THAM KHẢO:
" Theo Điều 36 Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày18/3/2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối của Việt Nam, nguyên tắc kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối là: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản; Ngân hàng Nhà nước quy định về phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác.
Ngoài ra, theo quy định pháp luật hiện hành, tổ chức và cá nhân chỉ được thực hiện các giao dịch hối đoái (giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao quyền chọn) theo quy định cụ thể của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng được phép.
Các
tổ chức,
cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động ngoại hối khác sau
khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được
Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ
chưa có quy định cụ thể về hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch ngoại hối. Do vậy,
các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch ngoại hối là trái pháp luật.
Bên cạnh đó, theo Nghị định 95/2011/ NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, tổ chức và cá nhân có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi mua, bán ngoại tệ và kinh doanh, mua, bán vàng không đúng quy định của pháp luật.
Cũng theo Nghị định này, Bộ Công an, Ủy ban Nhân dân và Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. "
NHƯNG CÁI NÀY MỚI QUAN TRỌNG:
MẶC DÙ VẬY VẪN CÓ NHIỀU CÁ NHÂN, DOANH NGHIỆP THAM GIA GIAO DỊCH VÀ CHẢ THẤY BỊ SAO ( bản thân tôi cũng tham gia
)