HÃY GIỮ TÂM VỮNG CHÃI
* * * * * * * * * * * * * * * *
Nếu tâm mà bị bệnh thì mệt mỏi lắm. Vì muôn sự tại tâm nên tâm đã bệnh thì không làm được gì cả. Tâm có sáng thì mới làm được việc.
Dù cơ thể khỏe mạnh nhưng nếu cái tâm khỏe mạnh thì vẫn làm được nhiều thứ. Khi có bình an trong tâm trí, bình an sẽ là “bảo bối” để ta làm việc.
Cây viết phải thắng cây gươm, cũng giống như trí tuệ phải chiến thắng sức mạnh của bạo lực.
Cuộc sống rất công bằng và logic, nếu hiểu ra mọi thứ thì sẽ thấy cuộc sống này thú vị đấy.
Phải giữ sức khỏe cho bản thân, mình tôn trọng mình thì người khác mới tôn trọng mình được.
Đừng so sánh mình với những điều không thể làm được, phép so sánh không cho ra kết quả hạnh phúc.
Ai cũng có cái giỏi riêng của mình. Hãy biết trân trọng, nâng niu tình thương yêu.
Nhiều khi ý nghĩa của từ “hạnh phúc” thật đơn giản: chỉ là được nhìn thấy nụ cười của người khác, chẳng cần gì phải lớn lao.
Cứ trải nghiệm cuộc đời, nếm trải mọi hương vị: lúc lên voi xuống chó, từ vui đến buồn, lúc tự hào đến tuyệt vọng, rồi bạn sẽ biết được mình thật sự giỏi ở lĩnh vực gì.
Sống ở cõi đời này, bất cứ ai cũng từ bị vấp ngã, sau đó phải đứng dậy và đi hết cuộc đời.
Khi ở trong vũng lầy của cảm xúc, người ta cảm thấy vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. Nhưng hãy biết hy vọng vào cuộc sống và vượt qua nó.
(Sưu Tầm)
Khi người ta bị tổn thương, người ta sẽ đề phòng mọi thứ để không bị tổn thương lần thứ 2…
Khi người ta bị tổn thương, người ta sẽ phải chịu đau đớn về tinh thần, quỵ ngã…
Khi người ta bị tổn thương, người ta có thể làm những việc rất xấu, ích kỷ..
Khi người ta bị tổn thương, người ta sẽ cố gắng vượt qua nhưng nó sẽ theo ta cả đời…
Khi người ta bị tổn thương, người ta cần mọi ng ở bên để hàn gắn lại mọi thứ…
Ai trong đời chả bị tổn thương, chả bị đau đớn vì những điều đó…
Có người không vượt qua được…
Có người vượt qua được, nhưng ai dám chắc rằng khi ng ta nhìn lại người ta không thấy đau..
Đừng trách những người làm tổn thương bạn. Hãy vượt qua, hãy cố gắng nhìn lại và coi nó như 1 bài học cho cuộc đời…
Đừng bao giờ nhìn vào một người và đánh giá người ta khi ngã, mà hãy nhìn và đánh giá khi người ta đứng lên sau khi ngã…
Và khi bạn bị tổn thương không có nghĩa là bạn được quyền làm ai khác tổn thương nữa…
_nhok_
Làm sao để trở thành người biết sống
**********************
Sống lâu và sống đẹp thì ai cũng thích, nhưng làm thế nào để có được cuộc sống ấy? Muốn sống lâu và sống đẹp, ta cần thực tập hết lòng một trong những điều sau đây:
- Giữ tâm bình thản, trước những biến động của cuộc sống.
- Đừng khởi tâm sân hận đối với những gì bất như ý xảy ra với mình.
- Đừng khởi tâm tham đắm đối với những gì của mình và không phải của mình.
- Đừng khởi tâm não hại người và vật.
- Sống hết lòng và chân thật, mặc chuyện đời dối trá.
- Sống tỉnh táo, không đua đòi, mặc chuyện đời chen lấn say mê.
- Ăn uống có tiết độ, nhai nhuyễn và nhất là đừng sử dụng những thực phẩm có hóa chất và đua đòi theo cảm giác.
- Phải biết thực tập thiền hành mỗi ngày. Thiền hành là đi với tâm thư thả tĩnh lặng; đi không nghĩ điểm đến và đi hết lòng trong mỗi bước chân.
- Thực tập mỉm cuời với những bông hoa và trẻ thơ mỗi ngày.
- Đừng nghe và nói những câu chuyện vô ích.
- Hãy nỗ lực làm với những gì mà mình nghĩ là đúng nhất, để tránh tâm ân hận và giữ tâm thoải mái trong khi làm.
- Thực tập mỉm cười với những gì vui buồn của quá khứ, khi chúng hiện về trong tâm ta hay trong khi ta ngồi một mình tĩnh lặng.
- Đừng so sánh mình với người hay gia đình mình với gia đình người hay quốc gia nầy với quốc gia khác, vì sao? Vì nhân duyên nghiệp báo giữa đời nầy không ai giống ai, không gia đình nào giống gia đình nào, không xứ sở nào giống xứ ở nào, nên ta không cần phải so sánh, khiến tâm ta sinh ra mặc cảm hay đua đòi mệt mỏi, mà chỉ cần nghĩ tới những gì tốt đẹp và nỗ lực thực hiện để cái đẹp do ta nghĩ đó, trở thành hiện thực trong đời sống của ta, dưới nhiều hình thức sống động khác nhau.
- Đừng để ý đến chuyện xấu của người khác, vì người ấy không phải là mình, nhưng khi nghĩ đến điều xấu của người khác, thì điều xấu trong tâm mình có cơ hội khởi lên, làm cho tâm mình vẩn đục và làm cho nét mặt của mình mất đi thánh thiện tươi vui.
- Ta phải biết thực tập lắng nghe và học hỏi. Học hỏi từ cuộc sống và lắng nghe những biến đổi từ các cảm thọ và từ những chủng tử vận hành trong tâm thức, trong từng nhịp thở có ý thức của mình, để có khả năng biết rằng, những gì ta không muốn người khác làm cho mình, thì mình cũng đừng bao giờ làm cho người khác.
- Đời người không phải là một trăm năm, mà chỉ tồn tại trong từng hơi thở, nên ta phải sống đẹp, sống hết lòng và thảnh thơi trong từng hơi thở của ta, để mỗi hơi thở của ta đều có khả năng đưa ta đi đến đời sống cao thượng. Một đời người được xem là lãng phí, là vì họ lãng phí ngay trong từng hơi thở của chính họ.
- Ta phải biết nuôi dưỡng ý thức sống cùng và sống với, nếu không có ý thức nầy, ta sẽ bị cảm giác cô đơn đánh lừa và ta sẽ bị chết đói ở trong cảm giác ấy.
- Ta đừng khởi tâm tranh giành với bất cứ ai ở trên cõi đời nầy, vì ở trên đời nầy không có ai là số một cả và chẳng có ai là quan trọng cả. Số một và quan trọng chỉ là những ảo giác do ngã tưởng biến hiện.
- Ta phải thực tập để nhìn thấy tính chất vô thường của vạn hữu, nên ta biết ở giữa đời không có ai xấu và tốt một cách quá đáng, vì mọi sự xấu tốt ở trên đời đều tự thay đổi khi có cơ duyên, khiến cho đời sống của ta không rơi vào cạm bẫy của sự hy vọng hay thất vọng quá đáng.
- Ta thực tập để tự biết khả năng và giới hạn của mình trong lúc tiếp xử với mọi người và muôn vật, để khỏi rơi vào những lầm lỗi đáng tiếc, khiến về sau dẫn sinh tâm ân hận.
- Ta phải thực tập hạnh đầu tư những gì tốt đẹp vào tâm thức ta và vào trong cuộc sống của ta, đó là hạnh đầu tư có ý nghĩa và lâu dài nhất.
- Ta phải biết đầu tư và kinh doanh những gì tốt đẹp trong tâm thức ta, khiến nguồn vốn ấy phát triển lớn mạnh ra trong đời sống của ta, trước khi ta bắt tay kinh doanh bất cứ lãnh vực lợi nhuận nào trong xã hội.
- Ta hãy thực tập nghĩ đến những gì tốt đẹp mỗi ngày khi mặt trời lên và sau khi mặt trời xuống núi.
- Mỗi ngày ta phải biết dành một giờ để thực tập làm những việc khó làm, nhằm nuôi dưỡng những ý chí và nghị lực trong ta. Chính ý chí và nghị lực giúp ta vượt qua những khó khăn và thành công trong cuộc sống.
- Đừng tự phong thánh cho bản thân mình và cũng đừng để ai phong thánh mình, mà phải biết tạo điều kiện cho những hạt giống thánh trong tâm mình biểu hiện, ngay trong hành động của chính mình mỗi ngày đối với cuộc sống và hãy giúp cho những hạt giống thánh nơi người khác cùng sinh khởi.
- Đừng nói nhiều về đạo đức hay từ bi, mà hãy sống từ bi và đạo đức ngay trong những hành động của chính mình đối với mọi người và muôn vật.
- Cuộc sống lâu dài và đẹp nhất là cuộc sống được nuôi dưỡng bởi tình yêu giản dị.
* * * * * * * * * * * * * * * *
Nếu tâm mà bị bệnh thì mệt mỏi lắm. Vì muôn sự tại tâm nên tâm đã bệnh thì không làm được gì cả. Tâm có sáng thì mới làm được việc.
Dù cơ thể khỏe mạnh nhưng nếu cái tâm khỏe mạnh thì vẫn làm được nhiều thứ. Khi có bình an trong tâm trí, bình an sẽ là “bảo bối” để ta làm việc.
Cây viết phải thắng cây gươm, cũng giống như trí tuệ phải chiến thắng sức mạnh của bạo lực.
Cuộc sống rất công bằng và logic, nếu hiểu ra mọi thứ thì sẽ thấy cuộc sống này thú vị đấy.
Phải giữ sức khỏe cho bản thân, mình tôn trọng mình thì người khác mới tôn trọng mình được.
Đừng so sánh mình với những điều không thể làm được, phép so sánh không cho ra kết quả hạnh phúc.
Ai cũng có cái giỏi riêng của mình. Hãy biết trân trọng, nâng niu tình thương yêu.
Nhiều khi ý nghĩa của từ “hạnh phúc” thật đơn giản: chỉ là được nhìn thấy nụ cười của người khác, chẳng cần gì phải lớn lao.
Cứ trải nghiệm cuộc đời, nếm trải mọi hương vị: lúc lên voi xuống chó, từ vui đến buồn, lúc tự hào đến tuyệt vọng, rồi bạn sẽ biết được mình thật sự giỏi ở lĩnh vực gì.
Sống ở cõi đời này, bất cứ ai cũng từ bị vấp ngã, sau đó phải đứng dậy và đi hết cuộc đời.
Khi ở trong vũng lầy của cảm xúc, người ta cảm thấy vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. Nhưng hãy biết hy vọng vào cuộc sống và vượt qua nó.
(Sưu Tầm)
Khi người ta bị tổn thương, người ta sẽ đề phòng mọi thứ để không bị tổn thương lần thứ 2…
Khi người ta bị tổn thương, người ta sẽ phải chịu đau đớn về tinh thần, quỵ ngã…
Khi người ta bị tổn thương, người ta có thể làm những việc rất xấu, ích kỷ..
Khi người ta bị tổn thương, người ta sẽ cố gắng vượt qua nhưng nó sẽ theo ta cả đời…
Khi người ta bị tổn thương, người ta cần mọi ng ở bên để hàn gắn lại mọi thứ…
Ai trong đời chả bị tổn thương, chả bị đau đớn vì những điều đó…
Có người không vượt qua được…
Có người vượt qua được, nhưng ai dám chắc rằng khi ng ta nhìn lại người ta không thấy đau..
Đừng trách những người làm tổn thương bạn. Hãy vượt qua, hãy cố gắng nhìn lại và coi nó như 1 bài học cho cuộc đời…
Đừng bao giờ nhìn vào một người và đánh giá người ta khi ngã, mà hãy nhìn và đánh giá khi người ta đứng lên sau khi ngã…
Và khi bạn bị tổn thương không có nghĩa là bạn được quyền làm ai khác tổn thương nữa…
_nhok_
Làm sao để trở thành người biết sống
**********************
Sống lâu và sống đẹp thì ai cũng thích, nhưng làm thế nào để có được cuộc sống ấy? Muốn sống lâu và sống đẹp, ta cần thực tập hết lòng một trong những điều sau đây:
- Giữ tâm bình thản, trước những biến động của cuộc sống.
- Đừng khởi tâm sân hận đối với những gì bất như ý xảy ra với mình.
- Đừng khởi tâm tham đắm đối với những gì của mình và không phải của mình.
- Đừng khởi tâm não hại người và vật.
- Sống hết lòng và chân thật, mặc chuyện đời dối trá.
- Sống tỉnh táo, không đua đòi, mặc chuyện đời chen lấn say mê.
- Ăn uống có tiết độ, nhai nhuyễn và nhất là đừng sử dụng những thực phẩm có hóa chất và đua đòi theo cảm giác.
- Phải biết thực tập thiền hành mỗi ngày. Thiền hành là đi với tâm thư thả tĩnh lặng; đi không nghĩ điểm đến và đi hết lòng trong mỗi bước chân.
- Thực tập mỉm cuời với những bông hoa và trẻ thơ mỗi ngày.
- Đừng nghe và nói những câu chuyện vô ích.
- Hãy nỗ lực làm với những gì mà mình nghĩ là đúng nhất, để tránh tâm ân hận và giữ tâm thoải mái trong khi làm.
- Thực tập mỉm cười với những gì vui buồn của quá khứ, khi chúng hiện về trong tâm ta hay trong khi ta ngồi một mình tĩnh lặng.
- Đừng so sánh mình với người hay gia đình mình với gia đình người hay quốc gia nầy với quốc gia khác, vì sao? Vì nhân duyên nghiệp báo giữa đời nầy không ai giống ai, không gia đình nào giống gia đình nào, không xứ sở nào giống xứ ở nào, nên ta không cần phải so sánh, khiến tâm ta sinh ra mặc cảm hay đua đòi mệt mỏi, mà chỉ cần nghĩ tới những gì tốt đẹp và nỗ lực thực hiện để cái đẹp do ta nghĩ đó, trở thành hiện thực trong đời sống của ta, dưới nhiều hình thức sống động khác nhau.
- Đừng để ý đến chuyện xấu của người khác, vì người ấy không phải là mình, nhưng khi nghĩ đến điều xấu của người khác, thì điều xấu trong tâm mình có cơ hội khởi lên, làm cho tâm mình vẩn đục và làm cho nét mặt của mình mất đi thánh thiện tươi vui.
- Ta phải biết thực tập lắng nghe và học hỏi. Học hỏi từ cuộc sống và lắng nghe những biến đổi từ các cảm thọ và từ những chủng tử vận hành trong tâm thức, trong từng nhịp thở có ý thức của mình, để có khả năng biết rằng, những gì ta không muốn người khác làm cho mình, thì mình cũng đừng bao giờ làm cho người khác.
- Đời người không phải là một trăm năm, mà chỉ tồn tại trong từng hơi thở, nên ta phải sống đẹp, sống hết lòng và thảnh thơi trong từng hơi thở của ta, để mỗi hơi thở của ta đều có khả năng đưa ta đi đến đời sống cao thượng. Một đời người được xem là lãng phí, là vì họ lãng phí ngay trong từng hơi thở của chính họ.
- Ta phải biết nuôi dưỡng ý thức sống cùng và sống với, nếu không có ý thức nầy, ta sẽ bị cảm giác cô đơn đánh lừa và ta sẽ bị chết đói ở trong cảm giác ấy.
- Ta đừng khởi tâm tranh giành với bất cứ ai ở trên cõi đời nầy, vì ở trên đời nầy không có ai là số một cả và chẳng có ai là quan trọng cả. Số một và quan trọng chỉ là những ảo giác do ngã tưởng biến hiện.
- Ta phải thực tập để nhìn thấy tính chất vô thường của vạn hữu, nên ta biết ở giữa đời không có ai xấu và tốt một cách quá đáng, vì mọi sự xấu tốt ở trên đời đều tự thay đổi khi có cơ duyên, khiến cho đời sống của ta không rơi vào cạm bẫy của sự hy vọng hay thất vọng quá đáng.
- Ta thực tập để tự biết khả năng và giới hạn của mình trong lúc tiếp xử với mọi người và muôn vật, để khỏi rơi vào những lầm lỗi đáng tiếc, khiến về sau dẫn sinh tâm ân hận.
- Ta phải thực tập hạnh đầu tư những gì tốt đẹp vào tâm thức ta và vào trong cuộc sống của ta, đó là hạnh đầu tư có ý nghĩa và lâu dài nhất.
- Ta phải biết đầu tư và kinh doanh những gì tốt đẹp trong tâm thức ta, khiến nguồn vốn ấy phát triển lớn mạnh ra trong đời sống của ta, trước khi ta bắt tay kinh doanh bất cứ lãnh vực lợi nhuận nào trong xã hội.
- Ta hãy thực tập nghĩ đến những gì tốt đẹp mỗi ngày khi mặt trời lên và sau khi mặt trời xuống núi.
- Mỗi ngày ta phải biết dành một giờ để thực tập làm những việc khó làm, nhằm nuôi dưỡng những ý chí và nghị lực trong ta. Chính ý chí và nghị lực giúp ta vượt qua những khó khăn và thành công trong cuộc sống.
- Đừng tự phong thánh cho bản thân mình và cũng đừng để ai phong thánh mình, mà phải biết tạo điều kiện cho những hạt giống thánh trong tâm mình biểu hiện, ngay trong hành động của chính mình mỗi ngày đối với cuộc sống và hãy giúp cho những hạt giống thánh nơi người khác cùng sinh khởi.
- Đừng nói nhiều về đạo đức hay từ bi, mà hãy sống từ bi và đạo đức ngay trong những hành động của chính mình đối với mọi người và muôn vật.
- Cuộc sống lâu dài và đẹp nhất là cuộc sống được nuôi dưỡng bởi tình yêu giản dị.
Last edited: