Cậu biết trang nào hướng dẫn sử dụng Bitcoin từ A-Z không? Muốn lưu trữ trên máy, chứ ko muốn để trên các ví online. Kiếm hoài chưa ra hướng dẫn đông lạnh tiền Bitcoin để chuyển từ máy này sang máy khác khi cần
https://en.bitcoin.it/wiki/How_to_set_up_a_secure_offline_savings_wallet
https://bitcoinarmory.com/tutorials/armory-advanced-features/offline-wallets/
bonus :
Tiền điện chịu không xiết!
“Đào mỏ” bitcoin, tức tham gia quá trình cập nhật thông tin giao dịch của bitcoin vào sổ cái và giải các bài toán đặt ra để được thưởng bitcoin. Năng lực tính toán của tất cả các máy tham gia chuyện này nay đã gấp 100 lần 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới. Từ đó một vấn đề đặt ra là liệu tiền điện chạy máy có khi nào cao hơn tiền thu về?
Theo số liệu thống kê trên trang BlockChain.info, vào tháng 4-2013 khi mỗi bitcoin có giá chừng 100 đôla, toàn bộ lượng điện tiêu thụ bởi các máy khai thác bitcoin đã lên đến 1.000 megawatt giờ/ngày, đủ điện cho 31.000 hộ gia đình ở Mỹ xài, trị giá lên đến 150.000 USD. Nhưng đến tháng 12 này, con số đã lên đến 105.000 megawatt giờ/ngày, tức tốn chừng 15,8 triệu USD tiền điện. Như ngày 4-12 người ta “đào” được 4.800 bitcoin, hóa ra mỗi đồng bitcoin tốn đến gần 3.300 USD tiền điện? So với giá bitcoin ngày đó là 1.146 USD thì “khai thác” mỗi đồng bitcoin, dân “đào mỏ” lỗ trên 2.000 USD.
Trong khi đó, nhờ giá điện rẻ nên Hong Kong trở thành một địa điểm hấp dẫn cho hoạt động “đào” bitcoin. Một cơ sở “đào” bitcoin đã mọc lên tại tòa nhà Kwai Chung ở Hong Kong. Cơ sở này có kích cỡ bằng một container, chứa đầy các máy vi tính, hệ thống máy chủ... luôn được duy trì ở nhiệt độ 370C hoặc thấp hơn.
Thật ra con số chi phí trên nếu chia đều cho hàng trăm ngàn người tham gia khai mỏ, nhiều người xem đó như trò tiêu khiển. Nhiều nơi chạy máy chủ yếu dùng vào mục đích khác nên dân đào mỏ chuyên nghiệp vẫn còn lãi nên tiếp tục khai mỏ bitcoin. Nhưng dù sao nhìn vào các con số thống kê này chúng ta sẽ hiểu vì sao đã có nhiều nhận định khác nhau đến thế về đồng tiền này - khó ai chịu lỗ như thế để “đào” một đồng tiền có khả năng mất giá sâu hơn nữa!
Nhưng vì sự nóng sốt của tiền ảo bitcoin mà ngày càng có nhiều người tham gia, với máy móc ngày càng mạnh để “khai mỏ”, nhưng tội phạm cũng nhanh chóng lợi dụng kẽ hở này.
Không chỉ có giới đầu tư, bọn tội phạm rất thích bitcoin. Đó là điều nhà chức trách Mỹ phát hiện khi đóng cửa trang web Silk Road, một “siêu thị” ma túy trực tuyến hồi tháng 10-2013. Theo Reuters, điều tra cho thấy Silk Road cho phép các tay buôn ma túy hiểu biết về công nghệ rao bán “hàng trắng” và các loại hàng hóa bất hợp pháp khác qua mạng. Chúng nhận thanh toán bằng bitcoin rồi gửi ma túy cho khách hàng qua đường bưu điện. Khi đó, mới chỉ có 11,8 triệu bitcoin được lưu hành và giá của nó mới chỉ đạt 140 USD/đồng.
Chỉ riêng lượng ma túy và hàng hóa bất hợp pháp trên Silk Road đã có giá trị lên đến hơn 9,5 triệu bitcoin, tương đương 1,2 tỉ USD lúc đó. Tại sao bọn tội phạm trên Silk Road lại chọn bitcoin làm phương tiện thanh toán? Đơn giản bởi nó giúp chúng dễ dàng che giấu thân phận đen tối. Các giao dịch bitcoin trên thực tế không hoàn toàn vô hình. Hạ tầng phần mềm phức tạp hỗ trợ loại tiền ảo này đảm bảo rằng các trao đổi liên quan đến đồng bitcoin trên mạng đều bị giám sát. Tuy nhiên chúng ta không thể biết ai đang sử dụng bitcoin và mua cái gì.