TTO - Ngân hàng nhà nước khẳng định việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.
Sáng 28-10, trong văn bản gửi cơ quan báo chí, Ngân hàng nhà nước đã khẳng định bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam viện dẫn tại khoản 6 điều 4 Nghị định 101 năm 2012 về thanh toán không dùng tiền mặt quy định về phương tiện thanh toán gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tại khoản 7 điều 4 nghị định này cũng nêu rõ phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện không thuộc quy định điều 6.
Cũng theo Ngân hàng nhà nước, các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.
Đây là nội dung quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định 96 năm 2014 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Đồng thời, từ ngày 1-1-2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Cách đây 3 ngày, việc Trường Đại học FPT thông báo chấp nhận sinh viên nộp học phí bằng bitcoin, trước mắt áp dụng cho sinh viên nước ngoài gây sự chú ý và tranh luận trong dư luận.
Một số ý kiến ủng hộ và cho rằng bitcoin là một sản phẩm công nghệ và Đại học FPT có một bước đột phá mới thì ngược lại, có không ít ý kiến bày tỏ lo ngại việc cho phép sử dụng bitcoit để nộp học phí do đây là đồng tiền "ảo", chưa có qui định quản lý của nhà nước.
Theo lãnh đạo trường Đại học FPT, trường sẽ bắt đầu thử nghiệm thu học phí bằng bitcoin vì đây là giải pháp khả thi đối với rất nhiều sinh viên nước ngoài đang học tập tại trường.
Đó là những sinh viên châu Phi, đặc biệt là từ Nigeria, họ rất khó khăn trong việc chuyển tiền ra nước ngoài để đóng học phí.
Source: http://tuoitre.vn/ngan-hang-nha-nuoc-tuyen-bo-cam-su-dung-bitcoin-20171028102135916.htm
Sáng 28-10, trong văn bản gửi cơ quan báo chí, Ngân hàng nhà nước đã khẳng định bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam viện dẫn tại khoản 6 điều 4 Nghị định 101 năm 2012 về thanh toán không dùng tiền mặt quy định về phương tiện thanh toán gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tại khoản 7 điều 4 nghị định này cũng nêu rõ phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện không thuộc quy định điều 6.
Cũng theo Ngân hàng nhà nước, các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.
Đây là nội dung quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định 96 năm 2014 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Đồng thời, từ ngày 1-1-2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Cách đây 3 ngày, việc Trường Đại học FPT thông báo chấp nhận sinh viên nộp học phí bằng bitcoin, trước mắt áp dụng cho sinh viên nước ngoài gây sự chú ý và tranh luận trong dư luận.
Một số ý kiến ủng hộ và cho rằng bitcoin là một sản phẩm công nghệ và Đại học FPT có một bước đột phá mới thì ngược lại, có không ít ý kiến bày tỏ lo ngại việc cho phép sử dụng bitcoit để nộp học phí do đây là đồng tiền "ảo", chưa có qui định quản lý của nhà nước.
Theo lãnh đạo trường Đại học FPT, trường sẽ bắt đầu thử nghiệm thu học phí bằng bitcoin vì đây là giải pháp khả thi đối với rất nhiều sinh viên nước ngoài đang học tập tại trường.
Đó là những sinh viên châu Phi, đặc biệt là từ Nigeria, họ rất khó khăn trong việc chuyển tiền ra nước ngoài để đóng học phí.
Source: http://tuoitre.vn/ngan-hang-nha-nuoc-tuyen-bo-cam-su-dung-bitcoin-20171028102135916.htm