Sakata hướng dẫn FX

Một số lệnh cơ bản (Order)

Thuật ngữ "lệnh (order)" liên hệ đến cách bạn sẽ vào và ra một giao dịch. Chúng ta cùng thảo luận một số lệnh khác nhau có thể được thực hiện trên thị trường ngoại tệ. Chắc chắn bạn biết loại lệnh nào sàn giao dịch của bạn chấp nhận. Sàn giao dịch khác nhau chấp nhận các loại lệnh khác nhau.

Market order

Một lệnh thị trường là một lệnh mua hoặc bán tại giá sẵn có được đưa ra. Ví dụ, giá bid của EUR/USD hiện tại là 1.2140 và giá ask là 1.2142. Nếu bạn muốn mua EUR/USD tại thị trường, thì nó được bán cho bạn tại giá ask là 1.2142. Bạn ấn vào nút mua và phần mềm giao dịch của bạn sẽ thực hiện ngay lập tức một lệnh mua tại chính giá đó.

Limit Entry Order
Một lệnh vào giới hạn là một lệnh được đặt mua dưới giá thị trường (buy below the market) hoặc bán trên giá thị trường (sell above the market) tại một giá cụ thể. Ví dụ, EUR/USD đang được giao dịch tại 1.2050. Bạn muốn bán nó nếu giá chạm đến 1.2070. Hoặc là bạn ngồi trước màn hình máy tính và cho nó chạm 1.2070 (tại điểm mà bạn sẽ ấn một lệnh bán), hoặc là bạn đặt một lệnh bán giới hạn (sell limit order) tại 1.2070 (sau đó bạn có thể rời khỏi máy tính của mình để làm việc khác - đi tập thể thao chẳng hạn). Nếu giá đi lên tới 1.2070, hệ thống giao dịch sẽ tự động thực hiện lệnh bán tại giá đó. Bạn sử dụng loại lệnh này khi bạn tin tưởng giá sẽ đảo chiều sau khi chạm đến mức giá mà bạn đặt.

Stop-Entry Order
Một lệnh vào dừng là một lệnh được đặt mua trên giá thị trường hoặc bán dưới giá thị trường tại một giá cụ thể. Ví dụ, GBP/USD đang được giao dịch tại 1.5050 và tiếp tục tăng lên. Bạn tin rằng giá tiếp tục đi theo hướng đó nếu nó chạm 1.5060. Bạn có thể ngồi trước màn hình để chờ nó chạm giá đó và đặt mua tại 1.5060 HOẶC thiết lập một lệnh mua dừng (buy stop) tại 1.5060. Bạn sử dụng loại lệnh dừng khi bạn cảm thấy giá sẽ đi theo một hướng.

Stop-Loss Order
Một lệnh dừng lỗ là một lệnh liên kết với một giao dịch cho mục đích giảm thiểu thua lỗ nếu giá đi ngược hướng với giao dịch của bạn. GHI NHỚ. Một lệnh dừng lỗ được duy trì hiệu lực cho tới khi giao dịch đó kết thúc hoặc bạn hủy lệnh dừng lỗ đó đi.

Ví dụ, bạn mua EUR/USD tại 1.2230. Để giới hạn thua lỗ, bạn đặt một lệnh dừng lỗ tại 1.2200. Có nghĩa là nếu EUR/USD rớt giá xuống 1.2200 thay vì nó đi lên, hệ thống giao dịch của bạn sẽ tự động thực hiện một lệnh bán tại 1.2200 và kết thúc giao dịch với mức thua lỗ 30 pip.

Dừng lỗ thực sự hữu ích nếu bạn không muốn ngồi trước màn hình cả ngày và lo lắng rằng bạn sẽ mất toàn bộ số tiền của mình. Bạn chỉ đơn giản đặt lệnh dừng lỗ.

Trailing Stop
Một lệnh trailing stop là một loại lệnh dừng lỗ tự động di chuyển theo giá. Ví dụ bạn bán USD/JPY tại 90.80, với lệnh trailing stop là 20 pip. Mức dừng lỗ của bạn là 91.00. Nếu giá đi xuống chạm tới 90.50, lệnh trailing stop của bạn sẽ đi xuống 90.70. Nhớ rằng, mức dừng của bạn sẽ Ở TẠI giá này. Nó sẽ không giãn ra nếu giá đi ngược lại bạn. Quay trở lại ví dụ, với lệnh trailing stop20 pip, nếu USD/JPY chạm 90.50, thì mức dừng của bạn sẽ di chuyển tới 90.70. Tuy nhiên, nếu giá đột ngột đi lên tới 90.60, mức dừng của bạn vẫn duy trì tại 90.70. Giao dịch của bạn sẽ duy trì miễn là giá không đi ngược lại bạn 20 pips. Một khi giá chạm tới điểm trailing stop, lệnh dừng lỗ sẽ được thực hiện và giao dịch của bạn sẽ được đóng lại.
 
Giao dịch với tài khoản thực hành DEMO

Bạn có thể mở một tài khoản thực hành MIỄN PHÍ với hầu hết các sàn giao dịch. Những tài khoản này có đủ tính chất như một tài khoản "thật". Nhưng tại sao nó lại miễn phí? Bởi vì nhà môi giới muốn bạn tìm hiểu phần mềm giao dịch của họ, để bạn có thời gian giao dịch không có sự rủi ro, sau đó bạn sẽ yêu thích họ và chuyển tiền thật vào. Tài khoản thực hành cho phép bạn học về thị trường ngoại tệ và kiểm tra kĩ năng giao dịch của bạn với rủi ro bằng KHÔNG.

BẠN NÊN THỰC HÀNH GIAO DỊCH CHO TỚI KHI BẠN XÂY DỰNG ĐƯỢC MỘT HỆ THỐNG TẠO RA LỢI NHUẬN ỔN ĐỊNH TRƯỚC KHI NGHĨ TỚI VIỆC ĐẶT TIỀN THẬT CỦA BẠN VÀO ĐÓ. CHÚNG TÔI NHẮC LẠI. BẠN NÊN THỰC HÀNH GIAO DỊCH CHO TỚI KHI BẠN XÂY DỰNG ĐƯỢC MỘT HỆ THỐNG TẠO RA LỢI NHUẬN ỔN ĐỊNH TRƯỚC KHI NGHĨ TỚI VIỆC ĐẶT TIỀN THẬT CỦA BẠN VÀO ĐÓ.


Lời tuyên bố "Đừng Làm Mất Tiền Của Bạn"

Bây giờ, đặt tay lên trái tim và nói...

"Tôi sẽ thực hành giao dịch cho tới khi tôi xây dựng được một hệ thống tạo ra lợi nhuận ổn định trước khi giao dịch với tiền thật."

Chỉ ngón tay trỏ lên đầu bạn và nói...

"Tôi là một nhà giao dịch thông thái và kiên nhẫn!"
Không mở tài khoản giao dịch thật cho tới khi bạn có được LỢI NHUẬN ĐỀU ĐẶN với tài khoản giao dịch thực hành.

Nếu bạn không thể chờ cho tới khi bạn tạo ra được lợi nhuận đều đặn trên tài khoản thực hành, thì ít nhất hãy giao dịch hai tháng. Này, ít nhất thì bạn cũng có khả năng giữ được tiền của mình trong hai tháng? Nếu bạn không thể giữ trong hai tháng, chẳng khác nào bạn làm từ thiện hoặc ném tiền qua cửa sổ cả.

Tập trung vào MỘT cặp tiền chính
Thời gian đầu bạn nên tập trung giao dịch chỉ một cặp tiền chính. Với một cặp tiền chính thì tính thanh khoản cao và chênh lệch bid/ask thấp.

Bạn có thể là người chiến thắng với giao dịch ngoại tệ nhưng cũng giống như lĩnh vực khác trong cuộc sống, nó cần có sự làm việc chăm chỉ, cam kết, một chút may mắn...
 
Trước khi bạn tự phá hủy chính mình

Trước khi chúng ta đi xa hơn, sau đây là những điều chân thật mà tôi muốn nói với bạn nếu bạn có ý định giao dịch ngoại hối:

Tất cả nhà giao dịch ngoại hối đều MẤT TIỀN trên các giao dịch.

Chín mươi phần trăm nhà giao dịch thua lỗ, phần lớn là do thiếu kế hoạch, đào tạo, kỷ luật và có quy tắc quản lý tiền kém.

Nếu như bạn ghét thua lỗ hoặc bạn là người theo chủ nghĩa hoàn hảo, bạn sẽ gặp khó khăn để điều chỉnh với giao dịch ngoại hối bởi vì tất cả nhà giao dịch đều mất tiền khi giao dịch tại một số thời điểm.

Giao dịch ngoại hối không dành cho người thất nghiệp, thu nhập thấp, nợ nần và không đủ khả năng chi trả các chi phí hàng tháng.

Bạn nên có ít nhất 10 triệu là khoản mà bạn có thể thua lỗ. Đừng mong đợi chỉ với vài trăm đô la ban đầu mà trở thành tỉ phú.

Thị trường ngoại tệ là một trong những thị trường phổ biến cho sự đầu cơ, là thị trường cỡ lớn, thanh khoản cao, và có xu hướng mạnh. Bạn nên nghĩ rằng các nhà giao dịch trên toàn thế giới sẽ chiến đấu, nhưng chỉ có số ít chiến thắng. Vấn đề nằm ở chỗ rất nhiều nhà giao dịch với những niềm tin sai lệch về việc kiếm nhiều tiền, nhưng trên thực tế, họ lại thiếu kỷ luật cần thiết cho việc học tập thực sự. Hầu hết đều thiếu kỷ luật để tuân theo một chế độ ăn kiêng hoặc đến phòng tập thể thao ba lần một tuần.

Nếu bạn không thể làm được điều đó, vậy tại sao bạn lại nghĩ rằng mình có thể thành công với thị trường rủi ro cao này?

Giao dịch ngắn hạn KHÔNG dành cho những người nghiệp dư, và nó chẳng phải là con đường "làm giàu nhanh". Bạn không thể tạo ra lợi nhuận khổng lồ mà không chấp nhận rủi ro tương đương.

Giao dịch ngoại tệ KHÔNG phải là con đường LÀM GIÀU NHANH.

Giao dịch ngoại tệ là KỸ NĂNG cần có THỜI GIAN để học hỏi.

Nhà giao dịch có kỹ năng có thể làm ra tiền trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, cũng giống như những nghề nghiệp khác, thành công không xuất hiện sau một đêm. Giao dịch ngoại tệ không phải là một miếng bánh (như nhiều người nghĩ). Suy nghĩ về điều này, nếu nó là như vậy, thì bất cứ ai giao dịch đều trở thành tỉ phú. Sự thật là ngay cả những nhà giao dịch lão luyện với nhiều năm kinh nghiệm cũng vẫn đối mặt với những thua lỗ.

In sâu điều này lên trí não của bạn: KHÔNG có con đường tắt nào trong giao dịch ngoại tệ. Cần có rất nhiều sự THỰC HÀNH và KINH NGHIỆM để lão luyện. Không có gì thay thế cho làm việc chăm chỉ, siêng năng thực hành và cần cù. Thực hành giao dịch trên tài khoản DEMO cho đến khi bạn tìm được một phương pháp mà bạn nắm được, và cảm thấy thoải mái thực hiện. Về cơ bản, thực hiện phương cách mà nó làm việc được cho bạn.
 
Bạn đọc tới đây đã có một số vốn kiến thức kha khá về thị trường rồi đó. Trong các bài tới tôi sẽ hướng dẫn bạn thực hành sử dụng phần mềm giao dịch trên tài khoản thực hành.
 
Hôm nay chúng ta tìm hiểu về phần mềm giao dịch MetaTrader.

Bạn lưu ý là chúng ta giao dịch thị trường Spot Forex nghĩa là Ngoại hối giao ngay. (khác với Future Forex và Options Forex.)

Mỗi một sàn giao dịch đều cung cấp cho khách hàng nhiều công cụ giao dịch khác nhau.

Ví dụ: sàn FXCM có phần mềm giao dịch FXCM Station, FXCM MT4 (MetaTrader). Một số sàn còn cung cấp phiên bản giao dịch trực tiếp từ Website của họ (bạn đăng nhập vào tài khoản giao dịch trên website của sàn và đặt lệnh trực tiếp).

Trong bài này tôi chỉ nói về phần mềm giao dịch MetaTrader4 (hiện nay một số sàn có thêm phiên bản MetaTrade5), MetaTrader4 là phần mềm giao dịch phổ biến trên thị trường. Đây là một hãng sản xuất phần mềm giao dịch và bán cho các sàn giao dịch. Vì thế bạn sẽ thấy là: Exness MT4, AxiTrader MT4, IronFX MT4 hoặc các sàn giao dịch trong nước cũng vậy. Một số đường link tải phần mềm từ các sàn:

http://www.fbs.com - Demo: https://my.fbs.com/registration/demo?account=dmforexm
http://www.ironfx.com - Demo: https://www.ironfx.com/vi/demo
http://www.exness.com - Demo: https://www.exness.com/intl/vi/register/trial
http://www.axitrader.com - Demo: http://www.axitrader.com/forex-trading-broker

Những bài sau tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chọn sàn phù hợp với nhu cầu giao dịch. Bạn vào một trong các đường link trên và điền thông tin email, tên, số điện thoại và chọn phần Open Demo Account hoặc Open Practice Account (mở tài khoản giao dịch thực hành). Với tài khoản giao dịch thực hành bạn yên tâm đây chỉ là luyện tập và không ảnh hưởng đến túi tiền của bạn. :)
 
Giờ thì bạn copy các phím tắt của phần mềm MetraTrader ra word rồi in ra một bản cho dễ nhìn và nghiên cứu:

Các phím tắt trong MetaTrader4

Phím chức năng

F1: mở “User guide” (Help)
F2: mở cửa sổ “History Center”
F3: mở cửa sổ “Global Variables”
F4: mở MetaEditor
F6: gọi cửa sổ “Tester” để kiểm tra Expert được đính kèm trên biểu đồ
F7: goi cửa sổ “Properties” của Expert được đính kèm trên biểu đồ để thay đổi tùy chỉnh
F8: gọi cửa sổ “Chart Setup”
F9: gọi cửa sổ “New Order” (đặt lệnh)
F10: mở cửa sổ “Popup prices”
F11: bật/tắt chế độ toàn màn hình
F12: di chuyển biểu đồ sang trái

Phím Shift

Shift+F12: di chuyển biểu đồ sang phải
Shift+F5: chuyển về hồ sơ (Profile) trước đó

Phím Alt

Alt+1: hiển thị biểu đồ theo một chuỗi (chuyển thành biểu đồ dạng thanh)
Alt+2: hiển thị biểu đồ theo một chuỗi các nến (chuyển thành biểu đồ dạng nến)
Alt+3: hiển thị biểu đồ theo đường gãy (chuyển thành biểu đồ dạng đường)
Alt+A: sao chép tất cả kết quả của test/optimization vào bảng clipboard
Alt+W: gọi cửa sổ quản lý biểu đồ
Alt+F4: đóng client terminal
Alt+Backspace hoặc Ctrl+Z: phục hồi việc xóa bỏ đối tượng

Phím Ctrl

Ctrl+A: sắp xếp chiều cao tất cả các cửa sổ chỉ báo (indicator windows) về mặc định
Ctrl+B: gọi cửa sổ “Objects List”
Ctrl+C hoặc Ctrl+Insert: sao chép tới bảng clipboard
Ctrl+E: bật/tắt Expert Advisor
Ctrl+F: bật “Crosshair”
Ctrl+G: hiện/ẩn lưới grid
Ctrl+H: hiện/ẩn đường OHLC
Ctrl+I: gọi cửa sổ “Indicators List”
Ctrl+L: hiện/ẩn khối lượng giao dịch
Ctrl+P: in biểu đồ
Ctrl+S: lưu biểu đồ dưới dạng: “CSV”, “PRN”, “HTM”
Ctrl+W hoặc Ctrl+F4: đóng biểu đồ
Ctrl+Y: hiện/ẩn Period Separators
Ctrl+Z hoặc Alt+Backspace: phục hồi việc xóa đối tượng
Ctrl+D: mở/đóng “Data Window”
Ctrl+M: mở/đóng cửa sổ “Market Watch”
Ctrl+N: mở/đóng cửa sổ “Navigator”
Ctrl+O: mở cửa sổ “Options”
Ctrl+R: mở/đóng cửa sổ “Tester”
Ctrl+T: mở/đóng cửa sổ “Terminal”
Ctrl+F5: chuyển tới hồ sơ (Profile) tiếp theo
Ctrl+F6: kích hoạt cửa sổ biểu đồ tiếp theo
Ctrl+F9: mở cửa sổ “Terminal Trade” và chuyển sự chú ý tới nó. Sau đó, các hoạt động giao dịch được quản lý bằng bàn phím

Các phím khác

“Mũi tên sang trái” cuộn biểu đồ sang trái
“Mũi tên sang phải” cuộn biểu đồ sang phải
“Mũi tên lên trên” cuộn nhanh biểu đồ sang trái, hoặc nếu đã quy định tỷ lệ
“Mũi tên xuống dưới” cuộn biểu đồ sang phải, hoặc nếu đã quy định tỷ lệ
Numpad 5: khôi phục lại tỷ lệ chiều dọc của biểu đồ tự động sau khi nó đã bị thay đổi. Nếu tỷ lệ được xác đinh, phím này sẽ chuyển biểu đồ về mức xem được

Page Up: cuộn nhanh biểu đồ sang trái
Page Down: cuộn nhanh biểu đồ sang phải
Home: đưa biểu đồ về điểm xuất phát
End: đưa biểu đồ về điểm cuối
Nút +/- phóng ô/thu nhỏ biểu đồ
Delete: xóa tất cả các đối tượng đồ họa được chọn
Backspace: xóa đối tượng mới nhất trên biểu đồ
Enter: mở/đóng nhanh cửa sổ Navigation
Esc: đóng cửa sổ Dialog


Nhiều phím quá phải không nào, ở trình độ ban đầu bạn không cần phải quan tâm nhiều, bạn chỉ cần thử ấn các tổ hợp phím trên để làm quen với phần mềm.
 
Bạn đã tải phần mềm giao dịch về máy và tiến hành cài đặt chưa?

Đây là bài hướng dẫn cài đặt phần mềm giao dịch MT4 cho sàn Fxpro với các sàn ở link trên cũng tương tự nhé.

Bước 1: bạn download phần mềm MT4 về máy, thường thì phần mềm có dạng đuôi là .exe (mt4setup.exe ...)
Bước 2: bạn click chuột vào file đó để cài đặt, bạn sẽ thấy xuất hiện giao diện sau:

Install 1.PNG

Bạn ấn Next, giao diện tiếp theo sẽ như này:

Install 2.PNG


Chọn ô “Yes, I agree with all terms of this license agreement”, nút “Next” sẽ sáng lên. Bạn tiếp tục chọn “Next”. Giao diện kế tiếp xuất hiện:

Install 3.PNG


  • Click “Browse” để chọn đường dẫn đến thư mục bạn muốn cài đặt MT4.
  • “Program group” là tên của thư mục chứa MT4.
  • Click “Create a desktop shortcut” nếu muốn tạo shortcut của MT4 trên desktop của bạn.
  • Click “Launch program after successful installation” nếu muốn khởi động MT4 sau khi cài đặt.
Cuối cùng, click “Next” để đi đến giao diện tiếp theo:

Finish Installing.PNG


Chờ máy chạy xong, bạn click “Finish” để kết thúc quá trình cài đặt.

Đến đây việc cài đặt đã hoàn thành.

(trong bài này tôi có sử dụng một số hình ảnh và hướng dẫn copy từ internet :D
 
Last edited:
Bài trên hướng dẫn bạn cách cài đặt, trong bài này hướng dẫn bạn tạo tài khoản giao dịch thực hành (DEMO)
Bước 1

Đầu tiên, hãy khởi động MT4. Nếu trước đó, bạn đã click chọn nút “Launch program after successful installation” thì khi cài đặt xong MT4 sẽ tự khởi động. Còn nếu bạn không chọn nút trên thì vẫn có thể khởi động MT4 bằng nhiều cách: Click vào biểu tượng Metatrader 4 trên màn hình Desktop; hay vào Start Menu => Programs => Thư mục chứa MT4 (như “FxPro - MetaTrader 4” chẳng hạn) => Click chọn chương trình Metatrader 4 (trường hợp này có tên “FxPro MT4”). Khi MT4 khởi động sẽ xuất hiện giao diện sau:

Open Account 1.PNG


Bạn cần điền các thông tin vào để tạo một tài khoản. Ở đây, chúng ta chỉ tìm hiểu cách mở một tài khoản thực hành (Demo Account), còn nếu bạn muốn mở tài khoản thật (Real Account), tôi sẽ hướng sau.

Các thông tin cần điền:

Explainning.PNG

Bước 2

Sau khi đã hoàn thành xong các bước nhập thông tin, hãy click chọn ô “I agree to subscribe to your newsletters”, nút “Next” sẽ sáng lên. Click “Next” để tiếp tục. Ở giao diện tiếp theo, bạn hãy lần lượt:

  • Chọn một Server
  • Click “Scan” và chờ máy scan xong Server
  • Click “Next” để tiếp tục
Open Account 2.PNG


Bước 3

Ở giao diện cuối cùng, nhà môi giới đã cung cấp một số thông tin, bao gồm: tên đăng nhập (login), password và tên nhà đầu tư (investor).

Chú ý: Chỉ có Tên đăng nhập (Login)Password được dùng để đăng nhập vào tài khoản của mình. Bạn phải lưu các thông tin này ở nơi an toàn nếu đây là tài khoản tiền thật (real account) bằng cách chụp lại màn hình, copy paste các thông tin hoặc vào Hộp thư (Mailbox) => Double Click vào mail “Registration” => copy lại thông tin.

Click “Finish”.

Finish Openning Account .PNG


Xong, bạn đã có một tài khoản giao dịch thực hành. Bạn thấy có khó hay dễ? Đơn giản đúng không. :eek:
 
Tiếp tục, chúng ta tìm hiểu về giao diện của phần mềm MetaTrader4. Thực ra những bài hướng dẫn như thế này trên internet có rất nhiều nhưng đây là topic hướng dẫn FX nên tôi cần tổng hợp và sao chép từ nhiều nguồn khác nhau để bạn tiện đọc và nghiên cứu thay vì bảo bạn lên internet tìm hiểu mỗi chỗ một chút.

Đây là giao diện của Metatrader4.

MT4.PNG


MT4 bao gồm nhũng phần sau:

Các thanh:

- Thanh tiêu đề (Title bar): mang tên tài khoản của bạn

- Thanh thực đơn (Menu bar) bao gồm các thẻ: File, View, Insert, Chart, Tools, Window, Help.

- Các thanh công cụ (Tool bars): hỗ trợ bạn trong việc phân tích đò thị và đặt lệnh.

- Thanh trạng thái (Status bar): giúp bạn kiểm tra xem MT4 có kết nối với internet chưa. Nếu chưa kết nối được, sẽ xuất hiện các sọc đỏ ở góc phải của thanh trạng thái
No connection.PNG
. Còn nếu đã kết nối, bạn sẽ thấy hình sau
Connection.PNG
.

Các cửa sổ:

- Cửa sổ Giá thị trường (Market Watch): Hiển thị giá mua, giá bán của từng cặp tiền

- Cửa sổ Công cụ (Navigator): theo thứ tự từ trên xuống có tài khoản của bạn (Accounts), Chỉ báo sẵn có (Indicators), Robot (Expert Advisor), Chỉ báo cài thêm (Custom Indicators) và câu lệnh đơn (Scripts)

- Cửa sổ giao dịch (Terminal): chủ yếu giúp hiển thị các lệnh đã đặt và lịch sử giao dịch của bạn.

Thao tác trên đồ thị:

1. Tắt / Mở một đồ thị


Tắt đồ thị

Bước 1: Chọn đồ thị cần xóa

Bước 2: Click nút xóa màu đỏ hoặc tổ hợp phím Ctrl + W

Chart 1.png


Mở một đồ thị mới

Cách 1: Vào “File” => chọn “New Chart” => chọn cặp tiền tệ hoặc loại hàng muốn xem (như USDCAD chẳng hạn.)

Chart 2.png


Cách 2: Click nút “New chart”
button%201.PNG
trên thanh công cụ => chọn cặp tiền tệ hoặc loại hàng muốn xem

Giả sử tôi muốn mở đồ thị của bạc (SILVER) ra xem, nhưng lại không tìm thấy nó trong danh sách thì phải làm sao?

Lúc này, bạn hãy đi đến cửa sổ Giá thị trường (Market Watch) => click chuột phải vào một cặp tỷ giá bất kỳ => click “Show All”.

Chart 2_2.png


Tất cả các sản phẩm giao dịch sẽ xuất hiện. Bạn thực hiện thao tác mở một đồ thị mới thì sẽ có bạc (SILVER) trong danh sách.

2. Thay đổi kích thước, sắp xếp các đồ thị

Trên đồ thị có các nút phóng to, thu nhỏ quen thuộc trên cửa sổ đồ thị cho bạn thao tác.

Để sắp xếp các đồ thị, bạn vào “Window” => chọn kiểu sắp xếp.

Chart 2_2 (1).png


Như bạn thấy, các kiểu sắp xếp cũng tương tự như khi ta sắp xếp các chương trình trên desktop.

Nếu bạn muốn đồ thị trải rộng ra và dễ nhìn hơn, hãy tắt cửa sổ Giá thị trường (Market Watch) và cửa sổ Công cụ (Navigator):

- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + M: Tắt / Mở cửa sổ Giá thị trường (Market Watch)

- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N: Tắt / Mở cửa sổ Công cụ (Navigator)

Hoặc bạn có thể vào View để tắt / mở các cửa sổ trên.


3. Thay đổi màu sắc đồ thị

Các đồ thị trong MT4 mặc định nền đen và đường giá màu xanh lá. Có vẻ hơi tối và khó nhìn nhỉ. Vậy ta hãy đổi màu đồ thị. Quy trình như sau:

Chọn một đồ thị (có thể phóng to lên để dễ thao tác) => click chuột phải vào một vùng trống trên đồ thị => chọn “Properties…” hoặc nhấn phím F8.

Chart 4.png


Sẽ có một hộp thoại xuất hiện.

Chart 4_1.png


Bạn có thể chọn một số kiểu màu có sẵn hoặc tùy chỉnh theo ý bạn. Màu sắc đồ thị sẽ hiển thị trong cửa sổ xem trước. Khi đã ưng ý rồi, hãy nhấn nút “OK”.

Hoặc bạn chọn kiểu “Black and White” để dễ nhìn.

4. Thay đổi dạng đồ thị, thay đổi khung thời gian

Dạng đồ thị

Xét về đồ thị, ta có 3 dạng chủ yếu:

  • Dạng đường (line chart): là tập hợp các điểm đóng cửa trong 1 phiên của đồ thị; thường không được nhà đầu tư ưa chuộng vì nó thể hiện quá ít thông tin
  • Dạng thanh (bar chart): mỗi phiên được biểu diễn bởi một thanh. Loại đồ thị này biểu thị giá đóng cửa, mở cửa, giá cao nhất, thấp nhất. Người Phương Tây đã phát minh ra nó, và hiện tại nó cũng được sử dụng bởi một số nhà đầu tư.
  • Dạng nến (Candletstick chart): đồ thị nến do người Nhật phát minh. Mỗi cây nến biểu diễn cho một phiên và nó cũng thể hiện bốn loại giá (mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất) tương tự như đồ thị thanh, nhưng dễ phân biết được phiên tăng giá và giảm giá.

Để chuyển đổi qua lại giữa các đồ thị:

Cách 1: Click chọn một trong 3 nút có hình đồ thị tương ứng trên thanh công cụ:
Chart%20Buttons.PNG


Cách 2: Chọn một đồ thị (có thể phóng to lên để dễ thao tác) => click chuột phải vào một vùng trống trên đồ thị => chọn “Properties…” hoặc nhấn phím F8 => vào thẻ “Common => Chọn một trong ba dạng tại khung ở góc phải bên trên => nhấn nút “OK”

Khung thời gian (Timeframe)

Trước tiên, bạn cần hiểu khung thời gian là gì. Như đã trình bày ở trên, trong đồ thị nến, mỗi cây nến biểu diễn cho một phiên. Với chứng khoán, mỗi phiên thường là 1 ngày, tức là sau 1 ngày giao dịch sẽ hình thành nên 1 cây nến. Khác với chứng khoán, thị trường ngoại hối cung cấp dữ liệu chi tiết đến từng phút, gồm có: 1 phút (M1), 5 phút (M5), 15 phút (M15), 30 phút (M30), 1 giờ (H1), 4 giờ (H4), 1 ngày (D1), 1 tháng (MN).

Để chuyển đổi qua lại giữa các khung thời gian, quy trình thực hiện:

Cách 1: Chọn đồ thị cần hiệu chỉnh => click chuột phải vào vùng trống đồ thị => click “Periodicity” => chọn một khung thời gian.

Timeframe.png


Cách 2: Chọn đồ thị cần hiệu chỉnh => click vào một trong những nút “khung thời gian”
Timeframe%20Buttons.PNG


Cách 3: Chọn đồ thị cần hiệu chỉnh => click vào nút hình đồng hồ
Timeframe%20Buttons%201.PNG
=> chọn chọn một khung thời gian.

e. Một số thao tác khác

Zoom

Hãy để ý trên thanh công cụ, bạn sẽ thấy có 2 nút hình kính lúp
Zoom.PNG
:

  • nút có dấu “+”: để phóng to (zoom in)
  • nút có dấu “–“: để thu nhỏ (zoom out)
Chọn đồ thị bạn muốn zoom và click một trong hai nút này.

Bạn cũng có thể chọn đồ thị rồi nhấn phím dấu “+” hoặc “-“ trên bàn phím để zoom.

Điều chỉnh tự động cuốn (Auto scroll) và tịnh tiến đồ thị (Chart shift)

  • Tự động cuốn (Auto scroll): khi thị trường liên tục biến động, đồ thị sẽ được cuốn về bên trái để lúc nào bạn cũng thấy được diễn biến mới nhất của thị trường. Nếu muốn xem lại đồ thị trong quá khứ, bạn nên tắt chức năng này đi.
  • Tịnh tiến đồ thị (Chart shift): giúp tạo một vùng trống phía bên phải để bạn dễ quan sát hơn.
Để điều chính, bạn chỉ việc click chọn hoặc bỏ một trong hai nút sau trên thanh công cụ:
other%20buttons.PNG
(nút bên trái là “Auto scroll”, còn nút bên phải là “Chart shift”)

Tắt / mở lưới (grid), đường ngăn cách thời gian (period seperators) và khối lượng giao dịch

Cách 1: Bạn chọn đồ thị cần hiệu chỉnh => nhấn tổ hợp:

  • Ctrl + G: để tắt / mở lưới (grid)
  • Ctrl + Y: để tắt / mở đường ngăn cách thời gian (period seperators)
  • Ctrl + L: để tắt / mở khối lượng giao dịch
Cách 2: Chọn một đồ thị (có thể phóng to lên để dễ thao tác) => click chuột phải vào một vùng trống trên đồ thị => chọn “Properties…” hoặc nhấn phím F8 => vào thẻ “Common => click chọn hoặc bỏ các nút: “Show grid”, “Show period seperators”, “Show Volume” => nhấn nút “OK”

other%201.png



Vậy là bạn đã nắm được một số thao tác cơ bản với đồ thị rồi. Từng thao tác có nhiều cách thực hiện. Bạn hãy chọn cách nào mình thấy tiện lợi nhất.
 

Attachments

  • Chart 4.png
    Chart 4.png
    325.5 KB · Views: 66
Last edited:
OK, cảm ơn bạn Max đã khen ngợi. Tiếp tục chúng ta bước vào phần tìm hiểu các loại lệnh và cách đặt lênh.

1. Các loại lệnh

Những ai đã từng giao dịch chứng khoán đều biết rằng phương pháp giao dịch chính là đấu giá. Bạn mua giá cao hơn, bán giá thấp hơn thì cơ hội khớp lệnh càng lớn. Đôi khi ta nắm một lượng cổ phiếu đang giá, muốn bán để cắt lỗ nhưng thị trường không ai mua thì ta cũng chẳng thể cắt lỗ được. Đó là rủi ro thanh khoản của thị trường.

Tuy nhiên, trong thị trường ngoại hối bạn sẽ không còn lo lắng về vấn đề đó nữa. Với tính thanh khoản cao (4 nghìn tỷ USD được giao dịch mỗi ngày), bất cứ khi nào bạn đặt lệnh, lệnh của bạn sẽ khớp ngay lập tức, nếu thị trường chưa đóng cửa.

Các loại lệnh

Có hai loại lệnh chính, đó là:

  • Lệnh khớp ngay (Instant Execution): là lệnh được đặt ngay ở mức giá hiện tại, gồm có: lệnh bán (Sell) và lệnh mua (Buy)
  • Lệnh treo (Pending order): là lệnh được đặt ở mức giá khác với giá hiện tại, gồm có: lệnh chờ bán (Sell Stop), lệnh chờ mua (Buy Stop), lệnh giới hạn bán (Sell Limit) và lệnh giới hạn mua (Buy Limit).
Tôi sẽ trình bày các lệnh trên qua một ví dụ.

Giả sử hiện tại, cặp tiền USDJPY đang có giá là 99,556.

Tôi đặt lệnh Buy, thì hệ thống sẽ tự động khớp lệnh mua tại mức giá trên (tức tại 99,556)

Nếu tôi nghĩ 99,000 vẫn còn cao và muốn chờ đến khi giá giảm xuống mức hỗ trợ 99,000 thì mới mua, thì tôi sẽ đặt lệnh Buy Limit ở mức giá 99.000. Và lệnh này dĩ nhiên chưa được khớp ở thời điểm hiện tại. Khi nào giá chạm 99.000 thì lệnh Buy Limit sẽ tự động khớp và trở thành lệnh Buy.

Nếu tôi nghĩ thị trường có vượt qua mức kháng cự 103.000thì mới có thể tăng lên nữa và muốn chờ tới mức giá 103.000 thì mới mua, thì tôi sẽ đặt lệnh Buy Stop tại mức giá 103.000. Lệnh này cũng chưa được khớp ở thời điểm hiện tại. Khi nào giá chạm 103.000 thì lệnh Buy Stop sẽ tự động khớp và trở thành lệnh Buy.

Buy.png


Tương tự với các lệnh: Sell, Sell Limit, Sell Stop.

Sell.png


Ta có thể tóm tắt các loại lệnh qua bảng sau.

Oder.png


2. Công cụ quản lý rủi ro

Metatrader4 có các công cụ để hỗ trợ nhà đầu tư trong việc quản trị rủi ro: chốt lời tự động (Take profit), cắt lỗ tự động (Stoploss), cắt lệnh di động (Trailling stop).
  • Chốt lời (Take Profit): là hành động thoát khỏi thị trường tại một mức giá bạn kỳ vọng, sau khi đã thu lại một khoản lợi nhuận nhất định. Nếu sử dụng chức năng chốt lời tự động, khi giá chạm vào ngưỡng chốt lời, máy sẽ tự đóng lệnh lại cho bạn.
  • Cắt lỗ (Stop Loss): là hành động thoát khỏi thị trường tại một mức giá mà ở đó bạn chấp nhận lỗ một khoản tiền để bảo toàn vốn. Nếu sử dụng chức năng cắt lỗ tự động, khi giá chạm vào ngưỡng cắt lỗ, máy sẽ tự đóng lệnh lại cho bạn.
  • Cắt lỗ di động (Trailing Stop): là hành động dời chỉ mức cắt lỗ theo diễn biến tích cực của giá, và luôn cách mức giá hiện tại một khoản cho trước. Có vẻ hơi khó hiểu phải không bạn? Để tôi đưa ra một ví dụ.
Ví dụ: Xét cặp tiền USDJPY, hiện tại bạn nghĩ giá sẽ tăng nên đã đặt lệnh mua tại mức giá 1332.65. Bạn đặt kèm thêm một lệnh Trailing Stop với khoảng cách là 10 pips.

Nếu giá diễn biến xấu (tức giảm) => máy sẽ không có hành động gì.

Nếu giá tăng 50 pips lên đến mứa 1333.15 => máy sẽ tự đặt một lệnh cắt lỗ cách mức giá hiện tại 10 pips tức mức cắt lỗ là 1333.05. Giá tăng thì mức cắt lỗ cũng tăng theo. Nhưng nếu giá giảm, mức cắt lỗ vẫn không đổi.

Trailing%20Stop%20Loss.png


Trailing Stop phù hợp với cách giao dịch theo tin hoặc dùng trong trường hợp bạn đặt lệnh mà vẫn chưa biết nên kỳ vọng lợi nhuận bao nhiêu.

Cách thức đặt Take Profit, Stop Loss và Trailing Stop Loss sẽ được trình bày chung với cách đặt lệnh ở phần 3.

3. Cách đặt lệnh và điều chỉnh lệnh

Đặt lệnh – đóng lệnh

Để đặt lệnh, có 3 cách:

Cách 1: Click chọn đồ thị của cặp tỷ giá bạn muốn đặt lệnh => Click vào mũi tên màu đen ở góc trái bên trên của đồ thị.

Bạn sẽ thấy trên đồ thị hiện các nút đặt lệnh cho bạn.

Placing%20order.PNG


Cách 2: Click chọn đồ thị của cặp tỷ giá bạn muốn đặt lệnh => Nhấn nút “New Order”
New%20order.PNG
trên thanh công cụ.

Cách 3: Click chọn đồ thị của cặp tỷ giá bạn muốn đặt lệnh => Nhấn phím F9

Nếu dùng cách 2 hay cách 3, bạn sẽ thấy hộp thoại “Order”.

Placing%20order%201.PNG


Trong hộp thoại trên, có:

Stop Loss: để nhà đầu tư đặt mức cắt lỗ

Take Profit: để nhà đầu tư đặt mức chốt lời

Symbol: là cặp tiền tệ muốn đặt lệnh. Bạn không nên chỉnh tham số này, vì khi ta click vào đồ thị của cặp tiền nào rồi đặt lệnh thì ở Symbol, máy đã tự động chọn cặp tiền đó.

Volume: là khối lượng giao dịch. Đây là tham số bạn phải đặt biệt lưu ý, nhất là khi ta giao dịch tài khoản thật. Giả sử một nhà đầu tư chỉ ký quỹ 1000$, theo nguyên tắc quản lý tiền, anh ta muốn giao dịch với khối lượng 0.01. Nhưng vì thấy một cơ hội quá tốt, anh ta vội vã đặt lệnh mà quên chỉnh lại khối lượng. Kết quả là lệnh đặt với khối lượng là 1.00 theo mặc định. Điều này rất nguy hiểm vì nếu giá đi theo chiều hướng ngược lại một ít thôi thì anh ta có thể bị cháy tài khoản.

Để khắc phục điều này, bạn hãy làm theo các bước sau:

Mở hộp thoại “Options” (nhấn tổ hợp phím Ctrl + O hay vào “Tools” => chọn “Optión”). Hộp thoại “Options” sẽ xuất hiện.

Vào thẻ “Trade” =>Ở phần “Size by default”, ta click chọn “Default” => chọn khối lượng bạn thường hay giao dịch => Click “OK”

Options.png


Type: là loại lệnh bạn muốn đặt. Nếu vẫn để “Instant Execution” sẽ có hai nút bên dưới: nút bán (Sell) màu đỏ, bên trái và nút mua (Buy) màu xanh, bên phải. Nếu chọn “Pending Order”, hộp thoại “Order” sẽ chuyển sang dạng sau.

Pending%20order.PNG


Type: là loại lệnh treo, có 4 loại cho bạn lựa chọn: Buy Limit, Sell Limit, Buy Stop, Sell Stop.

at price: là mức giá bạn muốn đặt lệnh.

Place: là nút đặt lệnh

Expiry: là ngày hết hạn của lệnh. Nếu bạn chọn một ngày, khi đến đó, lệnh treo này sẽ tự động bị xoá đi (Delete)

Dựa vào những phần tình bày bên trên, bạn hãy thử đặt một lệnh Buy, một Buy Limit và một Buy Stop. Sau đó, nhìn vào cửa sổ Giao dịch (Terminal), bạn sẽ thấy xuất hiện các lệnh vừa mới đặt.

Dòng Balance (màu xám): là dòng thông tin về tiền ký quỹ, trong đó:

Balance (Tổng tài sản) = Equity (Số tiền hiện có) + Floating Profit (Lãi/lỗ tạm thời)

Equity (Số tiền hiện có) = Margin (Số tiền đang giao dịch) + Free Margin (Số tiền có thể giao dịch tiếp)

Margin level (Tỉ lệ đảm bảo) = Equity* 100% / Margin

Lưu ý: Nếu Margin level giảm xuống đến 10%, tài khoản của bạn sẽ bị tất toán (hệ thống tự động đóng tất cả các lệnh giao dịch). Ví dụ bạn có 100 triệu trong tk, bạn mua hoặc bán 1 lot, tức là Margin của bạn là 18 triệu đồng. Như vậy khi nào số tiền trong tài khoản của bạn còn 1 triệu 8 trăm ngàn, tức là bạn thua 98 triệu 2 trăm ngàn, tài khoản của bạn mới bị tất toán Nó cũng cho bạn biết lời, lỗ ở thời điểm hiện tại.

Các dòng bên trên dòng Balance thể hiện lệnh đã được khớp.

Các dòng bên dưới dòng Balance thể hiện các lệnh treo chưa được khớp.

Phía bên phải của mỗi dòng có một nút hình chữ “x” phía bên phải.

Với các lệnh nào đã khớp, khi bạn thấy muốn thoát khỏi thị trường, hãy chọn lệnh đó => nhấn nút hình chữ “x”. Lệnh sẽ được đóng lại.

Với các lệnh nào chưa khớp, khi bạn muốn xoá đi, hãy chọn lệnh đó => nhấn nút hình chữ “x”. Lệnh sẽ được xoá. Vì thực chất các lệnh treo chưa được khớp nên ta gọi là “xoá” (Delete) chứ không phải đóng “lệnh” (Close). Bạn cần phân biệt hai từ này.

Có một cách khác để đóng lệnh:

Double Click vào dòng lệnh muốn đóng, hộp thoại “Order” sẽ xuất hiện => click nút đón lệnh (Close) màu vàng. Sau khi đóng, sẽ có một thông báo đã đóng lệnh thành công. Bạn có thể vào thẻ “Account History” trên cửa sổ giao dịch (Terminal) để xem lại lịch sử giao dịch.

Điều chỉnh lệnh

Dĩ nhiên lệnh nào đã khớp rồi thì bạn không thể điều chỉnh giá được. Nhưng ta vẫn điều chỉnh được mức cắt lỗ, chốt lời của chúng.

Giả sử bạn vội đặt lệnh mà quên đặt cắt lỗ hoặc chốt lời thì làm thế nào?

Đừng lo, bạn có thể điều chỉnh được. Hãy Double Click vào dòng lệnh muốn điều chỉnh, hộp thoại “Order” sẽ xuất hiện. Tại Type, chọn “Modify Order” => điều chỉnh các thông số cho phù hợp, nút điều chỉnh sẽ sáng lên => click nút điều chỉnh.

Modify%20Order.png


Muốn tắt Stop Loss hay Take Profit, bạn chỉ việc điều chỉnh hai mức này về số 0.

Làm thế nào để đặt Trailing Stop?

Ta click chuột phải vào dòng lệnh muốn đặt => chọn “Trailing Stop” => chọn một mức bạn muốn, hoặc nhấn vào “Custom…” để tùy chỉnh.

Trailing%20Stop%20Loss%201.png


Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu cơ bản cách thức đặt lệnh. Trong các bài tới chúng ta tìm hiểu về các loại biểu đồ và đặc biệt là biểu đồ nến Nhật.
 
Last edited:
Bài này chúng ta tìm hiểu 3 loại biểu đồ cơ bản dạng Line, dạng Bar và dạng Candle.

Biểu đồ đường kẻ (Line chart)

Một biểu đồ đường kẻ đơn giản vẽ một đường từ một giá đóng cửa đến giá đóng cữa tiếp theo. Khi nối các đường kẻ lại với nhau, ta có thể thấy một bức tranh chuyển động giá chung của một cặp tiền tệ trong một chu kỳ thời gian.

line-chart.png


Biểu đồ thanh giá (Bar chart)

Một biểu đồ thanh giá thì phức tạp hơn một chút. Nó thể hiện giá mở cửa và giá đóng cửa, cũng như các giá đỉnh và đáy. Đáy của thanh giá chỉ giá giao dịch thấp nhất đối với khoảng thời gian đó, và đỉnh của thanh giá chỉ giá cao nhất đã được giao dịch.

Thanh giá chiều dọc cho thấy biên độ giao dịch của cặp tiền tệ.

Vạch ngang ở bên trái của thanh giá thể hiện giá mở cửa, và phía bên phải của thanh giá thể hiện giá đóng cửa.

Đây là một ví dụ của biểu đồ thanh giá đối với cặp EUR/USD :

Một bar (một thanh) đơn giản chỉ là một đoạn thời gian, nó có thể là một ngày, một tuần hay một giờ...Khi bạn nhìn thấy từ bar, hãy chắc rằng bạn hiểu nó đang thể hiện khung thời gian nào.

Biểu đồ thanh giá còn được gọi là biểu đồ “OHLC”, bởi vì chúng thể hiện Giá mở cửa (open), đỉnh (high), đáy (low), đóng cửa (close) đối với một cặp tiền tệ. Đây là ví dụ của một thành giá.

ohlc-price-bar.png


Open: đường ngang nhỏ bên trái là giá mở cửa.

High: đỉnh của đường thẳng đứng thể hiện giá cao nhất của một chu kỳ thời gian.

Low: đáy của đường thẳng đứng thể hiện giá thấp nhất của một chu kỳ thời gian.

Close: đường ngang nhỏ bên phải là giá đóng cửa.

Biểu đồ nến (Candlesticks chart)

Biểu đồ nến thể hiện các dữ liệu giống như biểu đồ thanh giá, nhưng trong một biểu tượng đẹp hơn.

Biểu đồ nến vẫn thể hiện biên độ đỉnh đến đáy với một đường thẳng đứng.

Tuy nhiên, trong biểu đồ nến, khối lớn hơn (còn gọi là body) ở giữa thể hiện biên độ giữa giá mở cửa và giá đóng cửa. Thông thường, nếu khối ở giữa được tô mầu, có nghĩa là giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.

Trong ví dụ sau đây, màu được tô là mà đen. Đối với khối được tô, đỉnh của khối là giá mở cửa, và đáy của khối là giá đóng cửa. Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, khối ở giữa sẽ là không có màu, hoặc màu trắng.

candlestick.png


Nếu bạn không thích sử dụng màu nến đen trắng truyền thống, bạn có thể đổi sang màu bạn thích theo hướng dẫn ở những phần trước nhé. :)

Chúng ta đơn giản thay màu xanh cho nến trắng và màu đỏ cho nến đen. Điều này có nghĩa, nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, nến sẽ màu xanh, và giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, nến sẽ màu đỏ.

Trong các bài học sau, bạn sẽ thấy rằng sử dụng nến xanh và nến đỏ sẽ giúp bạn theo dõi biểu đồ nhanh hơn, cũng như xu hướng tăng, giảm, và các điểm có khả năng đổi chiều.

colored-candlestick.png


Mục đích của biểu đồ hình nến chủ yếu là để giúp cho thị giác, do các dữ liệu OHLC thể hiện giống như biểu đồ thanh giá. Ưu điểm của biểu đồ nến là :

  • Nến thể hiện rõ ràng, dễ hiểu cho người mới bắt đầu tìm hiểu phân tích biểu đồ.
  • Nến dễ dàng sử dụng! Mắt bạn thích ứng gần như ngay lập tức các dữ liệu được thể hiện. Ngoài ra, đã có nghiên cứu chứng minh rằng thị giác giúp cho việc học hỏi, nó cũng giúp cho giao dịch.
  • Nến và các mô hình nến có những tên rất hay như sao băng, giúp bạn nhớ mô hình của nó.
  • Nến giúp dễ nhận biết điểm đảo hướng của thị trường – các điễm đảo chiều từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm, và ngược lại. Bạn sẽ tìm hiểu nhiều hơn về vấn đề này trong các bài sau.
Bài tiếp theo chúng ta tìm hiểu về các dạng phân tích.
 
3 dạng phân tích thị trường

Để bắt đầu, chúng ta hãy xem 3 cách mà bạn có thể phân tích và phát triển ý tưởng để giao dịch trong thị trường. Đó là 3 dạng cơ bản trong phân tích thị trường:

  1. Phân tích cơ bản
  2. Phân tích kỹ thuật
  3. Phân tích tâm lý thị trường
Luôn có sự tranh luận dạng phân tích nào tốt hơn, nhưng để nói cho bạn biết sự thật thì bạn cần biết tất cả chúng.

Stool.png


Nó giống như một chiếc ghế đẩu 3 chân, nếu một chân yếu, chiếc ghế sẽ vỡ với sức năng của bạn. Tương tự trong giao dịch forex, nếu khả năng phân tích của bạn trong bất kỳ dạng nào còn yếu, và bạn bỏ qua nó, bạn đã đánh mất một cơ hội giảm thiểu khả năng thua lỗ của mình.

Phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản là cách bạn nhìn vào thị trường bằng việc phân tích sức mạnh kinh tế tài chính, xã hội và chính trị, có ảnh hưởng đến việc cung cầu của một tài sản. Nó giống như bài học về cung cấp và nhu cầu để xác định giá cả trong kinh tế.

Sử dụng sự cung cầu như một chỉ dẫn mà giá cả đạt đến thì dễ nhưng điều khó là việc phân tích các yếu tốt ảnh hưởng đến việc cung cấp và nhu cầu.

Nói cách khác, bạn phải tìm các yếu tố khác nhau để xác định nền kinh tế. Bạn phải hiểu lý do tại sao và như thế nào các sự kiện như gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia, và cuối cùng mức độ như cầu đối với đồng tiền đó.

Ý tưởng đằng sau của dạng phân tích này là nếu triển vọng kinh tế hiện tại hoặc tương lai của một quốc gia là tốt, thì đồng tiền của họ sẽ vững chắc. Một nền kinh tế tốt hơn có thể xét đến việc có nhiều hơn các doanh nghiệp nước ngoài và nhà đầu tư ở nước đó. Điều này tăng cường việc cần thiết mua tiền tệ của họ.

Tóm lại, phân tích cơ bản là:

fundamental-analysis.png


Ví dụ, nãy nói đồng dollar Mỹ được tăng cường sức mạnh bởi nền kinh tế Mỹ phục hồi. Một khi kinh tế tốt hơn, tỷ lệ lãi suất có thể sẽ tăng để kiểm soát sự tăng trưởng và lạm phát. Lãi suất cao hơn làm cho tài sản tài chính bằng đồng dollar Mỹ hấp dẫn hơn. Và kết quả là giá trị đồng dollar sẽ tăng thêm.


Phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật là một khuôn khổ mà nhà giao dịch nghiên cứu sự di động của giá.

Lý thuyết này là một người có thể sự di chuyển của giá cả trong lịch sử và xác định điều kiện giao dịch hiện tại và biến động giá tiềm năng.

Dấu hiệu chính cho việc sử dụng phân tích kỹ thuật là, về mặt lý thuyết, tất cả các thông tin thị trường được phản ánh qua giá cả. Nếu giá cả phản ánh tất cả thông tin hiện có, vậy sự biến động giá là tất cả cái chúng ta cần để thực hiện một giao dịch.

Bây giờ, bạn đã bao giờ nghe câu này ? “ Lịch sử có xu hướng lập lại chính nó”, quen thuộc phải không?

Vâng, đó là vấn để cơ bản của phân tích kỹ thuật! Nếu một mức giá thể hiện như một mức hỗ trợ hay kháng cự trong quá khứ, nhà giao dịch sẽ chú ý nó và thiết lập giao dịch của họ quanh mức giá này.

Phân tích kỹ thuật tìm kiếm những mô hình giống nhau mà đã được hình thành trong quá khứ, và sẽ thiết lập ý tưởng giao dịch theo sự biến động của giá diễn ra giống với cách mà nó đã hình thành trước đó.

technical-analysis.png


Trong thế giới giao dịch Forex, khi một người náo đó nói phân tích kỹ thuật, điều đầu tiên ta nghĩ đến đó là biểu đồ. Phân tích kỹ thuật sử dụng biểu đồ bởi vì đó là con đường dễ nhất để hình dung thông tin lịch sử!

Bạn có thể tìm tìm thấy thông tin lịch sử giúp bạn xác định xu hướng và mô hình, điều có thể giúp bạn tìm ra cơ hội giao dịch tốt.

Một điều đáng chú ý là do ảnh hưởng của tất cả các nhà giao dịch dựa vào phân tích kỹ thuật, những mô hình giá và tín hiệu chỉ dẫn có xu hướng tự hình thành. Khi ngày càng nhiều nhà giao dịch tìm kiếm các mức giá nhất định, các mô hình biểu đồ, thì nhiều khả năng những mô hình này sẽ tự xuất hiện trên thị trường.

Bạn nên biết rằng phân tích kỹ thuật rất chủ quan. Nếu hai nhà giao dịch cùng thiết lập chính xác một hệ thống biểu đồ hoặc tín hiệu chỉ dẫn không có nghĩa họ sẽ cùng có ý tưởng về sự biến động của giá.

Điều quan trong là bạn cần hiểu khái niễm phân tích kỹ thuật, từ đó bạn sẽ không bị bối rối khi ai đó nói về Fibonacci, Bollinger bands, hoặc Pivot points.

Fibonacci? Bollinger bands? Pivot points?

Bây giờ chúng tôi biết bạn đang nghĩ “ chà, những tay này thật thông minh, họ sử dụng những từ ngữ khó hiểu như Fibonacci và Bollinger. Mình chắc không bao giờ học được chúng”

Đừng lo lắng quá nhiều. Sauk hi bạn hoàn tất chương trình học của chúng tôi, bạn cũng sẽ …. “thông minh” như vậy.

Phân tích tâm lý thị trường

Trước đó chúng ta đã nói rằng giá cả về mặt lý thuyết phản ảnh tất cả thông tin hiện có của thị trường. Thật đáng tiếc cho chúng ta là nó không đơn giản như vậy. Thị trường không chỉ đơn giản phản ánh tất cả thông tin hiện có bởi vì tất cả các nhà giao dịch không phải luôn hành động cùng 1 cách.

Mỗi nhà giao dịch có ý kiến hoặc cách giải thích riêng cách chuyển động của thị trường. Mỗi suy nghĩ, ý kiến của nhà giao dịch được thể hiện qua vị trí lệnh mua bán, từ đó giúp hình thành tâm lý chung của thị trường. Các nhà giao dịch không quan tâm đến việc bạn cảm thấy gì và bạn không thể di chuyển thị trường có lợi cho bạn, Ngay cả khi bạn hoàn toàn tin tưởng rằng dollar sẽ tăng lên nhưng môi người khác cho rằng nó giảm thì bạn cũng không làm được gì.

Là một nhà giao dịch, bạn phải xem xét tất cả các vấn đề. Nó tùy thuộc vào việc đánh giá cảm giác của thị trường, cho dù tăng hay giảm. Cuối cùng, bạn tìm hiểu làm thế nào có thể kết hợp tâm lý thị trường vào chiến lược kinh doanh của bạn. Nếu bạn bỏ qua tâm lý thị trường, đó là quyết định của bạn. Nhưng chúng tôi đang nói với bạn ngay bây giờ, đó sẽ là một sự mất mát.

Có thể đánh giá được tâm lý thị trường là một công cụ quan trọng trong kho vũ khí giao dịch. Trong các bài học sau chúng tôi sẽ dạy bạn cách phân tích tâm lý thị trường và sử dụng nó một cách hữu ích.

Vậy cách phân tích nào là tốt nhất

Trong suốt con đường kinh doanh ngoại hối, bạn sẽ thấy những người ủng hộ mạnh mẽ đối với từng dạng phân tích. Đừng để bị lừa bởi những phần tử cực đoan này. Không có cái nào tốt hơn cái nào, chúng chỉ là những cách nhìn khác nhau về thị trường. Bạn nên giao dịch dựa vào dạng phân tích mà bạn cảm thấy thoải mái nhất và có thể có lợi nhuận với nó.

Tóm lại, phân tích kỹ thuật là nghiên cứu về biến động của giá trên biểu đồ, trong khi đó phân tích cơ bảnmang một cái nhìn về sự vận hành kinh tế của một quốc gia.

Phân tích tâm lý thị trường xác định liệu thị trường tăng hay giảm về triển vọng cơ bản trong hiện tại hoặc tương lai.

Các yếu tố cơ bản hình thành tâm lý, trong khi phân tích kỹ thuật giúp chúng ta hình dung ra tình cảm và áp dụng vào thiết lập giao dịch của mình.

Cả ba đều gắn kết giúp bạn tạo ra một ý tưởng giao dịch hiệu quả. Tất cả lịch sử biến động giá cả và số liệu kinh tế đều có ngay đó, tất cả cái bạn phải làm là đặt vào trong sự suy nghĩ và đưa kỹ năng phân tích vào để kiểm tra.

Chúng ta sẽ xem lại chiếc ghế đẩu 3 chân để nhấn mạnh tầm quan trọng của cả 3 dạng phân tích, lấy một chân ra chiếc ghế sẽ ngã.

Stool.png


Để trở thành một bậc thầy trong kinh doanh ngoại hối, bạn cần biết cách sử dụng hiệu quả 3 dạng phân tích. Tôi sẽ cho bạn thấy một ví dụ nếu chỉ tập trung một dạng phân tích có thể biến thành một thảm họa.

  • Hãy nói rằng bạn đang nhìn vào biểu đồ và tìm thấy một cơ hội giao dịch tốt. Bạn rất là phấn khích nghĩ về việc tiền sẽ chảy nước vào tài khoản giao dịch. Bạn nói với chính mình “ waa, chưa bao giờ thấy được một cơ hội giao dịch cặp GBP/USD hoàn hảo như vậy!!! “
  • Sau đó bạn đặt lệnh mua GBP/USD.
  • Nhưng xem kìa, thị trường đột ngột di chuyển 100 pip nhưng.. theo hướng ngược lại. Một ngân hàng của Anh đã đệ đơn xin phá sản. Đột nhiên, tình cảm của mọi người đối với thị trường Anh giảm sút và một lượng lớn nhà giao dịch bán tháo đồng Bảng.
  • Khuôn mặt bạn biến dạng, bạn ném chiếc máy tính và bắt đầu nghiền nát nó. Cuối cùng bạn mất rất nhiều tiền và mày tính thì vỡ thành tỷ mảnh.
Và đó là điều xảy ra khi bạn hoàn toàn bỏ qua phân tích cơ bản và phân tích tâm lý thị trường.

Hãy nhớ, đừng dựa vào chỉ một dạng phân tích, bạn phải học cách cân bằng việc sử dụng chúng để mang lại điều tốt nhất cho giao dịch của bạn.
 
Last edited:
Tới đây bạn đã nắm được lượng kiến thức tương đối cũng như thực hành trên phần mềm giao dịch MetaTrader4.

Biển học vô bờ, lĩnh vực nào cũng đều rộng lớn, FX cũng vậy. Phần giới thiệu của chúng ta đến đây tôi xin tạm dừng. Trong các bài đăng sau, chúng ta đi vào cụ thể và mang tính chất kinh nghiệm cá nhân. Vì vậy, có lúc tôi sẽ đúng ở một vài điểm và có lúc tôi sẽ sai ở một vài chỗ. Không vấn đề gì cả.

Giao dịch FX tiềm ẩn mức độ rủi ro cao có khả năng thua lỗ toàn bộ số vốn ban đầu.
 
vị trí đó kẻ 1 đường ngang sang bên trái thấy 1 dọc kháng không qua nổi nên mình vẫn còn e thẹn lắm ko dám vào để xem
 
vị trí đó kẻ 1 đường ngang sang bên trái thấy 1 dọc kháng không qua nổi nên mình vẫn còn e thẹn lắm ko dám vào để xem

leonora có thể đưa hình minh họa được không, cụ thể là ở mức nào bạn?
 
ah ko co gì đâu mình chỉ nói nhìn bên trái thui chứ ko có ý gì chúc mừng cậu nhé trúng lệnh rồi :) mình còn gà gặp cản tâm lí 1 chút đó mà hehe
 
ah ko co gì đâu mình chỉ nói nhìn bên trái thui chứ ko có ý gì chúc mừng cậu nhé trúng lệnh rồi :) mình còn gà gặp cản tâm lí 1 chút đó mà hehe

chưa có gì chắc chắn cho lệnh buy này cả, giá lên rồi lại xuống bạn ơi, hi vọng là sẽ đi đúng hướng :)
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
421,150
Messages
7,106,235
Members
173,241
Latest member
tieubao00

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom