PHƯƠNG PHÁP GIAO DỊCH KIẾM ĐƯỢC TIỀN TRONG FOREX

cu0ngnguy3n

Newbie
Joined
Jun 10, 2021
Messages
12
Reactions
5
MR
0.295
Xu hướng thị trường chỉ đơn giản là khả năng thị trường đi lên hay xuống. Khi giao dịch chúng ta luôn đặt câu hỏi là thị trường khả năng sẽ tăng hay giảm.

Trả lời được câu hỏi đó tức là chúng ta đã giải quyết được một nửa công việc trước khi đặt lệnh giao dịch, phần còn lại là chúng ta đặt lệnh ở đâu, như thế nào và thời điểm nào mà thôi. Xác định xu hướng thị trường quyết định đến thành bại của chúng ta trong giao dịch. Nếu bạn thành thạo trong việc đánh giá xu hướng thị trường và làm sáng tỏ từng hoàn cảnh của hành động giá thì bạn có vô số cách để giao dịch có lợi nhuận trong thị trường này.

Tuy nhiên không dễ để trả lời câu hỏi xu hướng thị trường đang như thế nào chỉ bằng cách quan sát một cách chủ quan và định tính. Bởi vì thị trường luôn thay đổi liên tục và nhiều lúc chúng ta cảm nhận như cái biểu đồ trước mắt luôn đánh lừa chúng ta. Nhưng đừng đổ lỗi cho nó. Chúng ta là một phần của thị trường và không có lựa chon nào khác ngoài việc phải chấp nhận nó. Nhưng nhiệm vụ của chúng ta là phải thích nghi, phải đi theo thị trường, thị trường trả lợi nhuận cho ta như một ông chủ trả lương cho công nhân vậy. Cho nên hãy một mực tuân theo thị trường mà đừng bắt thị trường phải theo chúng ta vì điều đó là không thể.

Thị trường phải đánh lừa các trader bán xuống để có thể đi lên và đánh lừa các trader mua lên để có thể đi xuống (tạo tính thanh khoản).

Sự logic rất đơn giản. Giá tăng cho đến khi không có ai còn quan tâm đến việc mua ở giá cao hơn nữa, sau đó thị
Chương 1: giới thiệu Trong giao dịch, xu hướng là điều quan trọng nhất.
trường rớt giá. Giá giảm tới mức nào đó mà không ai còn muốn bán xuống nữa vì giá đã quá thấp thì sau đó giá sẽ tăng. Cái sự lặp đi lặp lại này như một vòng tuần hoàn của thị trường và chúng ta có thể thấy trên mọi khung thời gian.

Trong bất kỳ một trend tăng hay giảm của thị trường thì nó cũng phải trải qua nhiều đợt sóng lên và xuống. Trong một trend tăng, chúng ta có những sóng tăng lớn hơn sóng giảm và ngược lại trong một trend giảm chúng ta có sóng giảm lớn hơn sóng tăng.

Trong một trend tăng, sóng giảm sẽ đưa các trader thiếu kinh nghiệm tham gia vào thị trường với vị thế bán rồi sau đó sẽ tăng lên lại. Ngược lại trong một trend giảm, sóng tăng sẽ bẫy các trader theo xu hướng mua tham gia vào thì trường sau đó giảm lại. Thị trường phải luôn có người thua, kẻ thắng.

Khi đối mặt với thị trường luôn thay đổi và theo suy nghĩ là chúng luôn đánh lừa chúng ta, vậy thì làm sao chúng ta giải quyết được việc nhận định xu hướng của thị trường?

Chìa khóa của câu hỏi sẽ được giải quyết trong cuốn sách này và chúng ta sẽ hiểu được sự khác biệt giữa khái niệm “market bias” (xu hướng thị trường) và “trend”. Trong cuốn sách này tôi sẽ dùng nó một cách linh hoạt nhưng cũng có đôi chút khác biệt giữa chúng.

Trend tồn tại trên nhiều cấp độ khác nhau. Có thể là trend chính, trend trung bình và trend thứ yếu. Trend tháng, trend tuần và trend ngày…vv. Việc cố gắng tìm ra trend của tất cả các khung thời gian là không thể và cũng là vô nghĩa trong việc giao dịch. Một con trend bắt đầu từ vài tháng trước hay thậm chí là vài năm trước không mang lại ý nghĩa cho công việc giao dịch của chúng ta ngày hôm nay. Và tương tự là những trend trên khung thời gian 1 phút có lẽ sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến những người giao dịch khung thời gian dài hạn từ daily trở đi. Để đặt xu hướng thị trường trong mối quan hệ với trend chúng ta cần phát hiện những cấp độ trend khác nhau mà phù hợp cho khung thời gian giao dịch của chúng ta. Chúng ta phải luôn làm sáng tỏ xu hướng thị trường như một bản năng trong giao dịch. Trend trong một khung thời gian có quan hệ mật thiết với việc nhận định xu hướng thị trường của chúng ta. Công việc của chúng ta là nhận ra xu hướng của thị trường và tập trung vào nó (có thể hiểu nôm na là trend tăng trong khung thời gian H1 cũng có thể là xu hướng thị trường khi chúng ta giao dịch trên khung H1, nhưng không thể là xu hướng thị trường với những người giao dịch trên khung ngày hay khung tuần).

Trong tập này chúng ta sẽ học cách xác định xu hướng của thị trường. cách của tôi là dùng thuần price action và quan sát các sóng thị trường với vẽ trend lines. Bạn sẽ học được các bước cơ bản và các khái niệm trong quá trình tiến hành đánh giá xu hướng của thị trường. Càng về cuối cuốn sách, các bạn sẽ càng sáng tỏ và hiểu rõ từng vấn đề hỗ trợ cho các bạn trong việc nhận định, đánh giá xu hướng của thị trường.
 
Chương 2: Sóng
Chương 2: Sóng

Khi nhìn vào bất cứ một biểu đồ giá nào chúng ta cũng sẽ thấy giá không di chuyển theo một đường thẳng cũng không di chuyển lên xuống theo một phương thẳng đứng mà di chuyển theo những đợt và chúng ta gọi đó là sóng thị trường.

mHnsBJMfeLPktyWNSFTPq5u44gdp73lsmMAlI3IYKj5JPchVYzrshGrFyiezGXr1S6-I-WP9k1UbsjWd_wgDyJY4CPP5h5jNxqCKF6IeLvKyoB3LW6yFyBAB8YWGSFs5J39akT88Sq2SpcQQsw=s1600


Hình 2.1: sóng thị trường trong xu hướng tăng

Hãy nhìn vào hình 2.1, ta thấy trong một xu hướng tăng, giá tăng lên với một chuỗi các sóng lên và xuống. Theo một cách tự nhiên thì sóng tăng sẽ trội hơn sóng giảm về độ dài. Ngược lại với thị trường giảm thì các sóng giảm sẽ lớn hơn sóng tăng.

Do đó bằng cách quan sát sóng của thị trường, chúng ta có thể có cái nhìn tổng thể về cấu trúc của thị trường và có được những manh mối về việc thị trường phải chăng là đi lên hay xuống. Theo dõi sóng thị trường là bước đầu tiên trong con đường giải mã thị trường.

Một cách khác nữa để nhìn sóng thị trường đó là xem biểu đồ ở khung thời gian cao hơn, mỗi sóng có thể là một thanh nến ở khung thời gian cao hơn. Đó là lý do tại sao nhiều trader dùng khung thời gian cao hơn để nhận định và ước lượng xu hướng của thị trường. Giống như trước đây tôi học về chiến thuật supply demand. Tác giả sử dụng cả khung tháng và khung tuần để nhận định xu hướng thị trường và giao dịch trên khung D1. Có hai khó khăn sẽ gặp phải khi bạn nhận định xu hướng thị trường bằng cách dùng khung thời gian cao hơn. Đó là:

Thứ nhất, sự lựa chọn khung thời gian cao hơn là tùy ý thích của người giao dịch mà không có quy tắc nào thống nhất và phù hợp. Thường thì người ta sẽ chọn khung thời gian lớn hơn khoảng 4 đến 5 lần khung thời gian giao dịch, chẳng hạn bạn giao dịch khung H1 thì chọn khung H4 để nhận định xu hướng thị trường.

Thứ hai, bằng cách dùng khung thời gian cao hơn chúng ta phải tách sự chú ý giữa hai khung thời gian đó. Đôi khi chúng sẽ làm ta phân tâm và bị nhiễu thông tin giữa các khung thời gian khác nhau mang lại. Trong giao dịch tôi thích mình giữ tập trung vào một chart mà ít khi chuyển lên khung thời gian cao hơn. Trừ khi tôi muốn quay lên khung thời gian cao hơn để xác định các vùng supply và demand tiềm năng.

Bằng cách phân tích sóng thị trường, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan về hành động giá mà không cần đến đồ thị giá khung thời gian cao hơn. Các bạn hãy tập cách nhìn khung thời gian bạn thường giao dịch mà có thể ước lượng được hành động giá trên khung thời gian cao hơn hay thấp hơn. Chẳng hạn khung thời gian cao là một mẫu hình nến shooting star nhưng khung thời gian thấp hơn có thể là mẫu hình nến dark cloud cover.

Do đó chúng ta chỉ cần tập trung vào một khung thời gian là có thể làm sáng tỏ được xu hướng của thị trường




2.1- Xác định sóng thị trường

Trong lịch sử của phân tích kỹ thuật, William Gann tạo ra một quan điểm rất kỳ lạ. Gann là một trader phát minh ra vô số các công cụ được tạo bằng các đường thẳng, các góc, các đường tròn, hình lục giác và hình vuông. Ông ấy đã áp dụng hình học vào giao dịch và phương pháp của ông có rất nhiều người phỉ báng và cho rằng chúng là những thứ vô bổ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các công cụ mà Gann tạo ra có hiệu quả nhất định và vẫn được chúng ta sử dụng cho đến ngày hôm nay.

Ở đây chúng ta không quan tâm và bàn luận về các công cụ mà Gann tạo ra, chúng ta chỉ quan tâm và chú ý đến sự đơn giản của Gann trong xác định xu hướng thị trường.

Gann có toàn bộ những hướng dẫn về việc dùng sóng thị trường để giao dịch theo xu hướng. Cách của Gann bao gồm 3 cấp độ sóng thị trường đó là: thứ yếu, trung bình và chính.

Hành động giá đi từ những mảnh ghép nhỏ là những con sóng để tạo thành một bức tranh toàn cảnh. Đó là lý do vì sao chúng ta chỉ tập trung vào những sóng thứ yếu, phần nhỏ nhất của sóng thị trường, đó là những viên gạch cơ bản tạo nên cấu trúc của thị trường.

Chúng ta không dùng phương pháp giao dịch của Gann mà chúng ta chỉ mượn cách mà ông ấy để xác định sóng thị trường. Cách xác định sóng thị trường của Gann là hoàn hảo với công việc phân tích hành động giá bởi vì chúng sử dụng sự liên quan chặt chẽ giữa các nến với nhau. Nó tập trung vào mối quan hệ giữa các nến cao và nến thấp.

Bước đầu tiên trong việc xác định hệ thống sóng của thị trường đó là phân biệt từng nến vào một trong bốn loại sau đây:

  1. Nến lên (up bars) – có giá thấp nhất và cao nhất cao hơn nến trước.
  2. Nến xuống (down bars) – có giá thấp nhất và cao nhất thấp hơn nến trước.
  3. Inside bars – có giá thấp nhất và cao nhất nằm hoàn toàn trong vùng giá của cây nến trước.
  4. Outside bars – có giá cao nhất cao hơn giá cao nhất cây nến trước và giá thấp nhất thấp hơn giá thấp nhất của cây nến trước.

a4nBswdRvabPKn48Ycqzd8_YrORstyOwHywO3QzBSCXdo0Fl6aefJl9vfGiS-acu1okeNVgs_6X3HPEIeJmkIFlPa8Qj9BknCkPStaIdeIFvQqnXM9c6ln2c8ef5IS7TsKzb-9UCKfLQqquuzw=s1600


Hình 2.2: Các loại nến sử dụng trong phân tích sóng

Lưu ý: Nếu cây nến chúng ta đang xác định mà có giá cao nhất và thấp nhất bằng với cây nến trước thì chúng ta có thể coi nó là inside bar hoặc outside bar đều được

Bạn có thể phân loại bất kỳ một cây nến đơn lẻ nào và chúng chỉ có thể thuộc một trong bốn loại nến nêu như trên. Những phân loại nến này chỉ dựa vào điểm giá cao nhất và thấp nhất của mỗi cây nến trong mối quan hệ với cây nến trước. Bây giờ chúng ta hãy thực hành phân loại các cây nến còn lại trong ví dụ ở hình 2.2 nêu trên nhé.

Đáp án: Bắt đầu từ cây nến thứ hai ta có up-out-in-up-up-up-down-up-in-out-in-out—up-up-in-down-out-up-up-in-up. Quá dễ phải không các bạn


Chú ý giá đóng cửa của mỗi cây không có ý nghĩa trong việc phân loại nến để xác định sóng của chúng ta. Một thanh nến lên có thể có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, vì vậy nó có thể là một cây nến giảm chứ không nhất thiết là một cây nến tăng.

Khi xác định sóng thì chúng ta sử dụng các thuật ngữ là nến lên, nến xuống, outside và inside, còn bản chất từng cây nến để so với giá mở cửa và đóng cửa thì chúng ta dùng thuật ngữ nến tăng, nến giảm hoặc là doji (giá mở cửa bằng giá đóng cửa).

Khi bạn thành thạo trong việc phân loại nến và xác định sóng thì bạn có thể dễ dàng nhận định được xu hướng của thị trường với 4 quy tắc dưới đây:

  1. Một nến lên sẽ bắt đầu một sóng tăng và xác nhận việc kết thúc của sóng giảm.
  2. Một nến xuống sẽ bắt đầu một sóng giảm và xác nhận việc kết thúc của sóng tăng.
  3. Nến inside bar là nến không phá vỡ giá cao nhất và giá thấp nhất của cây nến trước. Do đó chúng ta giữ nguyên sóng hiện tại. Ví dụ, đang trong một sóng tăng với một vài cây nến lên và xuất hiện một nến inside bar thì chúng ta vẫn xác định đang là sóng tăng. Tương tự là ngược lại với sóng giảm.
  4. Outside bar phá vỡ cả giá cao nhất và thấp nhất của cây nến trước, vì thế mà nó cho chúng ta sự không chắc chắn, khó khăn trong việc xác định xu hướng thì trường. Tôi sẽ đưa ra quy tắc phù hợp nhất cho việc xác định sóng thị trường khi gặp mẫu nến Outside bar
4a/ Khi xuất hiện nến outside bar chúng ta vẫn giữ nguyên con sóng hiện tại trừ các trường hợp nêu ở dưới.

4b/ Trong một sóng đang tăng mà xuất hiện outside bar có điểm giá thấp nhất thấp hơn đáy gần nhất thì hình thành nên một sóng giảm.

4c/ Trong một sóng đang giảm mà xuất hiện outside bar có điểm giá cao nhất cao hơn đỉnh gần nhất thì hình thành nên một sóng tăng.

Trong ví dụ tiếp theo tôi sẽ chứng minh cho các bạn thấy cách xác định sóng thị trường thông qua mối quan hệ giữa các nến với nhau.


rTYyYmA2MhqvPbPTpOpScnU2ce1R-vSavm7FXMKWiqGFOMbGRj9w32M6dLP_j6p55sKckAba3TCEi986yOhrY3g8DdgrunmJMp9jJw2LYoCMG5Nkwss8xbJVFMu7HvvTK7XYH3nWT-D5dKMX9Q=s1600


Hình 2.3 các nến bắt đầu và kết thúc một con sóng

Trong ví dụ trên tôi chỉ ra những cây nến làm thay đổi sóng thị trường. Đó chủ yếu là nến lên và xuống. Các trường hợp của nến outside bar được trình bày trong các ví dụ dưới đây

_5pH5Rj_hsa9NSi2R0LxsN6IEVBP9QGmC5fp4IeBbt_hXAe5ABwmjOdZJWjwhj4MHKkF5LyvDHUBPRIu1BrPRFXC0qT29RvT7qUriOEkgIrum4aT2NgYnK-Pla9lCh2-4NfUphpXTlcsfBPxYQ=s1600


Hình 2.4-Outside bar phá vỡ đỉnh gần nhất tạo sóng tăng

lGhXxkT6_q1MtfBExefnCwR2okRLIEsAZxwKaCQ17trIsLD8MeSXnAiQ334UpOEtjrx27wzGEEaXLyC9HAIY1kbQpIeCjJvwC7wl0WrvF7rep6gCBcsy65x7o8bxNd6M5D1rVPlTPJJKRB9EWQ=s1600


Hình 2.5-Outside bar phá vỡ đáy gần nhất tạo sóng giảm

Những dạng sóng đặc biệt như trên là không nhiều và thể hiện sự thất thường của price action. Do đó, khi chúng ta gặp phải những con sóng như vậy, tốt nhất là đứng ngoài và chờ đợi cơ hội giao dịch khác.

Dưới đây là hai dạng sóng của một biểu đồ nến có outside bar

hnFDjx4DtyqXjUTVnAhmJ82DWS07iOVfy92CiGWGATpZotUJCYZ3EGH0MV7cG--d4D0WX9v1Pv_uYqlNLd5PnvXBqoveBfrHuYI5gyDKsmRAiJB9Swv1GkF9rPWcdpwUVPeKXC3728p879mENg=s1600


Dạng 1: Tách outside bar thành hai sóng riêng biệt


3DI4EEvs5qjcqsmYlD0f4UniF16FCp1RjHy6ao5dY69x_F0hLBq17HiuxZjysMijWaUD9R1Dh0EmZYkOsPAvf7SwdBd0MlrdlBcwZECmsfC2kljBO6mwWExfvHLGPCHgGYlT7sBS8wmuqbxMOg=s1600


Dạng 2: Vẫn duy trì con sóng trước đó khi xuất hiện Outside bar

Như chúng ta thấy thì cách làm thứ hai sẽ dễ dàng, đơn giản mà hiệu quả hơn so với cách thứ nhất. Chỉ khi nào nến outside bar quá lớn mà điểm thấp nhất của nó phá vỡ vùng đáy cũ gần nhất thì lúc đó ta nên xem xét có một sóng xuống, còn không chúng ta cứ tiếp tục con sóng tăng. Không có cách nào là sai cả và nếu các bạn thấy cách thứ nhất phù hợp với các bạn thì hãy cứ sử dụng nó. Sự phá vỡ đáy cây nến trước của nến outside bar chắc chắn sẽ tạo thành một sóng giảm trên khung thời gian nhỏ hơn, nhưng công việc của chúng ta là nên kiên định với khung thời gian mà chúng ta sẽ giao dịch.

Hãy so sánh hai ví dụ dưới đây để xem cái nào phù hợp và cái nào không nhé.

GEUn5XlkG5vqWBgT3vJm43izPh0FkSXo-q7lAajy8slwyO8wjG1Z5uIZGTsR2nqa2ipu_EPUKSD4UyMgP5rZ4kTs4Ql-5syapzappgf33O0eSG2DYsQ9soBDZy0WANMrUlJ6n4fKKZ4sI37ljg=s1600


Hình 2.6 – Sóng không giống như khái niệm của chúng ta


QRsI5Qk2eb4wpfC5RGsGJ8LXm_ag_ISG_AdMvwTNr7ZBViEViEk7hhA4CUwZViRWE56DGVkHCf9C2bqXDjGJa9vGMo_z--Xq-aHmxXUEI3axXdnYNkFIan4jQiWpLoTcCvC8x3eg6HQoaJJFtw=s1600


Hình 2.7 – Con sóng mà chúng ta cần xác định

Phần lớn các trường hợp thì chúng ta dễ dàng xác định sóng thị trường bằng các nến lên và nến xuống. Những tình huống phức tạp như trên là ít gặp. Ở hình 2.7 tôi có đánh dấu mũi tên chỉ cây nến outside bar. Bây giờ giả sử cây nến có đánh dấu mũi tên sẽ trở thành như sau:

VSHG6taFSyp6SupZ0Ym-ak7bfkYA4ukuOPSPHtPu2HDzFvOQlzXrwFIbOIgFPPUhmQLl9uNvQNx9aAQfwtHWYbKKRqn9LJLSgtbJz6EcUrjyt1dHdb8ceN6d4x1fCODxYtP4izynI20WckIu2A=s1600


Hình 2.8 – Cây nến được chỉnh sửa

Sau khi cây nến được chỉ mũi tên được chỉnh sửa thì đã có một bóng nến phía trên dài và phá vỡ đỉnh gần nhất. Như vậy giờ đây các sóng thị trường sẽ được xác định như sau:

SsWzA6REdc_4lTlH0KwWfHbIWRvemsJ79NtNMrG5ChYfX1O5GWjLjGelxmStGjd4EBG1tbsMnXYex_0pRg1bGQNuOULNpggKVXdGqLc1epChEbNh0mvBjWJBhh-zRSA8K07FTVieqiQ1a-KtfA=s1600


Hình 2.9 – Sóng đã được điều chỉnh trong tình huống mới

Như vậy là trong tình huống này sẽ hợp lý hơn nếu như chúng ta xác định thêm một sóng tăng được hình thành bởi cây nến outside bar vì giá đã tạo một đỉnh mới. Khi bạn đã hiểu được vấn đề thì chúng ta tiếp tục nhé.

Để tổng kết lại việc xác định các sóng tăng và giảm chúng ta cần:

Đối với sóng tăng chúng ta xác định:

  • Nến lên
  • Giá phá vỡ lên trên đỉnh gần nhất.
Có một trong các điều kiện trên chúng ta xác định là một sóng tăng.

Đối với sóng giảm chúng ta cần xác định:

  • Nến xuống
  • Giá phá vỡ xuống dưới đáy gần nhất
Có một trong các điều kiện trên chúng ta sẽ xác định là một sóng giảm.

Những con sóng thứ yếu của Gann cung cấp cho chúng ta một phương pháp chắc chắn để những trader giao dịch hành động giá đi theo dòng chảy của thị trường. Nó tập trung vào mỗi cây nến và không cần bất kỳ một tham số nào cho việc xác định, chỉ đơn giản là giá cao nhất và thấp nhất của mỗi cây nến.

Không giống như tính phần trăm của các con sóng. Tính phần trăm của các con sóng thì chúng ta không quan tâm đến mối quan hệ giữa các nến liên tiếp mà chỉ tập trung vào những tham số để sàng lọc sự dao động giá. Ví dụ, nếu chúng ta sử dụng ngưỡng là 1% để sàng lọc thì con sóng tăng sẽ kết thúc khi giá giảm hơn 1% chiều cao của con sóng đó. Khó khăn của chúng ta gặp phải đó là sử dụng bao nhiêu % cho phù hợp với thị trường mà ta phân tích. Với phương pháp của Gann, chúng ta không phải lo giải quyết vấn đề đó.
 
Em trade 3 ngày 2 ngày đầu thắng ngày 3 thua, không khéo lại đãi tay mới.
Cũng tốt thôi! Có thể Bạn cần thêm:

( đoạn của Bác @phucdigan )
... còn Hotboy gì đó
Về đầu tư thì cứ đa dạng thôi mảng nào có lợi thì quan tâm gia tăng còn lại thì giảm đôi khi thì dẹp luôn nếu không còn duyên nợ!
 
2.2. Điểm chốt sóng

Các điểm chốt sóng là các điểm mà sóng đảo chiều. Điểm chốt sóng thị trường như là một vùng quan trọng mà giá thường phản ứng xoay quanh chúng không ít thì nhiều. Điểm chốt là nơi mà sóng tăng đảo chiều thành sóng giảm là điểm cao của sóng và ngược lại sóng giảm đảo chiều thành sóng tăng là điểm thấp của sóng.

Chúng ta đã học cách xác định thời điểm sóng bắt đầu và kết thúc ở chương trên. Do đó, chúng ta có thể đánh dấu ra các điểm chốt sóng một cách dễ dàng. Ví dụ sau tôi sẽ thể hiện cho các bạn các điểm sóng cao và sóng thấp nhé.

AR80jT_erXC1-fr4inhfN4Z6U9eLr6jh7EyJMkjPlB9tQBu1hd8_RiZAPnzp0-dAXDLlG9u-XG2tuV2DSXawIVbTf-XknM4tag1BlvOu1aS_7opvySGLO6z67I9zEuaZCRduSr0diKLqr6rCIA


Hình 2.10: Các điểm sóng cao và sóng thấp

Vậy tại sao các điểm chốt lại quan trọng như vậy?

Các điểm chốt sóng là điểm mà giá đảo chiều xu hướng của thị trường. Các điểm này không phải ngẫu nhiên mà có. Chúng thể hiện sự thay đổi về cung cầu. Bên mua không thể đẩy thị trường lên cao hơn điểm sóng cao thậm chí là 1 pip. Điều đó xảy ra có nghĩa rằng vào thời điểm đó không ai sẵn sàng mua ở vị trí mà người ta nghĩ rằng nó đã quá cao khi ở mức giá tương đương điểm sóng cao trước đó. Bản thân chúng ta cũng thế, sẽ rất sợ khi mua ở vùng tương đương với đỉnh trước. Ngược lại với bên bán cũng thế.

Do đó, theo một thói quen thông thường, thị trường tăng thì các điểm sóng cao sẽ như một vùng kháng cự và ngược lại với thị trường đi xuống, điểm sóng thấp đóng vai trò như một vùng hỗ trợ.

Có thể nói rằng về mặt tâm lý, phần đông sẽ muốn bán khi giá đến điểm sóng cao và muốn mua khi giá đến điểm sóng thấp.

Dưới đây là một số ví dụ về điểm sóng cao sẽ đóng vai trò một vùng kháng cự và điểm sóng thấp đóng vai trò như một vùng hỗ trợ.


oR1C52FQ5ImHwtQMaPgLQhoso7nXacENGXSK0Pc5_JNeOwr12v5KHFFghcnhl0Nn4K4quS8s5Xoc_K0HcGjc8fT_MhWPYgZMnotOa3aVso5gOthFXaTBEcA6uAQWtv3Gvb_hNDOcqGBx2HVcBQ


Hình 2.11: Các điểm sóng cao và thấp tạo thành vùng kháng cự và hỗ trợ

Đương nhiên là chúng ta không thể tuyệt đối mọi thứ. Trong hình trên, tôi đã đánh dấu đường đứt doạn và thể hiện giá phá vỡ lên khỏi vùng kháng cự của sóng cao trước đó. Vấn đề là chúng ta có thể thấy rằng giá phá vỡ kháng cự thì sẽ hình thành vùng hỗ trợ và các bạn có thể thấy đấy, giá quay lại vùng tương đương với đường gạch đứt tôi đánh dấu và đảo chiều đi lên.

Khi vùng kháng cự bị phá vỡ và giá đóng cửa cao hơn điểm sóng cao trước thì vùng kháng cự sẽ trở thành vùng hỗ trợ và ngược lại khi vùng hỗ trợ bị phá vỡ thì vùng hỗ trợ trở thành vùng kháng cự.

Sau đây là một số ví dụ nhé.






Mu9R8YhgTlrO1GOGSIS1VCOJSaAxFZk6MaqEU-4ldKjmiVMzYm7aDUy1goosKzjv0v81A9rs-tzIORflIe4wlsryyL1KuNEUV3VuGsM7mj4ymPG3yiJopqxezkrPofKnDes2xRQJpAeG6eDSDA


Hình 2.12: vùng hỗ trợ trở thành vùng kháng cự

kF-zdXyUaHWRAjegTD1ttfLx_l7LAz2UrNJhiGBCp-5YsLM02Bc4Y-SydGF1jwlb6DFHd2LJXfIQifZe3o1fdJ4R70eABtXS3BOuEEn_2NsmNKsU6WSNeeGQIREe5Mho0TzU73JZTd6zubKKDA


Hình 2.13: Vùng kháng cự bị phá vỡ trở thành vùng hỗ trợ

Một cách tóm tắt mà nói, trong giao dịch price action có hai kỹ năng mấu chốt giúp chúng ta giao dịch thành công đó là:

  1. Ước lượng những vùng kháng cự hay hỗ trợ sẽ giữ giá ở đó và khả năng đảo chiều cao.
  2. Hiểu được và có kinh nghiệm trong việc xác định một vùng hỗ trợ hay kháng cự nào đó có thể bị phá vỡ.
Để mài giũa hai kỹ năng này không phải đơn giản một sớm một chiều mà cần có thời gian và kinh nghiệm chinh chiến. Chúng ta cần hiểu rằng không phải tất cả các điểm chốt sóng tạo ra đều ở mức giá ngang nhau mà chúng chỉ ở trong một vùng giá nhất định. Vì thế chúng ta cần dựa vào nhiều yếu tố để hình thành nên dấu hiệu nhận biết.

  1. Các loại điểm chốt
Trong phần này sẽ giúp chúng ta nhận định chắc chắn và hiểu rõ các mức sóng của giá. Bạn sẽ có thể nhìn bất kỳ một biểu đồ nào phát hiện ra những mức sóng một cách chính xác.

Nếu bạn không thể hiểu được phần này thì hãy quay lại các chương trước để hiểu rõ các kiến thức nền tảng trước khi bước vào chương này nhé.

Trước tiên tôi sẽ giới thiếu tới các bạn 3 mức độ chốt sóng:

  1. Điểm chốt cơ bản
  2. Điểm chốt thứ cấp
  3. Điểm chốt vững bền
Các loại điểm chốt trên được sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ mạnh, độ giá trị của các điểm chốt sóng. Điểm chốt vững bền là có sức mạnh cao nhất.

Sau đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách xác định cũng như giải thích trong ví dụ là một xu hướng tăng.

Thứ nhất, thị trường cố gắng đẩy giá xuống thấp, sau đó nó dừng lại mà không chạm đến vùng của điểm chốt đáy trước và thị trường tăng trở lại. Như vậy điểm đảo chiều của giá ở đó được gọi là điểm chốt cơ bản (hay đáy cơ bản).

Thứ hai, thị trường đẩy giá xuống một cách mạnh mẽ và đẩy xuống thấp hơn cả điểm chốt đáy liền trước, sau đó giá đừng lại và tiếp tục tăng thì điểm đảo chiều đó là điểm chốt thứ cấp (hay đáy thứ cấp).

Thứ ba, thị trường đẩy giá mạnh mẽ xuống thấp hơn cả điểm chốt đáy liền trước nhưng sau đó chững lại và đảo chiều tăng. Giá phá vỡ tất cả các ngưỡng kháng cự để tạo ra mức giá mới cao hơn. Lúc này sẽ tạo nên điểm chốt thứ cấp sẽ trở thành điểm chốt vững bền (hay đáy vững bền).

Hành động giá luôn luôn thay đổi và không trường hợp nào giống trường hợp nào còn các điểm chốt sóng nêu trên là được xác định một cách thống nhất và phân biệt rõ ràng. Như trên tôi đã giải thích với xu hướng tăng chúng ta có thể phân biệt một cách nhất quán và rõ ràng từng loại sóng giảm cũng như loại điểm chốt và giá trị của chúng trong một thị trường đang tăng.

Về cơ bản thì điểm chốt vững bền sẽ đem lại cho ta nhiều ý nghĩa hơn điểm chốt thứ cấp và điểm chốt thứ cấp sẽ có giá trị hơn điểm chốt cơ bản.

Tiếp theo chúng ta hãy đi sâu vào việc xác định và phân loại các điểm chốt nếu trên nhé.

Để làm được điều đó, trước tiên chúng ta cần đặt vào mối so sánh tương quan với điểm chốt sóng liền trước, cũng giống như chúng ta đặt mỗi cây nến trong mối quan hệ với cây nến trước để xác định nến lên hay xuống, inside hay outside.

Chúng ta sẽ nhìn biểu đồ và trả lời các câu hỏi như sau:

  • Điểm chốt đáy đó cao hơn, thấp hơn hay ngang bằng so với điểm chốt đáy liền trước nó?
  • Điểm chốt đỉnh cao hơn, thấp hơn hay ngang bằng so với điểm chốt đỉnh liền trước nó?
Điểm chốtĐiểm chốt đỉnhĐiểm chốt đáy
Cơ bảnThấp hơn hoặc bằngCao hơn hoặc bằng
Thứ cấpCao hơnThấp hơn
Vững bềnCao hơn và giá phá vỡ giá thấp nhất trong một xu hướng giảmThấp hơn và giá phá vỡ giá cao nhất trong một xu hướng tăng
Bảng 2.1 các loại điểm chốt sóng và cách xác định

Bảng trên chỉ cho chúng ta cách làm thế nào để phân biệt và xác định mỗi loại điểm chốt sóng. Chẳng hạn như điểm chốt đỉnh thứ cấp phải cao hơn đỉnh cơ bản, đáy thứ cấp phải thấp hơn đáy cơ bản.

Điểm chốt cơ bản và thứ cấp có mối quan hệ mật thiết với nhau và đơn giản để xác định, chỉ có điểm chốt vững bền là phức tạp hơn một chút. Điểm chốt vững bền được hình dung như một dạng đặc biệt của điểm chốt thứ cấp và đặc biệt hữu ích cho việc xác định xu hướng của thị trường.

Chắc chắn các bạn sẽ chưa thể hình dung được những gì tôi nói ở trên và chưa thể phân biệt được các loại điểm chốt. bảng trên chỉ là cự mô tả chung và để hiểu được nó các bạn cần đến với phần trình bày tiếp theo của tôi với các ví dụ chứng minh cho mỗi loại điểm chốt sóng.

Việc xác định các loại điểm chốt sẽ hỗ trợ các bạn vô cùng mạnh trong việc phân tích. Nào chúng ta cùng đi đến phần tiếp theo.

  1. Điểm chốt cơ bản
Điểm chốt cơ bản có thể là một đáy cao hơn hoặc một đỉnh thấp hơn. Vai trò của nó là cung cấp cho chúng ta ngưỡng hỗ trợ và kháng cự cơ bản và giúp chúng ta nhận định hướng đi của thị trường . Sau đây là ví dụ:

TT5DYffkDu-v20-HGUG7jvqNEhq3NQ-Qf-TOms3owtpxaMcMMNAzmO-x969PyZYwDXbAdvSbfEA-2y708sEeAyEsGtQ40ofHfR-Cb-AGIu69lSGZ0Qv1X3emUql1jcxF85J9q8hWsbCIJz44lA


Hình 2.14: Các điểm chốt đỉnh cơ bản và đáy cơ bản

Ở ví dụ trên tôi đã chỉ mũi tên tất cả những điểm chốt cơ bản của thị trường. Vị trí số 1 có giá ngang bằng với điểm chốt đỉnh trước nên là một điểm chốt đỉnh cơ bản. Vị trí số 2 chỉ các điểm chốt đỉnh sau thấp hơn điểm chốt đỉnh trước nên chúng đương nhiên là những điểm chốt đỉnh cơ bản. Vị trí số 3 chỉ các điểm chốt đáy cơ bản, chúng là những điểm chốt đáy cao hơn điểm chốt đáy liền trước.

Trong quá quá trình phân tích hãy luôn chú ý đến sự hình thành điểm chốt cơ bản trước tiên để đi theo dòng chảy của thị trường. Những điểm chốt cơ bản này cũng là dạng kháng cự và hỗ trợ yếu nhất trong cấu trúc thị trường.

2.3.2 điểm chốt thứ cấp

Điểm chốt thứ cấp là một cấp độ cao hơn điểm chốt cơ bản. Nó là những đỉnh cao hơn và đáy thấp hơn so với điểm chốt liền trước. Như phần trước đã nói thì điểm chốt cơ bản hỗ trợ chúng ta xác định dòng chảy thị trường thì điểm chốt thứ cấp có thể coi là một phần củng cố thêm cho điểm chốt cơ bản. Chẳng hạn, khi xu hướng tăng thì các điểm chốt thứ cấp có đỉnh cao hơn điểm chốt cơ bản trước đó sẽ cho ta một sự củng cố xu hướng tăng vì tạo ra một đỉnh mới.

Để chứng minh tôi sẽ tiếp tục lấy biểu đồ ở ví dụ trước cho các bạn dễ hình dung và phân biệt so với điểm chốt cơ bản.

aQ-LGfOPxM1Gno3DynBqAksqof-6glt71yx-5gTslJYlFDS_k-Tx1kR-hWdis5ijr5TbZG5T6_6Uit6LpGWsQVIUnes8HP4H4chf_luPOO7X3vsTHkiYv277cWabPBKg3hKLw-tuZQiop06TDQ


Hình 2.15: Điểm chốt thứ cấp

Ví dụ trên tôi chỉ ra cho các bạn những điểm chốt thứ cấp gồm có 4 điểm chốt đỉnh thứ cấp và 3 điểm chốt đáy thứ cấp. Chúng là những đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy trước. Những điểm chốt thứ cấp luôn rất quan trọng vì chúng thể hiện sự phá vỡ các vùng hỗ trợ và kháng cự.

Các bạn hãy chú ý những điểm chốt đáy mà tôi chỉ mũi tên màu đỏ là những điểm chốt mà sau này sẽ trở thành điểm chốt vững bền. Chúng ta sẽ thảo luận ở phần tiếp theo.

Mỗi điểm chốt thứ cấp đánh dấu một sự phá vỡ mới, nó hình thành nên đỉnh cao hơn đỉnh trước hoặc đáy thấp hơn đáy trước. Vì thế mà dựa vào tính chất của sự phá vỡ đó (thành công hay không, mạnh hay yếu…) chúng ta có thể nhận định được xung lượng (momentum) của thị trường.

Để nhận định về xung lượng của giá, chúng ta cần chú ý đến ba khía cạnh sau của mỗi điểm chốt thứ cấp.

  1. Giá đi bao xa so với điểm phá vỡ rồi quay đầu?
  2. Giá đóng cửa trên hay dưới điểm phá vỡ?
  3. Giá có vượt qua hoàn toàn so với điểm chốt trước hay không? (Hình thành cây nến nằm hoàn toàn trên (dưới) điểm chốt đỉnh (đáy) trước hay không?)
Trong 3 câu hỏi trên có một khái niệm cần làm rõ với các bạn đó là “giá vượt qua hoàn toàn”.

Giá vượt hoàn toàn lên trên một mức giá nào đó tức là thị trường phải hình thành ít nhất là một cây nến nằm hoàn toàn trên mức giá đó hay nói ngắn gọn là cây nến đó có giá thấp nhất cao hơn điểm chốt đỉnh trước. Ngược lại với xu hướng giảm thì thị trường phải hình thành một cây nến nằm hoàn toàn dưới điểm chốt đáy trước hay nói cách khác là cây nến đó có giá cao nhất thấp hơn điểm chốt đáy trước.

Trong ví dụ sau đây tôi sẽ thể hiện rõ hơn cho các bạn dễ hiểu trên biểu đồ thực tế.

CAZSrZTBatUsu0ecKCJxR-0Z-PCVJMUZTdlyKrO9-9-84OjAlZVF-VBdOAborbO3qT_4h8cW_4DKBynPvXW-RlBMfrwG7098TmFcxWbWhWz9r8-J05cEKSIAJ_iZ_2taJ_FSGEfTO9bSsCCz_w


Hình 2.16: Xác định xung lượng của thị trường thông qua điểm chốt đỉnh thứ cấp

Trong ví dụ trên chúng ta giả sử rằng điểm đánh dấu số 1 là điểm chốt đỉnh cơ bản, các bạn có thể thấy điểm chốt đỉnh 1 bị phá vỡ và sau đó hình thành ba cây nến toàn bộ nằm trên mức đỉnh này. Cho thấy một xung lượng của thị trường rất lớn và giá tiếp tục tăng mạnh. Khi giá đã vượt qua được điểm chốt đỉnh cơ bản thì sẽ hình thành nên điểm chốt đỉnh thứ cấp. Tiếp tục đến điểm chốt đỉnh số 2, ở điểm chốt số 2 lúc này đã là điểm chốt đỉnh thứ cấp và sau đó giá tiếp tục đẩy lên cao hơn để hình thành lên điểm chốt đỉnh thứ cấp mới. Tuy nhiên, đỉnh số 2 bị phá vỡ mà không có cây nến nào nằm hoàn toàn trên nó cả, cho ta thấy một xung lượng yếu của thị trường và lực mua đã không còn mạnh như trước.

Sau đó ở vị trí tôi đánh dấu số 3 đó là điểm chốt đáy cơ bản gần nhất, khi giá phá vỡ xuống dưới đáy này sẽ hình thành điểm chốt đáy thứ cấp và như chúng ta thấy trên đồ thị giá ở trên, nó đã hình thành một cây nến nằm hoàn toàn dưới mức giá của đáy số 3 và thị trường đã đi xuống mạnh sau đó.
------------------------------TRANG36 ---------------
 
Bây giờ chúng ta hãy thực hành ngay trên ví dụ mà tôi đã đưa ra ở hình 2.15 nhé. Hãy trả lời 3 câu hỏi mà tôi yêu cầu. Tôi sẽ giải thích cụ thể ở các trang tiếp theo

nR4DiLF3DvVzjzxNzDVqjOJhJtUrQhDb3nmd420rkbtUg_GhCXJh-jzuOFLV2kohn2iItG3O0oh6e6t3u900FskqeRm1sv7ooJS0GorVRI9MWNhopXcX3_VTVEglb_zfg5GMi5hWICfv-r5FlA


Hình 2.17 : điểm chốt đỉnh thứ cấp 1

Đỉnh số 1: Giá vượt lên trên đỉnh trước với một khoáng rất xa, hình thành một cây nến tăng mạnh nằm hoàn toàn trên mức đỉnh cũ (hiển nhiên đóng cửa ở trên) và nhiều cây nên sau đó. Thể hiện thị trường tăng mạnh.

YjJTmyLJoP1jZlWXvH2kM18-tfDkfG7Miyxv8kc7RSG9Mrshg73Z8xQFO28TTsE7HvQOCWH1GdJQW3ixY2Fw6O9xYYP4ZPhqIFKpgAqxOnHzY4idWThwYW2XIWid6kR1zbcBe6KihNzp15GQuA


Hình 2.18: Điểm chốt đỉnh thứ cấp 2

Ở điểm chốt đỉnh thứ cấp số 2 chúng ta thấy là giá đã phá vỡ điểm chốt đỉnh cơ bản liền trước một khoảng giá rất xa và đóng cửa ở trên đỉnh đó (cây nến chỉ mũi tên), như tôi đánh dấu trong hình chữ nhật đứt đoạn thì giá đã đi lên trên hoàn toàn với hai cây nến tăng mạnh cùng nhiều cây nến khác sau đó.

-VB1jmwNT1dhQOt34I36NpA5txVaPn9MqDPryX0lLIXn_phrMFF7XfzuJlwrTpiJrOWD5aIWM2xN4DKWmO_zVvybeaQd8ok_LgC_pfI3Hwvz1slKK7Za5eDOFiCKqZAZx_ICO1Kk-2FbaH9hmQ


Hình 2.19: Điểm chốt đỉnh thứ cấp 3

Với điểm chốt đỉnh thứ 3, cây nến a đã phá vỡ vùng đỉnh trước (điểm chốt đỉnh thứ cấp) nhưng giá không thể đóng cửa ở trên và trở thành một sự phá vỡ không thành công, phải đến cây nến b thì giá mới chính thức đóng cửa trên đỉnh trước, và tiếp theo là một cây nến nằm hoàn toàn ở trên. Một điều chúng ta để ý ở đây là điểm chốt đỉnh thứ 1 giá phá vỡ rất mạnh và một cây nến tăng cực lớn vượt lên trên đỉnh trước, đến điểm chốt đỉnh thứ 2 thì hai cây nến tăng có độ lớn nhỏ hơn, và điểm chốt đỉnh thứ 3 là một nến shooting star có thân nhỏ, bóng nến trên lớn. Điều đó có thể cho chúng ta thấy một điều rõ ràng rằng xu hướng tăng đang yếu dần hay xung lượng thị trường đang giảm dần, thể hiện qua các nến vượt lên trên. Và tương tự chúng ta thấy khoảng cách phá vỡ so với đỉnh trước cũng giảm dần. Thật dễ đúng không các bạn. Sẽ không nhiều người chú ý đến vấn đề này hay nói đúng hơn là không biết để chú ý vì họ không được trang bị kiến thức. Với kiến thức mà tôi chia sẻ, chắc chắn sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong việc phân tích, nhận định xu hướng của thị trường.

dDp7TNqL5_cAOgKusF2eOs8uLfM-pciUibqyn8d5b7tlX2JSpuvr0MA2chDfaPLL3ckuUg4yvfLPUpCApWzUEfwg-CjF332zCIkoyfYozetkrF2GJswdwqiX4i100kgWDYIIvnjd2tn269_Dyw


Hình 2.20: Điểm chốt đỉnh thứ cấp 4

Đến điểm chốt đỉnh thứ cấp 4 chúng ta thấy giá phá vỡ một khoảng cách rất nhỏ và không tạo được cây nến nào nằm hoàn toàn trên đỉnh trước. Một cây nến tăng phá vỡ và đóng cửa trên mức đỉnh trước nhưng ngay sau đó là một nến giảm mạnh với bóng nến trên dài, cho thấy phần lớn các nhà đầu tư nghĩ rằng mức giá này đã quá cao và không muốn mua ở thời điểm này nữa.

Chúng ta đã đi qua hết 4 điểm chốt đỉnh thứ cấp và giờ tiếp tục thực hành với ba điểm chốt đáy thứ cấp.

0gGjyQuXjMI8xBGevB3V7ONi_eTJh8PFBitOQM9o1_ut2I6MGbEy40wbb7gRb7EKBkPexmH8rQ5jcDjS_Y-8gLpIJUE1kIAS9Eknd8HEmG5ai5X1BFFkoVg7Y9AtH76-r6ndkcxuGt_i5hk4Pg


Hình 2.21: Điểm chốt đáy thứ cấp A

Điểm chốt đáy thứ cấp A cho thấy một xung lượng yếu trong xu hướng giảm thông qua việc trả lời 3 câu hỏi tôi yêu cầu. thứ nhất, giá phá vỡ một khoảng rất ngắn sau đó đi lên và xác nhận hình thành điểm chốt đáy thứ cấp. Thứ hai, không hình thành được một cây nến nằm hoàn toàn phía dưới đáy trước chúng ta chỉ được một tiêu chí đó là giá đóng cửa phía dưới, nhưng có thể thấy được sự ảnh hưởng của ngưỡng hỗ trợ tạo thành bởi điểm chốt đáy cơ bản liền trước khi mà cây nến này có một bóng nến dưới dài thể hiện áp lực mua lên.

NiBk49idIDjTIWtT0CEYZLaTn0KLrU2p6RXj1Ys2FGY47-SKbVzElwpipl32kaZeQcw-ZmrG9BcXwOm5w2DRxX4mAO080bFTPyIX7ZRTqSRRty1pc_M8PCbIqKH_LFVrzULSgZcFVy7p_sF9WA


Hình 2.22: Điểm chốt đáy thứ cấp B

Điểm chốt đáy thứ cấp B không đạt được một tiêu chí nào trong 3 câu hỏi mà chúng ta đưa ra. Có thể thấy rõ rằng sau đó giá tăng rất mạnh.

24eQxgCl1bzyl5DKc0Vq7E3sw1KRYIMQxwCezs_6Z8Qd-G84tJgc6sOGfJTkJsyrxKEV8EYNFvMH9UP0kV8VxY0CH_ePX_d-oA1krllxioWI_2lTLIaxWrAAyQkP-xu9RfUP2FU32377osuVwQ


Hình 2.23: Điểm chốt đáy thứ cấp C

Điểm chốt đáy thứ cấp C cũng không đạt được tiêu chí nào, và điểm chốt này được tạo bởi cây nến outside bar, mà outside bar thường là chúng ta mặc định trong trường hợp này sẽ tiếp tục xu hướng tăng, vì giá thấp nhất của cây nến này phá vỡ đáy cũ trước đó nên chúng ta vẫn phải xác định đó là một đáy mới. Trong trường hợp này ta vẫn sẽ xác định rằng thị trường tăng mạnh.

Như vậy thông qua ví dụ về 4 điểm chốt đỉnh thứ cấp và 3 điểm chốt đáy thứ cấp trong một xu hướng tăng có thể kết luận rằng: Trong xu hướng tăng thì các điểm chốt đỉnh thứ cấp sẽ phá vỡ rất mạnh lên so với đỉnh trước và nếu độ mạnh này giảm dần cũng cho ta thấy xung lượng thị trường đang yếu đi. Với các điểm chốt đáy thứ cấp trong xu hướng tăng thì chúng đa phần là yếu và hiếm khi thỏa mãn hết 3 câu hỏi chúng ta đưa ra, thể hiện rằng lực bán xuống hay xung lượng giảm là rất yếu.

Chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào xung lượng của thị trường qua cách đánh giá sự hình thành các điểm chốt thứ cấp như trên để giao dịch. Tôi lấy ví dụ trước tiên với chính biểu đồ chúng ta dùng phân tích ở trên.

AEqNBwf_NKdKQcqgomhRSeLwUNfW6WskkG78G2FKFYJI6genwc0ENTUGytVZEHJHPU5pizhKxCrwuc_O3v-bXJnHstiUHiYy4wWZB_hezGOEwAA9gsaKNbMrHUghs2gZj4BvRT6Engk1aer4bA


Hình 2.24: Giao dịch với nhận định bằng việc sử dụng điểm chốt thứ cấp
trong thị trường tăng
Như phân tích ở trên thì cây nến tăng mạnh và tạo điểm chốt đỉnh thứ cấp đã xác nhận xu hướng tăng mạnh và nhiệm vụ của chúng ta là chờ giá hồi về sau đó có tín hiệu thì mua lên. Cây nến số 1 phá vỡ đáy trước với một xung lượng rất yếu sau đó hình thành cây nến lên số 2. Sẽ tuyệt vời hơn nếu nến số 2 có một thân tăng lớn nhưng chúng ta vẫn có thể giao dịch với cây nến này bằng cách đặt chờ mua trên đỉnh và chốt lỗ dưới đáy cây nến này, cuối cùng lệnh này không được khớp và chúng ta hủy sau khi thị trường hình thành cây nến xuống số 3 sau đó. Với sự phá vỡ đáy trước nhưng cây nến số 3 không đạt được tiêu chí nào đề ra cho ta thấy một xung lượng bán yếu và nếu sau đó không hình thành cây nến nào nằm hoàn toàn ở dưới thì chúng ta chờ xuất hiện một cây nến lên để vào lệnh. Cây nến số 4 là thứ chúng ta cần và các bạn thấy đấy chúng ta ăn đậm. Điểm chốt đáy trước cây nến số 5 và cây nến số 5 dường như là một nhịp hồi về nhằm test lại điểm vào lệnh của chúng ta. Cần nói thêm ở đây là cây nến số 5 cũng có thể giao dịch được do nó là một tín hiệu tăng mạnh. Tuy nhiên, cây nến này quá lớn vì thế mà khi đặt lệnh chúng ta phải có khoảng dừng lỗ rộng, rủi ro cao, thêm vào đó là điểm chốt đỉnh thứ cấp đang yếu dần cho thấy khả năng thị trường khó tiếp tục đi xa được nữa.

Chúng ta lấy thêm một ví dụ trong thị trường giảm.

wiOMNe44cffqBEWSOdYazWWdA2sLUJSHfE_5-cfqKEbYoPtN-cMXBy4l6akZmLwOIZOZsgI7E-QgIjCvFW7IcDT_zkTUBq2bbNaFCEspCTayB6nJ-g96s34e59dnVk_pOTkob_c2LmNw7-v_5A


Hình 2.25: Giao dịch với phân tích sử dụng điểm chốt thứ cấp
trong xu hướng thị trường giảm
  1. Đỉnh số 1 là một đỉnh cơ bản, giá vượt xuống dưới đáy a một khoảng giá khá lớn, hình thành điểm chốt đáy thứ cấp và tạo ra 5 cây nến nằm dưới hoàn toàn so với đáy trước.
  2. Khoảng giá phá vỡ tương đối lớn thể hiện xung lượng giảm mạnh.
  3. Đến đỉnh thứ hai chúng ta thấy không có cây nến nào nằm hoàn toàn trên đỉnh 1 và giá phá vỡ một khoảng rất nhỏ, sau đó đỉnh này được xác nhận bởi một cây nến xuống sau đó (đánh mũi tên) và chúng ta có thể giao dịch ngay với cây nến này, đặt chờ bán dưới điểm thấp nhất và dừng lỗ trên đỉnh cây nến nhưng tin cậy hơn nên là trên đỉnh số 2.
Trên đây chỉ là những ví dụ về giao dịch bằng cách nhận định tính chất của sự phá vỡ và hình thành các điểm chốt thứ cấp, tuy nhiên chúng ta không dễ dàng có thể giao dịch được nếu chỉ dựa vào yếu tố này vì đa phần các trường hợp sẽ phức tạp hơn nhiều và cần nhiều yếu tố hơn để hỗ trợ. Trong cuốn sách thứ hai tôi sẽ đi sâu vào cụ thể cách giao dịch chính xác nhất với nhiều trường hợp.

2.3.3 Điểm chốt vững bền

Điểm chốt vững bền là một dạng đặc biệt của điểm chốt thứ cấp. Nó là điểm chốt có sức ảnh hưởng và độ mạnh lớn nhất trong cấu trúc thị trường. Nó như một cái khóa, một cái chốt cửa vậy, muốn phá vỡ nó rất khó khăn.

Trong một trend chính luôn có những sự hồi về, một số cú hồi thường ngắn và tồn tại trong một sóng duy nhất. Những cú hồi về nhỏ như vậy tạo ra điểm chốt cơ bản.

Tuy nhiên sẽ có một vài sóng hồi về sâu hơn một chút để tạo đỉnh cao hơn hoặc đáy thấp hơn, như thế sẽ hình thành điểm chốt thứ cấp.

Và cuối cùng những cú hồi sâu tạo thành điểm chốt thứ cấp đó đảo chiều quay lại xu hướng chính. Điểm dừng (đỉnh hoặc đáy)của tất cả những cú hồi đó gọi là điểm chốt vững bền.
__________ trang 46
 

DaoDung2008

Hero
Hot Boy
Joined
Feb 18, 2014
Messages
3,075
Reactions
1,426
MR
0.074
Chat with me via Yahoo Messenger Follow me on Facebook X.com
Có lẽ chủ thớt quên Elliott khi nói tới sóng rồi nói tới Gann... một tất yếu khi chuẩn bị tham gia thị trường đầy khắc nghiệt.
Đam mê trading nhưng bố mẹ lại bắt làm dịch vụ seo top ha bác :D
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
424,893
Messages
7,152,336
Members
177,467
Latest member
grandeurph

Most discussed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom