Tin tức vàng update

Exness.com: Giá dầu hồi phục

Giá dầu phiên 9/4 hồi phục sau số liệu kinh tế tích cực của Đức và bất ổn trong đàm phán thỏa thuận chương trình hạt nhân của Iran.

Chốt phiên 9/4, giá dầu WTI ngọt nhẹ giao tháng 5/2015 trên sàn Nymex New York tăng 37 cent, tương đương 0,7%, lên 50,79 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent, chuẩn toàn cầu, giao tháng 5/2015 trên sàn ICE Futures Europe London 1,02 USD, tương đương 1,8%, lên 56,57 USD/thùng.

Giá dầu Brent và WTI đều giảm hơn 6% hôm thứ Tư 8/4. Tính đến nay giá dầu vẫn giảm hơn 50% so với mức đỉnh hồi tháng 6/2014.

Dự trữ dầu của Mỹ trong tuần kết thúc vào 3/4 tăng mạnh hơn dự đoán và lập kỷ lục mới, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trong khi đó, sản lượng dầu cũng tăng.

Giá dầu tăng phiên 9/4 phần nào nhờ hoạt động chốt lời của giới đầu tư, theo Ric Navy, phó chủ tịch cao cấp tại R.J. O’Brien & Associates LLC.

Nhiều nhà đầu tư đặt cược rằng sự sụt giảm số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ trong những tháng gần đây sẽ khiến sản lượng giảm theo, làm cân bằng thị trường,, theo Jim Ritterbusch, chủ tịch hãng tư vấn năng lượng Ritterbusch & Associates.

Tuy vậy, các nước sản xuất dầu chủ chốt vẫn tiếp tục bơm với tốc độ kỷ lục. Arab Saudi, nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã tăng sản lượng dầu tháng 3 lên 10,3 triệu thùng/ngày.

Giá dầu phần nào được hỗ trợ với số liệu thương mại và công nghiệp tích cực của Đức cũng như việc Hy Lạp thanh toán một phần nợ cho IMF. Bên cạnh đó, Iran cũng tuyên bố sẽ chỉ ký vào thỏa thuận hạt nhân nếu toàn bộ lệnh trừng phạt được dỡ bỏ vào đúng ngày ký kết.

Giá xăng RBOB giao tháng 5/2015 trên sàn Nymex tăng 2 cent, tương đương 1,1%, lên 1,7592 USD/gallon, trong khi giá dầu diesel giao tháng 5/2015 tăng 1,7% lên 1.7268 USD/gallon.
 
Exness.com: Nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng?

Al-Muhanna, cố vấn cho Bộ trưởng Dầu mỏ Ả rập Saudi Ali al-Naimi cho biết bước giảm trong giá cả và nhu cầu dầu hiện tại chỉ là “tình trạng tạm thời, không bình thường” và rằng nhu cầu dầu sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai.

“Khả năng nhỏ nhất là nhu cầu dầu hàng năm tại đây sẽ tăng lên 1 triệu thùng/ngày và lượng tiêu thụ trên toàn cầu tăng khoảng 105 triệu thùng/ngày trong năm 2025”- ông nói.

Cho dù dự đoán của al-Mahanna có đúng hay không, ông vẫn có những luận điểm của mình. Có thể thấy, nhu cầu đã giảm mạnh suốt mấy tháng qua tại cả khu vực châu Á và châu Âu, tuy nhiên, lượng tiêu thụ tại châu Á giờ đây đã bắt đầu hồi phục trở lại và Ả rập Saudi cũng giảm giá cho các đơn hàng mà khu vực này đã đặt trong tháng 3.

Đây là một phần trong nỗ lực của vương quốc này nhằm giành lại thị phần đã mất trong suốt thời gian tồi tệ vừa qua khi mà thế giới tràn ngập dầu, ví dụ như dầu từ Châu Phi, Mỹ Latin và Nga đang cung cấp cho Trung Quốc, chỉ đứng sau Hoa Kỳ với vai trò là người tiêu dùng lớn nhất thế giới trong năm qua- Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết.

Hơn nữa, Iran cũng đang tìm cách giảm bớt lo ngại về tình trạng thừa cung trên thị trường dầu cũng như khả năng giá giảm sâu hơn nếu thỏa thuận hạt nhân dự kiến của họ với 6 cường quốc thế giới sẽ trở thành hiện thực. Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, Bijan Zanganeh, nói với Reuters trong một chuyến viếng thăm Bắc Kinh rằng Tehran sẽ nỗ lực hết mình để đảm bảo giá cả không giảm thêm.

Tuy nhiên, tại thời điểm này Al-Naimi cho biết Ả rập Saudi và OPEC như một tổng thể sẽ không cắt giảm sản lượng mà thiếu vắng sự hợp tác của những quốc gia ngoài khối. Ám chỉ này bao gồm Hoa Kỳ (dự kiến lượng sản xuất dầu thô sẽ đạt đỉnh vào năm 2015) và Nga (sản xuất dầu đang ở gần mức cao kỷ lục kể từ sau khi Liên bang Xô viết tan rã).

“Giá cả sẽ cải thiện trong tương lai gần”, al-Naimi cho biết. “Thách thức nằm ở khả năng khôi phục lại sự cân bằng cung-cầu và đạt được sự ổn định về giá cả. Điều này đòi hỏi sự hợp tác của cả các nước lớn nằm ngoài khối OPEC”.
 
Exnes.com: Thông tin kinh tế thế giới ngày 13/04

Chính phủ Italy cuối tuần qua đã phê chuẩn Văn kiện kinh tế và tài chính (EFD) ba năm 2015-2018, trong đó có đưa ra các dự báo chính thức về tăng trưởng và tài chính công cũng như các định hướng về kinh tế trong giai đoạn này.

46 ngân hàng Ukraine đồng loạt phá sản

46 ngân hàng Ukraine đồng loạt thông báo phá sản, đẩy chính quyền Kiev vào tình thế phải phụ thuộc hơn nữa vào Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh quỹ bảo hiểm tiền gửi không đủ.

Trả lời phỏng vấn Sputnik, Giám đốc quản lý Quỹ Bảo hiểm tiền gửi (tổ chức thuộc Chính phủ Ukraine) – ông Konstantin Woruschilin cho biết, có rất nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng 46 ngân hàng phá sản đồng loạt.

Chính phủ Italy phê chuẩn Kế hoạch kinh tế và tài chính 2015-2018

Theo dự báo mới, GDP của Italy sẽ tăng trưởng 0,7% trong năm 2015, so với mức dự kiến tăng 0,6% được đưa ra mùa Thu năm ngoái, ước tăng 1,4% năm 2016 và 1,5% năm 2017.

Thâm hụt ngân sách năm 2015 được dự báo sẽ ở mức 2,6% GDP, vẫn như mục tiêu đặt ra trong tháng Mười năm ngoái và sẽ giảm xuống còn 1,8% năm 2016 và 0,8% GDP năm 2017.

EU ấn định thời gian Hy Lạp phải trình danh sách cải cách

Báo Frankfurter Allgeneine Zeitung của Đức đưa tin Liên minh châu Âu (EU) đã yêu cầu Hy Lạp đến ngày 20/4 tới phải trình danh sách những cải cách của nước này.

Nếu danh sách này “chấp nhận được,” Athens sẽ được giải ngân phần cứu trợ cuối cùng trong chương trình cứu trợ nhiều tỷ euro mà EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhất trí dành cho Hy Lạp.

Nga đề xuất mời Iran tham gia vào Liên minh kinh tế Âu-Á

Hãng thông tấn chính thức IRNA của Iran ngày 12/4 cho biết Nga đã đề xuất với Tehran việc tham gia Liên minh kinh tế Âu-Á (EAEU) – một khối thương mại tự do khu vực bao gồm các quốc gia chủ yếu nằm ở phía Bắc của đại lục Âu Á.

Theo IRNA, Đại sứ Iran tại Nga Mehdi Sanaei đã có cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban Âu-Á Viktor Khristenko tại thủ đô Moskva để bàn về đề xuất này.

Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 6 năm

Kết quả khảo sát do hãng tin Reuters thực hiện cho thấy kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng chậm lại còn 7% trong quý 1/2015.

Nếu đúng là như vậy thì đây sẽ là nhịp độ tăng trưởng chậm nhất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong sáu năm qua, gây áp lực buộc các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh phải hành động nhiều hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng.

Doanh số máy tính cá nhân toàn cầu giảm quý thứ 9 liên tiếp

Theo công ty nghiên cứu Gartner Inc (Mỹ), doanh số bán máy tính cá nhân (PC) toàn cầu trong quý 1/2015 đạt 71,7 triệu chiếc, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2014 và là quý giảm thứ chín kể từ năm 2012.

Gartner cho hay mức giảm hai con số của doanh số bán máy tính để bàn được bù đắp một phần nhờ doanh số máy tính xách tay và máy tính bảng sử dụng hệ điều hành Windows tăng.
 
Exness.com: Thông tin kinh tế thế giới ngày 14/4
Hy Lạp vỡ nợ sẽ là một “cú sốc chưa từng thấy” đối với liên minh tiền tệ eurozone.

Hy Lạp sẵn sàng cho kịch bản vỡ nợ

Financial Times dẫn nguồn thạo tin chính phủ Hy Lạp cho hay, chính phủ nước này đang chuẩn bị những bước cần thiết để tuyên bố vỡ nợ trong trường hợp không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ quốc tế vào cuối tháng 4.

Chính phủ Hy Lạp quyết định từ chối thanh toán khoản nợ 2,5 tỷ euro đáo hạn tháng 5 và tháng 6 cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nếu không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ, nguồn tin cho biết.

Singapore duy trì chính sách định giá thấp đồng nội tệ

Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS), tức Ngân hàng Trung ương, ngày 14/4 thông báo sẽ duy trì chính sách định giá thấp và dần dần đối với đồng đôla Singapore (SGD) trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng và lạm phát không thay đổi.

Thông báo của MAS cho biết “sẽ không có thay đổi quy mô và mức độ” của chính sách định giá đồng SGD. Theo MAS, quan điểm về chính sách này phù hợp với viễn cảnh lạm phát tốt và triển vọng tăng trưởng vừa phải trong cả năm 2015, và thích hợp để đảm bảo ổn định giá cả trong trung hạn của nền kinh tế.

Chi tiêu cho y tế khiến thâm hụt ngân sách của Mỹ gia tăng

Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong 6 tháng đầu tài khóa 2015, thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 3/2015, tổng thu ngân sách của chính phủ liên bang đạt 1.420 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ tài khóa 2014.

Trong khi đó, tổng chi ngân sách 6 tháng là 1.859 tỷ USD, tăng 7,1% so với tài khóa trước. Chi tiêu cho lĩnh vực dịch vụ y tế và an sinh xã hội tăng được cho là nguyên nhân chính nới rộng khoảng cách thu chi ngân sách của chính phủ liên bang Mỹ trong 6 tháng đầu của tài khóa 2015.

Palestine và Nga ký ba thỏa thuận tăng cường hợp tác kinh tế

Palestine và Nga đã ký 3 thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước bên lề chuyến thăm chính thức 4 ngày tới Moskva của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas.

Hãng thông tấn chính thức WAFA của Palestine cho biết thỏa thuận đầu tiên nhằm thành lập một ủy ban cấp cao về hợp tác kinh tế, đầu tư và thương mại giữa hai nước.

Iran tuyên bố sẵn sàng cung cấp khí đốt cho các nước châu Âu

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tuyên bố rằng Tehran sẵn sàng cung cấp khí đốt cho các nước châu Âu.

Phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Kazakhstan Erlan Idrissov tại Astana, Ngoại trưởng Zarif nói rằng Iran hoàn toàn không có ý định thay thế hoặc thách thức Nga về việc xuất khẩu khí đốt sang các nước châu Âu. “Tehran là một đối tác đáng tin cậy và vấn đề này đã được Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ – những quốc gia đang sử dụng khí đốt của Iran – hiểu rõ.”

BoJ nhận định kinh tế của Nhật Bản đang hồi phục vừa phải

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda cho hay kinh tế Nhật Bản đang hồi phục vừa phải và dự kiến sẽ duy trì xu hướng này, khi chính sách nới lỏng tiền tệ của ngân hàng tiếp tục góp phần ngăn các tác động dự kiến xảy ra đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Với triển vọng giá cả tiêu dùng ở Nhật Bản có thể vẫn ở mức khoảng 0% trong giai đoạn hiện nay do giá năng lượng thế giới giảm, ông Kuroda cam kết Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ tiếp tục áp dụng chính sách tiền tệ siêu lỏng để đạt mục tiêu lạm phát 2%.

WB hạ thấp dự đoán tăng trưởng kinh tế Đông Á năm 2015

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa hạ thấp dự đoán tăng trưởng kinh tế năm 2015 đối với các nước đang phát triển ở Đông Á, kể cả Trung Quốc, đồng thời cảnh báo những rủi ro “đáng kể” phát sinh từ những yếu tố bất ổn trên thế giới, trong đó có những tác động tiềm tàng từ việc đồng USD mạnh lên và khả năng lãi suất của Mỹ tăng cao.

Trong báo cáo “Cập nhật Kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương” đưa ra ngày 13/4, WB kỳ vọng các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương (EAP), trong đó có Trung Quốc, dự kiến tăng trưởng 6,7% trong hai năm 2015 và 2016, thấp hơn mức tăng trưởng 6,9% năm 2014. Con số này thấp hơn mức dự đoán tăng 6,9% năm 2015 và 6,8% năm 2016 do WB đưa ra hồi tháng 10/2014.
 
Exness.com: Sản lượng vàng thế giới đạt kỷ lục nhờ sự bùng nổ ở Trung Quốc

Báo cáo về tình hình sản xuất và tiêu thụ vàng mới được Thomson Reuters GFMS công bố cho thấy sản lượng vàng của thế giới trong năm 2014 đã đạt mức kỷ lục 3.133 tấn, tăng 18,2% so với cách đây một thập kỷ, bất chấp nhu cầu đồ trang sức, vàng thỏi và tiền vàng sụt giảm 18% trong cùng kỳ.

Theo báo cáo trên, đóng góp quan trọng vào kỷ lục này là sự bùng nổ về sản lượng của Trung Quốc – quốc gia sản xuất vàng lớn nhất thế giới hiện nay. Trong vòng một thập kỷ, sản lượng vàng của Trung Quốc đã tăng gấp đôi, từ mức 230 tấn vào năm 2005 lên 462 tấn trong năm ngoái.

Trong khi đó, sản lượng kim loại quý này của Nam Phi đã giảm một nửa so với cùng kỳ, từ mức 315 tấn vào năm 2005 xuống còn 164 tấn trong năm 2014. Tuy nhiên, Nam Phi hiện vẫn là nước sản xuất vàng lớn thứ 6 thế giới, sau Trung Quốc, Nga, Mỹ, Australia và Peru.

Mặc dù sản lượng vàng của Nam Phi đang suy giảm, song sản lượng vàng của châu Phi đã tăng 1% trong năm 2014, chủ yếu nhờ sự gia tăng sản lượng của Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi có một số mỏ đã bắt đầu đi vào hoạt động.

Các chuyên gia của GFMS dự báo sản lượng vàng toàn cầu trong năm 2015 sẽ không tăng so với năm 2014, trước khi bắt đầu suy giảm một cách rõ rệt.
 
Exness.com: Giá vàng lại vượt 1.200 USD

Đồng đôla yếu sau số liệu kinh tế Mỹ đã khiến thị trường tăng mạnh hôm qua, chốt phiên tại 1.201 USD một ounce.

Trong phiên, có lúc giá giao ngay lên tới 1.204 USD một ounce. Giá các hợp đồng giao tháng 6 cũng tăng 8,7 USD lên 1.201 USD một ounce. “Đà tăng cuối ngày có vẻ xuất phát từ diễn biến đồng đôla”, Howard Wen – nhà phân tích kim loại quý tại HSBC nhận xét.

Đà tăng tiếp tục lan sang phiên châu Á sáng nay. Đến 8h (giờ Hà Nội), giá đứng tại 1.207 USD lúc 8h Hà Nội, tương đương 31,46 triệu đồng một lượng (chưa thuế, phí, gia công). Giá trong nước hôm qua đóng cửa tại 35,09-35,19 triệu đồng.

USD ban đầu mạnh lên, sau đó quay đầu giảm so với rổ tiền tệ lớn trên thế giới, sau số liệu cho thấy sản lượng công nghiệp Mỹ giảm 0,6% trong tháng 3. “Sự sụt giảm của đồng đôla chủ yếu do kinh tế Mỹ yếu đi. Miễn là số liệu còn yếu, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ ít có khả năng nâng lãi suất sớm”, Daniel Briesemann – nhà phân tích tại Commerzbank cho biết.

USD mất giá so với euro sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố kỳ vọng đà phục hồi tại eurozone sẽ lan rộng và vững chắc hơn, đồng thời loại trừ khả năng giảm lãi suất huy động.

Dù vậy, đà tăng của thị trường hôm qua bị ảnh hưởng phần nào nhờ chứng khoán châu Âu mạnh lên, chạm đỉnh 14 năm. “Giá vàng đang phải cạnh tranh với nhiều công cụ tài chính khác trả lãi suất cố định. Có quá nhiều yếu tố thách thức và tôi không cho rằng tình hình này có thể xoay chuyển sớm”, Robin Bhar – nhà phân tích tại Societe Generale nhận định.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc chỉ tăng trưởng 7% trong quý I – chậm nhất 6 năm cũng cho thấy nhu cầu vật chất tại quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới này cũng sẽ ảm đạm năm nay.

Trên thị trường dầu thô, giá hôm qua lập đỉnh mới trong năm sau số liệu cho thấy dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng chậm hơn dự kiến trong tuần trước. Giá dầu WTI giao tháng 5 tăng gần 6% lên 56,39 USD một thùng. Trong khi đó, dầu Brent lên 63,32 USD một thùng.
 
Exness.com: Giá vàng thiết lập tuần thứ 2 rớt giá liên tiếp

Giá Vàng đã thu hẹp mức tăng trưởng vào hôm thứ Sáu nhưng vẫn giữ trên mốc 1.200 USD/z, và thiết lập tuần thứ 2 rớt giá liên tiếp sau khi có số liệu cho thấy giá tiêu dùng ở Mỹ tăng trong tháng ba đã là giảm đi kỳ vọng Fed sẽ trì hoãn tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập kỷ qua.

Đồng USD có chuyển biến tích cực sau khi số liệu lạm phát của Mỹ được công bố.

Vàng giao ngay đã tăng 0,6% niêm yết tại 1.204,10 USD/oz, giảm xuống từ mức 1.207,60 USD/oz trước đó và giảm 0,3% trong tuần này. Giá vàng giao tháng 6 tăng 5,10 USD đóng cửa tại 1.203,10 USD/oz.

“Tuy nhiên có vẻ như rất nhiều giao dịch bị ràng buộc trong những ngày tiếp theo,” Steve Scacalossi, Giám đốc và Giám đốc Kinh doanh Toàn cầu kim loại tại TD Securities tại New York, cho biết trong một ghi chú.

“Bây giờ thị trường vẫn đang tập trung vào cuộc họp vào cuối tháng tư của FOMC để tìm ra manh mối về thời gian khi nào sẽ tăng lãi suất.

Vàng rất nhạy cảm với chính sách tiền tệ của Mỹ, do lãi suất được tăng lên sẽ thúc đẩy đồng USD – đồng tiền mà vàng được định giá, trong khi nâng chi phí cơ hội của việc sở hữu vàng.

“Ngay cả khi lãi suất được kéo trở lại, mọi người vẫn giữ quan điểm lãi suất sẽ tăng lên, và chúng tôi tin rằng đó vẫn còn là một tiêu cực cho vàng”, Julius Baer phân tích hàng hóa Warren Kreyzig cho biết.

“Trì hoãn tăng lãi suất có thể khiến vàng “trì hoãn thi hành án”, nhưng về lâu dài, chúng tôi nghĩ rằng lãi suất vẫn sẽ đi xuống.”

“Kỳ vọng lãi suất sẽ được tăng lên muộn hơn. Chúng tôi cho rằng lãi suất sẽ được tăng là tháng Chín hoặc tháng Mười, nhưng tôi nghe nói trong mấy ngày qua rằng việc tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập kỷ qua có thể dời qua năm 2016,” nhà phân tích Jonathan Butler ở Mitsubishi nói. “Đó là một điều tích cực cho giá vàng.”

Sức mua vàng vật chất tại hai quốc gia có lượng tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới vẫn còn yếu trong tuần này. Phí bảo hiểm ở Trung Quốc chỉ được cải thiện đôi chút trong khi phí bảo hiểm ở Ấn Độ giảm do giá vàng ổn định ở mức 1.200 USD/oz.

Đối với thị trường kim loại quý khác, giá bạc tăng 0,2% niêm yết tại 16,22 USD/oz, trong khi giá bạch kim tăng 0.8% đóng cửa tại 1.165,49 USD/oz và giá palladium tăng 0,7% lên đến 781 USD/oz.
 
Exness.com: Vàng lấy lại vùng tâm lý $1200/oz

Diễn biến tăng – giảm của kim loại quý vàng vẫn đang lấy ngưỡng tâm lý $1200 làm trung tâm của sự điều chỉnh.

Sau khi để mất ngưỡng $1200 phiên 20/4, ngày 21/4 kim loại quý tăng trở lại, vượt kháng cự kĩ thuật $1200 trên cả thị trường giao ngay và thị trường kì hạn. Theo đó, giá vàng giao tháng 6/2015 trên Comex New York tăng 9,4 USD, tương đương 0,8%, lên $1203,1/oz.

Trên thị trường giao ngay, giá vàng hiện vẫn neo quanh $1200/oz.

Thị trường vàng tăng về cuối phiên do USD đảo chiều giảm so với các đồng tiền trong giỏ tiền tệ. USD mạnh lên thường khiến hàng hóa giao dịch bằng đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn đói với những người sử dụng ngoại tệ.

Kim loại quý cũng được hỗ trợ nhờ đề xuất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), nhằm tăng độ bảo đảm cần thiết để đổi lấy gói hỗ trợ khẩn cấp cho các nhà băng Hy Lạp. Lo ngại Hy Lạp vỡ nợ đã đẩy cao nhu cầu trú ẩn.

Từ đầu năm, giá vàng đã chịu sức ép từ đồn đoán Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) chuẩn bị tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập kỷ. Việc này đã kéo USD lên và giảm độ hấp dẫn của vàng. Cho đến khi triển vọng tăng lãi trở nên rõ ràng, kim loại quý sẽ vẫn chật vật tìm hướng đi, giới phân tích nhận định.

“Bất ổn nói chung từ thời điểm và tốc độ FED thắt chặt tiền tệ đã khiến nhà đầu tư ngần ngại đổ tiền lớn vào thời điểm này”, UBS nhận xét.


Diễn biến giá vàng giao ngay trên Kitco, đường màu xanh lá cây, điểm cuối là lúc 9h58 giờ Việt Nam

 
Exness.com: GBPUSD: duy trì tại mức củng cố dưới ngưỡng kháng cự 1.4972


Mua khi phá vỡ mức 1.4972 với mục tiêu 1.5050. Cắt lỗ tại 1.4922


Lí do


Hôm nay, các nghị định của Ngân hàng Anh trong cuộc họp tháng Tư sẽ được công bố. Tất cả các thành viên của Ngân hàng của Ủy ban Chính sách tiền tệ Anh có thể bỏ phiếu nhất trí để giữ lãi suất cơ bản và quy mô của chương trình mua tài sản không thay đổi. Trong bối cảnh của một đồng đô la Mỹ yếu, cặp GBP / USD có thể tăng lên mức 1.505.
2_1.png


https://www.exness.com/intl/vi/analytics/gbpusd__consolidation_below_the_1_4972_resistance_level
 
Exness.com: EURUSD: chịu áp lực giảm giá trước khi công bố số liệu lạm phát tại Anh


Mua khi phá vỡ mức 1.0782 với mục tiêu 1.0851. Cắt lỗ tại 1.0720


Lí do

Tháng vừa rồi, lãi suất trái phiếu 10 năm Hi Lạp đã tăng từ khoảng 11.6% lên 13.6%. Tỉ lệ trao đổi EURO cho đoạn này giảm từ 1.0820 xuống 1.0760. Đồng EURO giữ vị thế của nó dù tình trạng kinh tế vĩ mô tăng trưởng trong khu vực đồng EURO và khả năng tăng lãi suất cơ bản tại Mỹ trong tháng 6 – 2015 là thấp. Trong ngày này, chú ý số liệu bán lẻ tại Ý và chỉ số tiêu dùng trong khu vực đồng EURO.

1_1.png

https://www.exness.com/intl/vi/analytics/eurusd__consolidation_below_the_1_0782_resistance_level
 
Exness.com: Chứng khoán châu Âu giảm sau số liệu sản xuất, dịch vụ
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay 23/4, thị trường chứng khoán khu vực đồng tiền chung đảo chiều sang sắc đỏ sau khi dữ liệu mới công bố cho thấy sản lượng sản xuất khu vực EU tăng với tốc độ chậm hơn trong tháng 4, cổ phiếu Ericsson AB dẫn dắt nhóm công nghệ đi xuống.

Cập nhật lúc 9:40 sáng giờ London, chỉ số Stoxx 600 giảm 0,8% giá trị, về ngưỡng 405,66 điểm, đảo ngược đà tăng 0,4% đầu phiên.

Theo số liệu từ Markit Economics, hoạt động sản xuất và dịch vụ của khu vực đồng tiền chung không đạt được như dự tính, phát đi tín hiệu cho thấy chương trình kích thích kinh tế bằng mua trái phiếu của Ngân hàng trung ương châu Âu sẽ phải kéo dài thêm nữa. Chỉ số DAX của Đức và chỉ số CAC 40 của Pháp đều giảm hơn 1% giá trị do các dữ liệu tương tự từ hai quốc gia cũng đáng thất vọng.

“Những số liệu này cũng như một lời nhắc nhở rằng cho dù ông Draghi hiện đang nỗ lực bơm tiền vào nền kinh tế, nhưng sẽ cần thêm một chút thời gian nữa để nó có hiệu quả!”, dẫn lời nhà quản lý tài sản Ben Kumar của hãng Seven Investment Management có trụ sở tại London.

Ông nói: “Nếu bạn là một trong những nhà đầu tư nằm trong trạng thái tăng 18% của thị trường năm nay, bạn có thể cảm thấy vui vẻ mà sử dụng bối cảnh hiện tại như là một tín hiệu để chốt lời. Sẽ là tốt hơn khi bạn chờ cho đến khi chúng ta có những bằng chứng thực về tăng trưởng kinh tế.”

Hiện, chỉ số phản ánh nhóm công nghệ hiện giảm mạnh nhất trong số 19 ngành công nghiệp trên bảng điện tử, với cổ phiếu của Ericsson lao dốc 8,1% giá trị sau khi công bố báo cáo lợi nhuận không đạt được như dự kiến.

Cùng chiều, cổ phiếu của Bilfinger SE giảm sâu 16% giá trị sau khi hãng này hạ dự báo lợi nhuận hàng năm do nhu cầu thấp đối với lĩnh vực kinh doanh dầu khí.

Trong khi đó, cổ phiếu của hai đơn vị Michelin & Cie. và Pernod Ricard SA tăng ít nhất 3% sau khi công bố doanh số bán hàng hàng quý tăng trưởng. Cổ phiếu của 2 công ty Novartis AG và SEB AB đều tăng hơn 1,2% giá trị sau khi công bố lợi nhuận vượt dự tính. Cổ phiếu của hãng Logitech International SA tiến 1,5% giá trị sau khi hãng sản xuất thiết bị máy tính của Thụy Sỹ cho biết lợi nhuận hàng năm đi lên.
 
Exness.com: Vàng đang tiến gần tới ngưỡng hỗ trợ 1178


Mua khi phục hồi mức 1178 với mục tiêu 1222. Cắt lỗ tại 1150


Lí do


Vàng tiến gần tới vùng 1178-1222, do ảnh hưởng của thiệt hại từ nền kinh tế Trung Quốc và lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm tăng trưởng 1,96%. Xem xét tại mức 1178, mở vị trí mua cho kim loại quý là đáng cân nhắc.


https://www.exness.com/intl/vi/anal...etting_close_to_the_1178_dollar_support_level

2_1.png
 
Exness.com: EURO đang tiến tới ngưỡng hỗ trợ 0.7681


Mua khi phục hồi mức 0.7681 với mục tiêu 0.7843. Cắt lỗ tại 0.7620


Lí do


Trong tháng 4, các chỉ số hoạt động kinh doanh sơ bộ của HSBC trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc giảm từ 49.6 p. xuống 49.2 p. Các dữ liệu cho thấy một sự suy giảm liên tục trong nền kinh tế Trung Quốc . Chúng tôi tin rằng các biện pháp gần đây trong làm nới lỏng của các chính sách tiền tệ trong nền kinh tế lớn nhất châu Á sẽ có một tác động tích cực trong quý 2 năm 2015. Trong ngắn hạn , đồng đô la Úc sẽ chịu áp lực sau khi công bố số liệu thống kê về Trung Quốc


https://www.exness.com/intl/vi/analytics/the_euro_is_approaching_the_support_at_0_7681

audusd_2.png
 
Exness.com: Lượng dự trữ vàng bí mật của Trung Quốc có thể lớn thứ 2 thế giới


Lượng dự trữ vàng của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có thể đã tăng gấp ba lần kể từ tháng Tư năm 2009, với con số chính thức cuối cùng được dự đoán là 3,510 tấn- đứng thứ hai sau Hoa Kỳ là 8,133.5 tấn vàng.

Theo tính toán của Bloomberg Intelligence dựa trên số liệu thương mại, sản lượng trong nước, và số liệu của Hiệp hội Vàng Trung Quốc, con số này cao gấp gần 3 lần mốc 1,054 tấn vàng được báo cáo trong năm 2009.

Trung Quốc- vốn chỉ báo cáo các kho dự trữ vàng của mình vài năm một lần- đã có những động thái tương tự từ năm 2008 đến năm 2009 khi tăng gấp đôi các cổ phiếu vàng. Tính cả vàng, Trung Quốc ước tính có 3.8 tỷ USD dự trữ tiền tệ (cũng được giữ bí mật).

Sự tăng mạnh có thể là một động thái giúp đồng nhân dân tệ cạnh tranh hơn so với đồng USD.

Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, ông Chu Tiểu Xuyên, đang âm thầm thực hiện sứ mệnh biến đồng nhân dân tệ thành một đồng tiền toàn cầu cũng như đồng tiền dự trữ của IMF. Có thể thấy, Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc cải cách kinh tế nhằm thả nổi tự do đồng tiền nội tệ trong vòng một vài năm.

Hiện đồng đô la Mỹ đang là đồng tiền dự trữ phổ biến nhất thế giới – chiếm 63% lượng dự trữ tại các ngân hàng trung ương thế giới- theo IMF. Trong khi đó, đồng euro đang ở vị trí thứ hai với 22%.

Tháng hai vừa qua, đồng nhân dân tệ là đồng tiền được sử dụng nhiều thứ 7 trong các giao dịch thanh toán SWIFT, giảm so với vị trí thứ 5 trong tháng 12 năm ngoái.

Trung Quốc đang tìm mọi cách thuyết phục Quỹ Tiền tệ Quốc tế thừa nhận đồng nhân dân tệ đóng vai trò là một đồng tiền dự trữ. Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) là một đồng tiền nhân tạo được tạo ra bởi IMF vào năm 1969, bao gồm đồng USD, euro, yen, và bảng Anh. IMF sẽ quyết định về vấn đề này trong cuộc họp tháng 5 hoặc tháng 10- Nomura Holdings Inc cho biết trong một báo cáo ngày 08 tháng 4.

Trong năm 2010, đúng cái năm mà Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, IMF cho biết nhân dân tệ không thể được thêm vào giỏ SDR bởi vì chúng được Nhà nước kiểm soát quá chặt chẽ và không được “tự do sử dụng”.

Rõ ràng sự ổn định của đồng đô la Mỹ có thể bị đe dọa nếu Trung Quốc tích lũy đủ vàng.
 
Exness.com: Vàng hồi phục nhờ USD yếu nhưng chưa thể tìm lại vùng $1200/oz

Trong phiên giao dịch hôm qua 23/4, giá vàng đảo chiều tăng nhẹ trở lại sau khi sụt sâu xuống mức đáy tháng phiên trước đó. Vàng nhận được sự hỗ trợ từ sự suy yếu của đồng USD bởi các số liệu kinh tế kém khả quan, tuy nhiên đà tăng lại không lớn do diễn biến khả quan của thị trường chứng khoán Mỹ thu hút giới đầu tư.

Theo đó, trong phiên Mỹ 22/4, giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên $1197,35/oz lúc 14h31 giờ New York sau khi chạm $1183,65/oz – mức thấp nhất kể từ 1/4.

Giá vàng giao tháng 6/2015 trên sàn Comex New York tăng 7,4 USD, tương đương 0,6%, lên $1194,3/oz.

Giá vàng bật lên nhờ đồng đôla yếu. Chốt phiên 23/4, chỉ số Đôla ICE, theo dõi biến động tỷ giá USD với giỏ 6 đồng tiền mạnh khác, giảm 0,6% và mất đi toàn bộ số điểm đã đạt được trong tuần này. Sự sụt giảm của đồng bạc xanh xuất hiện đi sau báo cáo cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới tuần trước tăng tuần thứ 3 liên tiếp. Bên cạnh đó, doanh số bán nhà mới trong tháng 3 tại Mỹ giảm 11,4% – mức giảm lớn nhất kể từ tháng 7/2013. Chỉ số PMI sản xuất sơ bộ tháng 4 cũng bất ngờ giảm xuống thấp nhất từ đầu năm ở mức 54,2 điểm.

“Thị trường đang phản ứng lại hướng đi của USD trước sự sụt giảm bất ngờ của số liệu nhà ở”, Howard Wen – nhà phân tích kim loại quý tại HSBC cho biết.

Tâm điểm của thị trường được dự đoán chuyển hướng sang phiên họp chính sách của Fed vào cuối tháng này khi giới thương nhân cố gắng tìm manh mối về thời điểm nâng lãi suất. “Chúng tôi dự đoán vào tháng 6. Vì vậy, FED nên có vài tuyên bố lạc quan trong tháng này”, Matthew Turner – nhà phân tích tại Macquarie cho biết.

Ngoài ra, thị trường cũng sẽ theo dõi sát sao cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp. Vàng kì vọng được hưởng lợi nhiều hơn nếu tình hình đàm phán về nợ Hy Lạp xấu đi.

Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn đang ở trạng thái khả quan nên dòng vốn đầu tư vào vàng còn hạn hẹp. Hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đi lên, với chỉ số Nasdaq chính thức lập kỷ lục mới lần đầu trong 15 năm. Do đó, nhiều nhà phân tích vẫn chưa thực sự lạc quan về tương lai sắp tới của kim loại vàng.

Trong một diễn biến khác, giá dầu đi lên cũng là một yếu tố có thể giúp vàng giữ được mức hiện tại hoặc nhỉnh lên chút đỉnh, hai tài sản vàng – dầu thường dịch chuyển cùng chiều. Hôm qua 23/4, giá dầu WTI ngọt nhẹ giao tháng 5/2015 trên sàn Nymex New York tăng 1,58 USD, tương đương 2,8%, lên 57,74 USD/thùng, cao nhất kể từ 12/12/2014.


Diễn biến giá vàng giao ngay trên Kitco, đường màu xanh lá cây, điểm cuối là lúc 8h55 giờ Việt Nam
 
Exness.com: USD giảm do số liệu kinh tế Mỹ yếu ớt

Ngày 23/4, USD giảm so với cả euro và yên do kinh tế Mỹ vẫn phát ra những tín hiệu không khả quan.

Chỉ số Đôla ICE, theo dõi biến động tỷ giá USD với giỏ 6 đồng tiền mạnh khác, giảm 0,6% và xóa toàn bộ số điểm đã đạt được trong tuần này.

USD giảm 1% so với euro xuống gần mức thấp nhất kể từ ngày 6/4, ở 1,0822 USD đổi 1 euro. So với yên, euro cũng tăng lên 129,66 yên – mức cao nhất kể từ ngày 9/4.

Euro tăng ngay sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết sẽ làm mọi việc để ngăn Hy Lạp cạn tiền trước khi đạt được thỏa thuận cải cách nhằm được nhận tiền cứu trợ với các chủ nợ quốc tế. Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cũng rất lạc quan về kết quả đàm phán với các chủ nợ.

Trong khi đó sau vài phiên chật vật với một số đồng tiền mạnh, USD bắt đầu giảm giá do số liệu kinh tế Mỹ gây thất vọng. Cụ thể, doanh số bán nhà mới trong tháng 3 tại Mỹ giảm 11,4% – mức giảm lớn nhất kể từ tháng 7/2013. Chỉ số PMI sản xuất sơ bộ tháng 4 cũng bất ngờ giảm xuống thấp nhất từ đầu năm ở 54,2 điểm.

USD theo đó giảm 0,4% so với yên xuống 119,5 yên.

Những nhà đầu tư từng có dự đoán lạc quan về USD cũng bắt đầu cẩn trọng hơn. Niềm tin vào kế hoạch nâng lãi suất của Fed cũng dần giảm bớt do kinh tế Mỹ cho thấy nhiều dấu hiệu suy yếu.

Trước thời điểm Fed họp chính sách ngày 28-29/4, giới đầu tư càng tập trung phân tích các số liệu kinh tế để dự đoán định hướng lãi suất của các nhà hoạch định chính sách Mỹ.
 
Exness.com: EURUSD duy trì tại mức ổn định dưới ngưỡng kháng cự 1.085


Mua khi phá vỡ mức 1.085 với mục tiêu 1.094. Cắt lỗ tại 1.0800


Lí do

Hôm nay, chỉ số kinh doanh Ifo của Đức sẽ được công bố. Chỉ số tăng trưởng từ 107.9 lên 108.5 p., dự kiến tháng 4 có thể hỗ trợ đồng EURO. 22 tháng 4, Bộ trưởng kinh tế Đức tăng dự báo tăng trưởng GDP từ 1.5% lên 1.8% trong 2015.


https://www.exness.com/intl/vi/analytics/eurusd__consolidation_below_the_1_085_resistance_level

1.png
 
Exness.com: Vàng: tăng trưởng trước khi số liệu đơn đặt hàng hóa Mỹ được công bố.


Mua khi phá vỡ mức 1,197 với mục tiêu 1,208. Cắt lỗ tại 1,187


Lí do

Hôm nay lúc 12:30 GMT, số lượng đơn đặt hàng lâu bền của Mỹ sẽ được công bố. Nếu chỉ số dưới 0.7% (m/m) trong tháng 3, đồng đô la tiếp tục giảm. Tại mức phá vỡ 1,197, mở vị trí mua là đáng cân nhắc.

https://www.exness.com/intl/vi/anal...publication_of_durable_goods_orders_in_the_us
6.png
 
Exness.com: GBPUSD: duy trì tại mức ổn định dưới ngưỡng kháng cự 1.508


Mua khi phá vỡ mức 1.508 với mục tiêu 1.5160. Cắt lỗ tại 1.5020


Lí do

Mặc dù số liệu bán lẻ tại Anh giảm 0.5% (m/m) trong tháng 3, cặp tỉ giá này vẫn duy trì tại mức 1.5 mặc cho bối cảnh suy yếu của đồng Đô la. Số liệu thất nghiệp tăng so với dự báo đặt áp lực lên quỹ dự trữ tiền thế giới.
https://www.exness.com/intl/vi/analytics/gbpusd__consolidation_below_the_1_508_resistance_level
2.png
 
Exness.com: Liệu Trung Quốc đã tăng gấp đôi lượng vàng dự trữ? IMF sẽ sớm có câu trả lời

Một lần nữa, giới đầu cơ lại đang bàn luận sôi nổi về khoản dự trữ vàng của Trung Quốc và việc liệu Ngân hàng trung ương nước này có đang tăng lượng vàng dự trữ vẫn luôn là một bí mật. Theo các dữ liệu từ Quỹ tiền tệ thế giới IMF, lượng vàng dự trữ chính thức của Trung Quốc đã không hề thay đổi kể từ năm 2009, đứng tại mức 1054 tấn.

Tuy vậy, Marc Chandler – trưởng bộ phận chiến lược toàn cầu của Brown Brothers Harriman cho biết, trong báo cáo mới công bố ngày hôm qua, rằng quốc gia này có thể sớm cập nhật dữ liệu lượng vàng dự trữ của họ. Ông nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ có cuộc hội đàm với Quỹ tiền tệ thế giới IMF về việc đưa đồng Nhân dân tệ vào Quyền rút vốn đặc biệt của quỹ này (IMF’s Special Drawing Rights (SDR)), với giỏ tiền tệ hiện dựa trên đồng đô la Mỹ, yên Nhật, bảng Anh và đồng Euro.

“Chiếc áo choàng bí mật ấy có thể được cởi bỏ nếu Trung Quốc muốn tăng cường vị thế của mình, bao gồm cả SDR. Trước đây, chúng ta đã từng đưa ra những quan điểm tương tự về danh mục tiền tệ trong dự trữ ngoại hối của họ!”, ông Chandler bày tỏ.

Tuy nhiên, Chandler nhận định rằng bởi vì quy mô thị trường vàng không lớn, đặc biệt là khi so với thị trường ngoại hối, dường như khó có thể có một sự thực là Trung Quốc đã tăng một lượng vàng dự trữ đáng kể.

“Thị trường vàng hiện vẫn còn quá nhỏ để hoán đổi, cho dù nó cũng là một phần của thị trường giao dịch giấy!”, ông nói.

BBH không phải là hãng duy nhất tiên đoán về lượng vàng dự trữ chính thức của Trung Quốc. Cũng trong ngày hôm qua, Ngân hàng Natixis của Pháp cũng vừa công bố một cuộc tranh luận và đưa ra các quan điểm chống lại quan điểm rằng Trung Quốc đang mua thêm nhiều vàng.

Họ nhấn mạnh rằng Trung Quốc có thể đã gấp đôi lượng vàng dự trữ của họ lên 3200 tấn trong năm 2015 bằng nguồn cung là toàn bộ hoạt động khai thác mỏ trong nước.

“Do nhu cầu trong nước đối với vàng, quốc gia này có thể đáp ứng đủ bằng cách sử dụng hoạt động nhập khẩu!”, dẫn lời chuyên gia kim loại quý Bernard Dahdah của ngân hàng có trụ sở tại Pháp này.

Tương tự như BBH, những cuộc tranh luận đối với quan điểm Trung Quốc đang tăng lượng vàng dự trữ, ông Dahdah cũng đồng ý rằng thị trường vàng là quá nhỏ để tạo nên sự thay đổi trong tổng dự trữ ngoại hối của Ngân hàng trung ương, và đó có thể là không phải là một cách làm hiệu quả để đa dạng hóa lượng dự trữ.

Họ cũng nhấn mạnh rằng nếu Trung Quốc thực sự đã nâng lượng vàng dự trữ gấp đôi lên 3200 tấn, nó cũng sẽ chỉ là đà tăng (trong tỷ lệ) từ 1,5% lên 3,3% trong tổng dự trữ ngoại hối Trung Quốc mà thôi.

“Trong khi chúng ta có thể nhìn vấn đề này một cách bình tĩnh, sẽ còn rất nhiều thời gian để có thêm vàng dự trữ, một số quan điểm khác có vẻ chống lại quan điểm gia tăng vàng dự trữ, cho dù gần đây một số quan chức Trung Quốc đã từng công khai chống đối quan điểm có thêm vàng trong dự trữ ngoại hối!”, dẫn lời ông Dahdah.

Dahdah nói thêm rằng điều đó nhiều khả năng sẽ khiến Trung Quốc giảm lượng dự trữ ngoại hối, bởi vì họ đề cao vị thế của vàng.
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
421,144
Messages
7,106,143
Members
173,233
Latest member
8daybingo

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom