân viên và cùng lắm là người nhà của họ mở thẻ tín dụng để đạt doanh số có xảy ra ở một số nơi nhưng hầu hết đều được sự đồng ý của chủ thẻ. Trường hợp cán bộ ngân hàng tự ý mở thẻ ảo rồi đóng lại như trường hợp này ít gặp hơn".

Hiện nay, các dữ liệu thông tin tín dụng của khách hàng trên CIC được xem là thông tin đầu vào quan trọng, được tất cả các ngân hàng tham khảo trước khi đưa ra quyết định vay vốn đối với cá nhân hay doanh nghiệp. Nhưng hầu hết các trường hợp chỉ biết mình là con nợ khi lần đầu hỏi vay tiền ngân hàng và kiểm tra trên CIC.

Tại một hội thảo về thông tin tín dụng với doanh nghiêp nhỏ và vừa gần đây, một lãnh đạo của CIC cũng nêu đây là một trong những bất cập. Ông kể, nhiều người bị lấy bí mật thông tin cá nhân để vay ở nhiều nơi. Có doanh nghiệp đến khi đi vay mới ngỡ ngàng bị dư nợ. Do đó, đại diện CIC cho biết, để mỗi cá nhân, doanh nghiệp có thể theo dõi được tình trạng tín dụng của mình, CIC sẽ cung cấp dữ liệu này tới từng khách hàng thay vì chỉ phục vụ các tổ chức tín dụng như trước đây.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo CIC, dự kiến đến năm 2016, cơ quan này mới áp dụng công nghệ cho phép xem trực tuyến qua mạng. Hiện tại, khách hàng vẫn phải đến tận CIC và xuất trình các giấy tờ cần thiết như CMND, giấy đăng ký kinh doanh... để được tra cứu.

Hiện cơ sở dữ liệu của CIC có thông tin của 15 triệu khách hàng vay có dư nợ với ngân hàng, trong đó có khoảng 110.000 doanh nghiệp vay tín dụng mỗi năm. Đồng thời, CIC cũng lưu giữ 3 triệu hồ sơ tài sản đảm bảo, 2 triệu thẻ tín dụng và 70.000 báo cáo tài chính của doanh nghiệp hàng năm.

Thanh Thanh Lan
 
rút kinh nghiệm là không nên post CMT lung tung :D
 
rút kinh nghiệm là không nên post CMT lung tung :D

Mình trước giờ vẫn nghĩ ai đó muốn vay vốn thì phải thế chấp cái gì đó
Nhưng trong bài viết này, ko thế chấp mà vẫn vay được hơn 2 tỷ thì có quá ko
 
Mình trước giờ vẫn nghĩ ai đó muốn vay vốn thì phải thế chấp cái gì đó
Nhưng trong bài viết này, ko thế chấp mà vẫn vay được hơn 2 tỷ thì có quá ko
đúng rồi vay 2 tỷ phải thế chấp chứ, vay vài chục triệu còn may ra ko cần thế chấp nếu có công ăn việc làm ổn định có bảng lương và chữ ký của giám đốc, còn 2 tỷ thì mơ đi mà được vay như vậy, ảo tung chảo
 
mình nhặt được cái CMT
ae biết làm thế nào vay đc 2 tỏi ko :D:D
 
Mình trước giờ vẫn nghĩ ai đó muốn vay vốn thì phải thế chấp cái gì đó
Nhưng trong bài viết này, ko thế chấp mà vẫn vay được hơn 2 tỷ thì có quá ko
nhà mình làm kể toán gần 20 năm rồi đây. Đó là người thường thôi bạn, còn doanh nghiệp họ có rất nhiều kiểu vay, Vay thế chấp hay tín chấp theo kiểu trả góp thì hầu như ai cũng vay được, nhưng phải có thế chấp hoặc có cái tín làm tin, cái tín này nếu vay ở ngân hàng thì họ điều tra rất kỹ, ở công ty tài chính thì đễ hơn, ( và vay tín chấp tính đúng ra lãi khoảng 3% 1 tháng )
Còn các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nào có doanh thu cao ( ko cần lãi cao chỉ cần nhiều chứng từ hóa đơn mua đi bán lại ) họ có những khoản vay ngắn hạn mà không cần thế chấp gì cả, chỉ cần có báo cáo tài chính là được ( cái này thì làm khống được )
Tiếp theo là những khoản vay theo kiểu ký gửi, mình là doanh nghiệp, mình có thể lấy tên và CMT của bạn gán vào doanh nghiệp mình, lương lậu các kiểu như kiểu MMO của mình là face được, vay ngân hàng theo kiểu cho vay và tất nhiên khoản vay này theo kiểu trả góp.
tiếp theo là vay theo kiểu cho mượn đất đai, tài sản cố định, bạn có đất và bìa đỏ, mình là doanh nghiệp, mình đứng ra vay ngân hàng và bảo lãnh cho bạn, như cái kiểu ở trên 99% dính vào cái kiểu này, ( khoản vay này trong hợp đồng có ghi chủ doanh nghiệp sẽ đứng ra bảo lãnh số vay của người có sổ đỏ, nếu có bất kỹ chuyện gì sảy ra người chủ doanh nghiệp sẽ đứng ra bảo lãnh )
Vấn đề là trong những vụ ntn thì mấy bố vay tiền và mấy anh tín dụng cùng nhau face thông tin cả, đến lúc anh vay tiền sập không còn khả năng trả thì đành phải bùng, anh tín dụng thì bị đuổi, Ngân hàng mất tiền thì cũng chỉ quy trách nhiệm làm việc thiếu chuyên môn gấy thất thoát, nghiêm trọng hơn thì lợi dụng tín nhiệm và chức vụ gây thiệt hại lớn ( có thể đi tù )
nhưng sang đến năm nay thì cái này gần như không còn rồi, vì luật mới hiện tại 1 người ( 1 doanh nghiệp ) chỉ có thể đứng ra bảo lãnh cho 2 trường hợp chứ ko tràn lan như trước nữa.
Và các khoản vay qua việc bảo lãnh cũng sẽ được giải ngân ít hơn
 
bound thêm đó là lý do vì sao khi bong bóng BĐT vỡ thì không chỉ nhiều người vào vòng lao lý, vớ nợ bán nhà, mà hàng loạt các ngân hàng cũng buộc phải sát nhật và bị mua lại 0 đồng đó thôi... Vì có quá nhiều khoản cho vay được xếp vào hàng nợ xấu không có khả năng thu hồi ( nợ xấu nhất trong tất cả các loại nợ xấu, nợ xấu cũng có nhiều loại nhé chứ không phải mỗi xấu là xấu đâu )
 
nhà mình làm kể toán gần 20 năm rồi đây. Đó là người thường thôi bạn, còn doanh nghiệp họ có rất nhiều kiểu vay, Vay thế chấp hay tín chấp theo kiểu trả góp thì hầu như ai cũng vay được, nhưng phải có thế chấp hoặc có cái tín làm tin, cái tín này nếu vay ở ngân hàng thì họ điều tra rất kỹ, ở công ty tài chính thì đễ hơn, ( và vay tín chấp tính đúng ra lãi khoảng 3% 1 tháng )
Còn các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nào có doanh thu cao ( ko cần lãi cao chỉ cần nhiều chứng từ hóa đơn mua đi bán lại ) họ có những khoản vay ngắn hạn mà không cần thế chấp gì cả, chỉ cần có báo cáo tài chính là được ( cái này thì làm khống được )
Tiếp theo là những khoản vay theo kiểu ký gửi, mình là doanh nghiệp, mình có thể lấy tên và CMT của bạn gán vào doanh nghiệp mình, lương lậu các kiểu như kiểu MMO của mình là face được, vay ngân hàng theo kiểu cho vay và tất nhiên khoản vay này theo kiểu trả góp.
tiếp theo là vay theo kiểu cho mượn đất đai, tài sản cố định, bạn có đất và bìa đỏ, mình là doanh nghiệp, mình đứng ra vay ngân hàng và bảo lãnh cho bạn, như cái kiểu ở trên 99% dính vào cái kiểu này, ( khoản vay này trong hợp đồng có ghi chủ doanh nghiệp sẽ đứng ra bảo lãnh số vay của người có sổ đỏ, nếu có bất kỹ chuyện gì sảy ra người chủ doanh nghiệp sẽ đứng ra bảo lãnh )
Vấn đề là trong những vụ ntn thì mấy bố vay tiền và mấy anh tín dụng cùng nhau face thông tin cả, đến lúc anh vay tiền sập không còn khả năng trả thì đành phải bùng, anh tín dụng thì bị đuổi, Ngân hàng mất tiền thì cũng chỉ quy trách nhiệm làm việc thiếu chuyên môn gấy thất thoát, nghiêm trọng hơn thì lợi dụng tín nhiệm và chức vụ gây thiệt hại lớn ( có thể đi tù )
nhưng sang đến năm nay thì cái này gần như không còn rồi, vì luật mới hiện tại 1 người ( 1 doanh nghiệp ) chỉ có thể đứng ra bảo lãnh cho 2 trường hợp chứ ko tràn lan như trước nữa.
Và các khoản vay qua việc bảo lãnh cũng sẽ được giải ngân ít hơn

Quá nguy hiểm
Nếu không thắt chặt lại thì người dân còn khổ và lo lắng chán
 
Quá nguy hiểm
Nếu không thắt chặt lại thì người dân còn khổ và lo lắng chán
báo nó viết thế thôi, mình là người trong nghề mới hiểu rõ được.
Cái anh này hay cái chị trong bài viết biết đến cái gói vay mua nhà theo gói 30.000 tỷ của nhà nước mà làm đơn và làm được đầy đủ thủ tục để vay thì cũng không phải dạng gà mờ, ( gói đó làm đủ thủ tục giấy tờ để ngân hàng họ chấp nhận và đi xác minh cũng ko phải đơn giản ) . thứ 2 là mấy thằng nhà báo, thường chỉ chém và viết không bao giờ đúng sự thật. Cái bài báo này mình nghĩ chỉ đúng đc 50%. 50% là cái ông nhà báo phết ra, Tức là có trường hợp như vậy thật, nhưng để không biết cái gì mà tự nhiên nợ ngân hàng từng ấy thì không bao giờ...... Ngày trước chắc cũng có xơ míu rồi, giờ phủi đjt kêu không biết thôi,,, Ngân hàng cổ phần cho vay thì nó cũng chẳng truy cứu nổi... Mà sợ cái ngân hàng ấy ko còn nữa rồi có khi,ko sát nhập thì cũng bị bán lại rồi, nếu thật thì sao ko viết thẳng cái tên ngân hàng ra....
 
báo nó viết thế thôi, mình là người trong nghề mới hiểu rõ được.
Cái anh này hay cái chị trong bài viết biết đến cái gói vay mua nhà theo gói 30.000 tỷ của nhà nước mà làm đơn và làm được đầy đủ thủ tục để vay thì cũng không phải dạng gà mờ, ( gói đó làm đủ thủ tục giấy tờ để ngân hàng họ chấp nhận và đi xác minh cũng ko phải đơn giản ) . thứ 2 là mấy thằng nhà báo, thường chỉ chém và viết không bao giờ đúng sự thật. Cái bài báo này mình nghĩ chỉ đúng đc 50%. 50% là cái ông nhà báo phết ra, Tức là có trường hợp như vậy thật, nhưng để không biết cái gì mà tự nhiên nợ ngân hàng từng ấy thì không bao giờ...... Ngày trước chắc cũng có xơ míu rồi, giờ phủi đjt kêu không biết thôi,,, Ngân hàng cổ phần cho vay thì nó cũng chẳng truy cứu nổi... Mà sợ cái ngân hàng ấy ko còn nữa rồi có khi,ko sát nhập thì cũng bị bán lại rồi,

Thanks cậu đã cho mở rộng kiến thức
Hỏi cậu nốt cho biết là, nếu 1 cá nhân khi vay vốn ngân hàng thì ngân hàng sẽ thường xuyên có giấy đòi nợ chứ nhỉ
Vì đa số ngân hàng đều kiểm tra tình hình kinh tế cá nhân trước lúc cho vay, và trong quá trình cho vay thì lúc sắp đáo hạn họ sẽ gửi công văn yêu cầu và nhắc nhở chứ
Như vậy làm gì xảy ra trường hợp ai nợ mà ko biết được
 
Thanks cậu đã cho mở rộng kiến thức
Hỏi cậu nốt cho biết là, nếu 1 cá nhân khi vay vốn ngân hàng thì ngân hàng sẽ thường xuyên có giấy đòi nợ chứ nhỉ
Vì đa số ngân hàng đều kiểm tra tình hình kinh tế cá nhân trước lúc cho vay, và trong quá trình cho vay thì lúc sắp đáo hạn họ sẽ gửi công văn yêu cầu và nhắc nhở chứ
Như vậy làm gì xảy ra trường hợp ai nợ mà ko biết được
bạn không là doanh nghiệp hay chứng minh được tiền lương của bạn thừa để trả số vay sau khi hết hạn ( số tiếng lương đã bị khấu trừ cho các khoản chi phí cá nhân hàng tháng nhé ) thì không thể vay theo kiểu ngắn hạn đảo nợ được. Ví dụ lương bạn 20 triệu 1 tháng chứng minh được, thì nó sẽ trừ chi phí khoảng 5 triệu, tức bạn còn 15 triệu, nếu vay ngắn hạn trong vòng 1 năm, thì bạn không thể vay quá 15*12 = 180 triệu được...
Những người thường không phải giám đốc, ko có bảo lãnh, hay vay theo hình thức đang được ưu đãi như trả tiền mua xe, mua nhà sửa nhà chẳng hạn, 100% sẽ chỉ vay được gói trả góp. hàng tháng trước ngày trả lãi sẽ có tin nhắn về thông báo, khi lên nộp gốc và lãi hàng tháng sẽ có phiếu thu và dấu xác nhận ngân hàng, đã là trả góp thì trả hết tháng cuối là hết chứ không có đảo hay công văn công vủng gì cả. Nếu không trả thì 1 ngày nó điện thoại cho mình tầm chục lần thôi, bực mình đừng hỏi :D.
Nếu quá 3 tháng mà ko trả thì mấy anh công an sẽ đến nhà uống nước chè...
Còn về vấn đề nó kiểm tra thu nhập thực tế thì bây giờ nó làm gắt lắm, Có xe có đất và có lực thì vay dễ hơn.........Nếu mình ko chơi bời cờ bạc thôi thì mấy chú bên VPBank làm mấy vụ này rất thoáng nhưng phải có tý phí.
 
:D nhà báo viết toàn ảo lòi ra thôi ko tin được các bạn ạ
vay tiền ko hàng ko phải chuyển dẽ đâu mà fake này fake nọ
 
bạn không là doanh nghiệp hay chứng minh được tiền lương của bạn thừa để trả số vay sau khi hết hạn ( số tiếng lương đã bị khấu trừ cho các khoản chi phí cá nhân hàng tháng nhé ) thì không thể vay theo kiểu ngắn hạn đảo nợ được. Ví dụ lương bạn 20 triệu 1 tháng chứng minh được, thì nó sẽ trừ chi phí khoảng 5 triệu, tức bạn còn 15 triệu, nếu vay ngắn hạn trong vòng 1 năm, thì bạn không thể vay quá 15*12 = 180 triệu được...
Những người thường không phải giám đốc, ko có bảo lãnh, hay vay theo hình thức đang được ưu đãi như trả tiền mua xe, mua nhà sửa nhà chẳng hạn, 100% sẽ chỉ vay được gói trả góp. hàng tháng trước ngày trả lãi sẽ có tin nhắn về thông báo, khi lên nộp gốc và lãi hàng tháng sẽ có phiếu thu và dấu xác nhận ngân hàng, đã là trả góp thì trả hết tháng cuối là hết chứ không có đảo hay công văn công vủng gì cả. Nếu không trả thì 1 ngày nó điện thoại cho mình tầm chục lần thôi, bực mình đừng hỏi :D.
Nếu quá 3 tháng mà ko trả thì mấy anh công an sẽ đến nhà uống nước chè...
Còn về vấn đề nó kiểm tra thu nhập thực tế thì bây giờ nó làm gắt lắm, Có xe có đất và có lực thì vay dễ hơn.........Nếu mình ko chơi bời cờ bạc thôi thì mấy chú bên VPBank làm mấy vụ này rất thoáng nhưng phải có tý phí.

Thanks vì chia sẻ của bạn khá bổ ích
 
:D nhà báo viết toàn ảo lòi ra thôi ko tin được các bạn ạ
vay tiền ko hàng ko phải chuyển dẽ đâu mà fake này fake nọ

Thường mình chỉ đọc báo dân trí và vnexpress vì nghĩ hai đầu báo này khá uy tín
Sau vụ này cũng phải cân nhắc
 
Thanks vì chia sẻ của bạn khá bổ ích
còn 1 cái nữa là nếu ĐT không liên lạc được mà chậm 1 -2 tháng thôi thì hô sơ sẽ được chuyển lên công an kinh tế ngay chứ không phải 3 tháng đâu
 
Thường mình chỉ đọc báo dân trí và vnexpress vì nghĩ hai đầu báo này khá uy tín
Sau vụ này cũng phải cân nhắc
mới mua xe thì mang xe lên ngân hàng được vay tầm 70% cái xe đó đấy, nhưng trả góp :D. Nói chung cứ trả đều thì bọn ngân hàng nó quý hơn cả Bác Hồ, Sau này hết rồi nó còn gọi điẹn gạ gẫm vay suốt ý chứ :D
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
421,494
Messages
7,111,127
Members
173,665
Latest member
KAILASH6795

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom