Rưng rưng với kỷ niệm “khó quên” của thế hệ học trò 8X (sưu tầm)

9x cũng có mấy cái này,lúc đó nghỉ hè là đòi mua sách về đọc trước rồi,đọc cuốn sách truyện cổ tích :)).Vui nhất là bắn đạn,tạt hình, năm mười :)).Từ hồi có internet tự nhiên mất hết :((
 
Nếu là 8x thì hãy quay lại với những trò bắn bi, đánh đáo, nhảy bậc, bắn trận giả, .............

Đọc xong ngồi nhớ lại cái ngày xưa ===> chẳng biết in tờ nét là cái chi chi :m190:

Ôi những kỷ niệm thời thơ ấu lại ùa về trong ta :m098:
 
Internet về làng là tầm hồi mình lớp 6 ~ những năm 2002 có đúng ko nhỉ, Từ đó tuổi thơ dữ dội của mình đã chuyển sang 1 hướng khác GunBound => TS Online => Võ lâm truyền kì => MU FPT => Gun Z => Audition => CF...... ôi mẹ ơi và bây giờ là đến MMO
 
Internet về làng là tầm hồi mình lớp 6 ~ những năm 2002 có đúng ko nhỉ, Từ đó tuổi thơ dữ dội của mình đã chuyển sang 1 hướng khác GunBound => TS Online => Võ lâm truyền kì => MU FPT => Gun Z => Audition => CF...... ôi mẹ ơi và bây giờ là đến MMO
sớm nhỉ, đến năm 2009 mới đụng đến internet, (từ năm 2006 bị tống vào trường nội trú cmnr), nói chung bây h` nó phát triển, fb, google có sẵn, cứ internet mà tiến
 
Internet về làng là tầm hồi mình lớp 6 ~ những năm 2002 có đúng ko nhỉ, Từ đó tuổi thơ dữ dội của mình đã chuyển sang 1 hướng khác GunBound => TS Online => Võ lâm truyền kì => MU FPT => Gun Z => Audition => CF...... ôi mẹ ơi và bây giờ là đến MMO

TS Online
1 kỷ niệm khó quên thời đầu internet:binhsua80:
 
like luôn, ko phải 8x nhưng nhìn mấy cái ảnh lại nhớ lại 1 thời

- - - Updated - - -

Ts online ngay sưa nghiện trò đây, giờ muốn chơi cũng ko có tg nữa
 
xí muội kìa!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! cà rem kìa!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
ca lô đội lệch
mồm huýt sáo vang
như con chim chích
nhảy trên đường vàng
vụt qua mặt trận
đạn bay vèo vèo
thư đề thượng khẩn
sợ chi hiểm nghèo
bổng ... lòe chớp đỏ
thôi rồi ... lượm ơi ! ...
 
hihi em 99 mà vẫn biết mấy trò này có internet là cứ chốn đi chơi
trong đó trò em thích là TS Online ước mơ đi tới VN đã bị đóng sập trong 1 ngày định đi mà đóng cửa :binhsua85:
 
Thế hệ 8X bây giờ đều là những người đã trưởng thành. Thời ấu thơ với họ có lẽ giờ đây đã là khoảng thời gian "xa lắc, xa lơ", chỉ còn đọng lại miền ký ức với những cảm xúc thật trong trẻo, thật nhiều ước mơ mỗi khi lật giở những trang sách từ những ngày đầu tiên đi học.


Ai đó nói rằng thời gian và hoài niệm tỉ lệ thuận với nhau. Thời gian trôi nhanh, sự hoài niệm càng đong đầy. Còn nhiều lắm những kỷ vật của tuổi thơ đã trôi xa nhưng vẫn để lại bao thương nhớ về một thời hồn nhiên, trong trẻo...
tuoitho.jpg

Sách giáo khoa xưa có ai còn nhớ?

tuoitho1.jpg

Gắn liền với những năm cấp 1 của thế hệ 8X

tuoitho2.jpg

Bài học đầu tiên về sự đoàn kết

tuoitho3.jpg

Bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu với những vần thơ không thể nào quên “Chú bé loắt choắt. Cái xắc xinh xinh. Cái chân thoăn thoắt. Cái đầu nghênh nghênh...”

tuoitho4.jpg

Một hình ảnh Đà Lạt không lãng mạn mà rất mộc mạc trong những nét vẽ ngây ngô

tuoitho5.jpg

Những lời thơ trong bài Vàm Cỏ Đông của nhà thơ Hoài Vũ

tuoitho6.jpg

Câu chuyện Trần Quốc Toản ra quân và bài học về lòng yêu nước của tuổi trẻ

tuoitho7.jpg

Bài thơ cái Máy tuốt lúa của nhà thơ Định Hải trong sách tiếng Việt lớp 3

tuoitho8.jpg

tuoitho9.jpg

tuoitho10.jpg

Mỗi trang sách lại là một chuyến phiêu lưu về miền ký ức tuổi thơ

tuoitho11.jpg

Một trò đùa nghịch rất “phổ biến” với sách giáo khoa

tuoitho12.jpg

Các loại bút chì màu

tuoitho13.jpg

Vở học sinh Bãi Bằng có mẫu mã khá đơn giản và không bắt mắt như các sản phẩm giấy vở bây giờ

tuoitho14.jpg

Bút máy và trào lưu dùng compa khắc hình lên bút

tuoitho15.jpg

Bút chì nhiều mẩu

tuoitho16.jpg

Tuổi ấu thơ của thế hệ 8X cũng có thể là những món ăn vặt rất ngon mà giá chỉ vài trăm đồng như sữa chua túi…

tuoitho17.jpg

viên C ngậm hình trái tim...

tuoitho18.jpg

Mỳ tôm trẻ em...

tuoitho19.jpg

Kem mút…

tuoitho21.jpg

Những năm tháng tuổi thơ ngây ngô cứ nghĩ rằng thuốc tẩy giun quả núi cũng chỉ là kẹo

tuoitho22.jpg

Chiếc máy điện tử này được mệnh danh là "iPod" của thế hệ 8X, nổi tiếng với trò xếp gạch

tuoitho23.jpg

Nghe nhạc bằng bang cassette và “tua băng” bằng bút chì

tuoitho24.jpg

Bộ đồ chơi những chú lính nhựa

tuoitho25.jpg

Có ai còn nhớ trò lấy gạch làm ống nhòm và máy chụp ảnh không?
tuoitho26.jpg

Những chiếc đĩa cứng gần như đã bị “tuyệt chủng”

tuoitho27.jpg

Gẩy vòng hay bắn chun...

tuoitho28.jpg

Có lẽ đa phần tuổi thơ của thế hệ 8X đều từng mê mẩn một bộ truyện tranh

tuoitho29.jpg

Đan Trường với album Kiếp ve sầu đã làm "say" bao trái tim cô nàng 8X


Như đã thành bản năng, khi đi qua một giai đoạn đẹp đẽ, người ta luôn cảm thấy hối tiếc và muốn quay ngược thời gian để trở lại. Nhất là trong cuộc sống thực tại có quá nhiều nỗi lo cơm áo gạo tiền, quá nhiều áp lực phải “bơi” giữa bộn bề công việc, có bao nhiêu người 8X đang mong muốn sở hữu “một vé đi tuổi thơ” để sống lại những tháng ngày hồn nhiên, vui tươi, vô lo vô nghĩ…
cậu còn giữ những thứ này sao.. mình chỉ giữ mấy viện bi ve hay đem đi bắn tờ rym thôi.. vs 1 đống giấy khen hồi lớp 1.
- mọt nó cắn hết rồi
 
View attachment 24043
Tuổi thơ của ta đây . Còn nhớ ngày đó ta học lớp 4 . $ không có thuê đọc , ngày đó có 200 đồng thuê được một quyển . Toàn ra quán truyện thấy ai đang đọc thì ngồi cạnh xem ké . Hề hề.
h` cũng ko nhớ rõ vì sao mà có đc 1 quyển này , mừng lắm, đưa cho vài đứa coi chung , thằng kia coi trong giờ học bị cô thu nên hồi đó tức lắm , nó dỗ mình : " t thấy truyện đó cũng bt mà " :))
 
Còn cái này nữa, thánh nào biết nó bán ở đâu không

medium-3f754ff37529452f93b4e3f12b978d10-400.jpg
Đây là súng diêm
5 ngàn 1 khẩu thời đó mê lắm nhà nghèo không có tiền để mua chỉ nhìn mấy thằng con nhà giàu chơi mà thèm
Mấy thằng nhà giàu ngày xưa giờ éo có tiền mua nổi con xe hhehehe
8x đời đầu là đây
 
Gió thổi cồn cào mặt nước
Mất một nỗi gì không thể tìm lại được
Ta đi, lòng vẫn ở nơi đây
Ai cũng chỉ có một lần
Cái thuở thơ ngây...

Thơ Trần Đăng Khoa về kỷ niệm tuổi thơ nè mấy thím:binhsua112:
 

Announcements

Forum statistics

Threads
421,019
Messages
7,104,446
Members
173,092
Latest member
topmbaconsulting

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom