Tin tức vàng update

Exness.com: Vàng SJC giảm nhẹ, chênh lệch với thế giới ở mức 3,77 triệu đồng

Mở cửa ngày giao dịch đầu tuần mới (15/12), giá vàng SJC giảm 20.000 đồng mỗi lượng so với chốt phiên cuối tuần trước, hiện thương hiệu này cao hơn vàng thế giới quy đổi khoảng 3,77 triệu đồng/lượng.

Tại thời điểm 8 giờ 15 phút, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC từ 35,12-35,27 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).

Các công ty như DOJI, Techcombank, Vietinbank Gold, VPBank và Sacombank giao dịch giá vàng SJC trong khoảng từ 35,10-35,25 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).

Như vậy, so với chốt phiên ngày 14/12 là 35,29 triệu đồng, giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn sáng nay giảm 20.000 đồng mỗi lượng.

Nhìn lại tuần qua, nhờ lực đẩy từ thế giới, thương hiệu SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tăng 120.000 đồng/lượng, từ ngưỡng 35,17 triệu đồng/lượng lên 35,29 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tuần qua lại tăng tới 580.000 đồng/lượng, từ ngưỡng 31,83 triệu đồng/lượng lên 32,41 triệu đồng/lượng vào ngày cuối tuần (14/12).

Cùng chiều với vàng trong nước, nhưng tuần qua, giá vàng thế giới lại bật nhanh hơn với mức tăng là 30 USD/ounce (tương đương mức tăng khi quy đổi theo tỷ giá USD tại Ngân hàng Vietcombank khoảng 640.000 đồng/lượng), chốt phiên cuối tuần trước (14/12) ở ngưỡng 1.224 USD/ounce.

Đầu giờ sáng nay, giá vàng thế giới giảm nhẹ gần 2 USD/ounce, hiện giao dịch quanh ngưỡng 1.222,3 USD/ounce, quy đổi theo tỷ giả ngân hàng Vietcombank tương đương 31,51 triệu đồng/lượng.

Như vậy, so với thương hiệu SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, giá vàng thế giới sáng nay thấp hơn khoảng 3,77 triệu đồng/lượng.

Nếu so với thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu, giá vàng thế giới thấp hơn 800.000 đồng/lượng.

Trên thị trường ngoại tệ, giá bán USD sáng nay tại ngân hàng Vietcombank và Vietinbank cùng niêm yết ở mức 21.405 đồng/USD còn chiều mua dao động từ 21.360-21.370 đồng/USD.

Phía Ngân hàng BIDV niêm yết giá mua vào là 21.355 đồng/USD và bán ra là 21.405 đồng/USD. Ngân hàng Eximbank mua vào là 21.340 đồng/USD và bán ra là 21.410 đồng/USD./.
 
Exness.com: Giới đầu tư vẫn đổ tiền vào vàng bất chấp dự báo của Goldman Sachs

Tỷ lệ đặt cược vào giá vàng tăng của các quỹ phòng hộ lên cao nhất kể từ tháng 8 bất chấp việc Goldman Sachs dự đoán giá vàng sẽ giảm.

Vị thế mua ròng tại New York tăng 4 tuần liên tiếp, đợt tăng dài nhất kể từ tháng 7, theo số liệu của chính phủ Mỹ. Tuần qua, giá vàng kỳ hạn tăng 2,7%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 6, khi chứng khoán toàn cầu giảm khiến giá trị cổ phiếu mất 2 nghìn tỷ USD.

Lượng vàng nắm giữ của các quỹ ETF vàng tăng lần đầu tiên kể từ tháng 10 khi giới đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn trong bối cảnh bất ổn. Tuy giá vàng đang hướng đến tháng tăng giá thứ 2 liên tiếp, song Jeffrey Currie, phụ trách nghiên cứu hàng hóa của Goldman, cho biết, giá vàng sẽ giảm khi kinh tế Mỹ tiếp tục đatăng trưởng.

Vị thế mua ròng vàng trong tuần kết thúc vào 9/12 tăng 31% lên 104.532 hợp đồng quyền chọn và tương lai, theo số liệu của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ. Hợp đồng đặt cược giá xuống giảm 22%, cao nhất kể từ 12/8.

Giá vàng kỳ hạn tuần qua trên sàn New York tăng 32,1 USD lên 1.222,5 USD/ounce. Chỉ số Hàng hóa Bloomberg giảm 1,3% và Chỉ số USD Bloomberg giảm 0,6%. Chỉ số MSCI All-Country World Index giảm 3,8%, mạnh nhất từ tháng 5/2012.

Lượng vàng nắm giữ của các quỹ ETP vàng toàn cầu tăng 2 tấn, chấm dứt 7 tuần giảm liên tiếp. Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR tăng mạnh nhất kể từ tháng 7.

Giá vàng đã tăng 8% kể từ khi chạm 1.130,4 USD/ounce, thấp nhất 4 năm, hôm 7/11 trước những dấu hiệu cho thấy ngân hàng trung ương Trung Quốc, châu Âu và Nhật Bản sẽ tăng cường kích thích nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Giá vàng tăng 70% giai đoạn từ tháng 12/2008 đến tháng 6/2011 khi ngân hàng trung ước các nước tăng nguồn cung tiền với quy mô chưa từng có, dấy lên lo ngại lạm phát sẽ tăng. Giá vàng năm 2013 giảm 28%, mức giảm lớn nhất trong 3 thập kỷ, trong bối cảnh kinh tế Mỹ hồi phục.

Chỉ số lòng tin tiêu dùng sơ bộ của Thomson Reuters/Đại học Michigan hôm 12/12 tăng lên cao nhất kể từ tháng 1/2007. Các nhà hoạch định chính sách Fed sẽ nhóm họp trong tuần này để thảo luận thời điểm nâng lãi suất, lần đầu tiên trong 8 năm qua.

Jeffrey Currie, phụ trách nghiên cứu hàng hóa của Goldman, cho biết, kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định sẽ cho phép Fed bắt đầu nâng lãi suất, gây áp lực lên giá vàng. Do vậy, giá vàng có thể tiếp tục giảm trong năm tới.
 
Exness.com: Giới đầu tư vẫn đổ tiền vào vàng bất chấp dự báo của Goldman Sachs

Tỷ lệ đặt cược vào giá vàng tăng của các quỹ phòng hộ lên cao nhất kể từ tháng 8 bất chấp việc Goldman Sachs dự đoán giá vàng sẽ giảm.

Vị thế mua ròng tại New York tăng 4 tuần liên tiếp, đợt tăng dài nhất kể từ tháng 7, theo số liệu của chính phủ Mỹ. Tuần qua, giá vàng kỳ hạn tăng 2,7%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 6, khi chứng khoán toàn cầu giảm khiến giá trị cổ phiếu mất 2 nghìn tỷ USD.

Lượng vàng nắm giữ của các quỹ ETF vàng tăng lần đầu tiên kể từ tháng 10 khi giới đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn trong bối cảnh bất ổn. Tuy giá vàng đang hướng đến tháng tăng giá thứ 2 liên tiếp, song Jeffrey Currie, phụ trách nghiên cứu hàng hóa của Goldman, cho biết, giá vàng sẽ giảm khi kinh tế Mỹ tiếp tục đatăng trưởng.

Vị thế mua ròng vàng trong tuần kết thúc vào 9/12 tăng 31% lên 104.532 hợp đồng quyền chọn và tương lai, theo số liệu của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ. Hợp đồng đặt cược giá xuống giảm 22%, cao nhất kể từ 12/8.

Giá vàng kỳ hạn tuần qua trên sàn New York tăng 32,1 USD lên 1.222,5 USD/ounce. Chỉ số Hàng hóa Bloomberg giảm 1,3% và Chỉ số USD Bloomberg giảm 0,6%. Chỉ số MSCI All-Country World Index giảm 3,8%, mạnh nhất từ tháng 5/2012.

Lượng vàng nắm giữ của các quỹ ETP vàng toàn cầu tăng 2 tấn, chấm dứt 7 tuần giảm liên tiếp. Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR tăng mạnh nhất kể từ tháng 7.

Giá vàng đã tăng 8% kể từ khi chạm 1.130,4 USD/ounce, thấp nhất 4 năm, hôm 7/11 trước những dấu hiệu cho thấy ngân hàng trung ương Trung Quốc, châu Âu và Nhật Bản sẽ tăng cường kích thích nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Giá vàng tăng 70% giai đoạn từ tháng 12/2008 đến tháng 6/2011 khi ngân hàng trung ước các nước tăng nguồn cung tiền với quy mô chưa từng có, dấy lên lo ngại lạm phát sẽ tăng. Giá vàng năm 2013 giảm 28%, mức giảm lớn nhất trong 3 thập kỷ, trong bối cảnh kinh tế Mỹ hồi phục.

Chỉ số lòng tin tiêu dùng sơ bộ của Thomson Reuters/Đại học Michigan hôm 12/12 tăng lên cao nhất kể từ tháng 1/2007. Các nhà hoạch định chính sách Fed sẽ nhóm họp trong tuần này để thảo luận thời điểm nâng lãi suất, lần đầu tiên trong 8 năm qua.

Jeffrey Currie, phụ trách nghiên cứu hàng hóa của Goldman, cho biết, kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định sẽ cho phép Fed bắt đầu nâng lãi suất, gây áp lực lên giá vàng. Do vậy, giá vàng có thể tiếp tục giảm trong năm tới.
sắp hết năm rùi, theo bác liệu có giảm nữa ko hay sẽ tăng vọt lên
để bt chở gấu đi sắm vàng
ps: theo tình hình giá vàng hiện nay và kinh nghiệm của bác, thank bác nhiều
 
Exness.com: Giá vàng năm 2014: Tại sao chẳng đi về đâu?


hkg06_34058797-300x302.jpg


Hướng tới năm 2015, cuộc chiến giá vàng có thể vẫn tồn bởi các yếu tố kinh tế và địa chính trị tiếp tục đẩy vàng lên và kéo vàng xuống.

Từ năm 2001 đến năm 2012, vàng đã được tận hưởng 12 năm liền tăng giá liên tiếp, và đã có rất nhiều nhà đầu tư hy vọng rằng các kim loại quý này sẽ có thể duy trì thị trường giá lên của nó trong tương lai. Tuy nhiên, việc giá vàng lao dốc tới 475 USD mỗi ounce năm 2013 đã dập tan kì vọng đó, đồng thời, sự thất bại trong việc duy trì đà tăng có được của vàng trong năm nay cho thấy các nhà đầu tư có thể phải chờ một thời gian dài trước khi giá bắt đầu đi lên một lần nữa. Nhìn vào cách giá vàng dịch chuyển trong năm 2014 cho thấy diễn biến giá khó lường đã cản bước các nhà đầu tư trong suốt cả năm, bởi vì sự lạc quan hiếm hoi xuất hiện lại nhanh chóng phải nhường chỗ cho những thực tế khắc nghiệt của ngành công nghiệp khai thác mỏ, vấn đề nguồn cung cấp và bức tranh nhu cầu đối với kim quý.
9e14a7a9b6aa5f5ddfc568026c3aa9e4.png

Vàng định giá theo US Dollars, dữ liệu của YCharts

Điều gì làm thay đổi giá vàng trong năm 2014?

Bất chấp sự suy giảm khiêm tốn 2% của giá vàng trong năm 2014, thị trường kim quý năm nay được cho là khá khó lường. Vào đầu năm nay, giá vàng tăng vọt, bứt phá từ khoảng 1200 USD mỗi ounce lên gần 1400 USD khi nhà đầu tư tìm cách để bảo vệ mình khỏi những căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng ở Ukraine, dẫn đến sự sáp nhập của Crimea hồi tháng Ba làm dấy lên nguy cơ xung đột giữa Nga và phương Tây cùng sự đe dọa trừng phạt kinh tế, đã khiến nhiều nhà đầu tư tìm tới vàng để trú ngụ, tránh những bất ổn trên thị trường chứng khoán và các khoản đầu tư khác. Cuối năm nay, rắc rối mới ở Iraq và cuộc xung đột tiếp diễn ở dải Gaza cũng được bổ sung vào danh sách các lý do các nhà đầu tư mua vàng cũng như được sử dụng để biện minh cho việc tăng giá.

Tuy nhiên, trên mặt trận kinh tế vĩ mô, các yếu tố cơ bản đã kìm hãm mức tăng của vàng và cuối cùng dẫn đến sự biến mất của chúng. Với việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dần dần loại bỏ kích cầu bằng cách giảm dần gói nới lỏng định lượng của họ trong suốt năm 2014, áp lực giảm lãi suất mà Fed từng đề cập đã dần dần giảm đi, ngược lại tiềm năng tăng lãi suất xuất hiện đã khiến cho vàng mất đi hỗ trợ thông qua việc tăng chi phí mua vàng.

Đồng USD mạnh khiến vàng hụt hơi

Vấn đề lớn khác mà các nhà đầu tư vàng đã và đang phải phải đối mặt là sự tăng vọt giá trị giữa đồng đô la Mỹ so các ngoại tệ lớn khác. Đồng yen Nhật nối dài xu hướng giảm của mình sau khi chính phủ tiếp tục có nhiều biện pháp hơn nữa để cố gắng kích thích nền kinh tế bằng việc mở rộng cơ sở tiền tệ của mình trong một động thái tuyệt vọng nhằm chống lại áp lực giảm phát. Đồng thời, các nền kinh tế châu Âu vẫn vô cùng yếu ớt, với lo ngại rằng nền kinh tế ở nhiều quốc gia thành viên của Eurozone sẽ vẫn ở trong tình trạng suy thoái trong tương lai gần.
6049c6cb6f210fb55ff3b0065a51afea.png

Vàng định giá theo đồng Yen Nhật, dữ liệu bởi YCharts

Ngược lại, nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng khá vững chắc, và điều đó đã thúc đẩy các trader ngoại hối yêu thích đồng USD và dành ít triển vọng lạc quan đối với các đồng tiền khác. Điều này đã gây áp lực lên giá vàng tính theo USD, mặc dù, thực sự vàng đã tăng khi xét giá trị của nó theo đồng yên, đồng euro, hoặc hầu hết các đồng tiền khác trên thế giới.

Tuy nhiên, việc thiếu vàng một sự phục hồi đáng kể của giá vàng trong năm 2014 đã khiến nhiều nhà đầu tư không muốn sở hữu kim loại quý này, tạo nên sự suy yếu nhu cầu chung đối với vàng.Quỹ ETF vàng phổ biến SPDR Gold Shares (NYSEMKT: GLD) tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm lớn trong mối đầu tư quan tâm, với tổng trữ lượng vàng của họ giảm thêm 10% trong năm 2014 xuống còn 23,2 triệu ounce.

Điều gì đang chờ vàng phía trước?

Hướng tới năm 2015, cuộc chiến giá vàng có thể vẫn tồn bởi các yếu tố kinh tế và địa chính trị tiếp tục đẩy vàng lên và kéo vàng xuống. Với nhiều nhà phân tích kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào giữa năm 2015, việc vàng hình thành các mức thấp thời gian gần đây dường như không đủ lực để lôi kéo các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường vàng. Cho đến khi nhu cầu đầu tư tăng lên, sẽ thực khó khăn nếu vàng muốn tăng lên từ một năm 2014 khá trì trệ.
 
Exness.com: Chờ Fed, vàng giảm một mạch 4 phiên theo dầu thô

Trong tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nhóm họp và ra thông báo chính sách mới cũng như cập nhật các dự báo về nền kinh tế. Thị trường kỳ vọng điều này sẽ đem lại những lợi thế mới cho nhà đầu tư.

Hợp đồng vàng giao tháng 2 trên bộ phận Comex của sàn Nymex rớt 14.80 điểm (tương ứng 1.2%) còn 1,207.70 USD/oz.

Hợp đồng vàng giao ngay giảm xuống mức thấp nhất trong ngày tại 1,191 USD/oz vào đầu phiên trước khi rút ngắn đà giảm còn 2.4% xuống 1,193 USD/oz. Tuần trước, hợp đồng vàng giao ngay tăng 2.6%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2014.

Hợp đồng bạc giao tháng 3 chìm 49 xu (tương ứng 2.9%) xuống 16.56 USD/oz.

Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 1 mất 16.60 USD/oz (tương ứng 1.4%) còn 1,214.90 USD/oz trong khi hợp đồng palađi giao tháng 3 sụt 14 USD/oz (tương ứng 1.7%) xuống 802.55 USD/oz. Hợp đồng đồng giao tháng 3 rớt 6 xu và khép phiên tại 2.88 USD/lb.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua

gia-vang-gia-bac-1612.gif

Nguồn: Kitco
 
Exness.com: USD giảm so với yên trước lo ngại về kinh tế toàn cầu

Yên lấy lại sức hút với tư cách là nơi trú ẩn an toàn khi giá dầu tiếp tục phá đáy, dấy lên lo ngại về tình hình kinh tế thế giới.

Cụ thể, USD giảm 0,83% so với yên xuống 117,80 yên.

Bất chấp những cải thiện đáng kể của kinh tế Mỹ, USD vẫn không thể lấy lại đà tăng giá như trước đây so với yên do giá dầu liên tục phá đáy, dấy lên lo ngại về những rủi ro đối với kinh tế toàn cầu. Yên cũng được hỗ trợ lớn sau chiến thắng áp đảo của đảng Dân chủ tự do và Thủ tướng Shinzo Abe trong cuộc bầu cử ngày 14/12 vừa qua.

Tuy nhiên, euro lại giảm 0,21% so với USD xuống 1,2435 USD.

Thị trường đang đánh cược rằng, ngày 17/12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tuyên bố nâng lãi suất trong năm tới nhờ đà phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Mỹ. Với việc Mỹ bình thường hóa chính sách tiền tệ trong khi Eurozone vẫn chật vật với chính sách lãi suất thấp, USD sẽ tiếp tục tăng giá mạnh so với euro trong thời gian tới.

Ngoài ra, USD cũng tăng giá so với một số đồng tiền khác như franc Thụy Sĩ. Kết quả là, chỉ số đôla ICE, theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh khác, tăng 0,14% lên 88,493 điểm.
 
Exness.com: Vàng đảo chiều xuống dưới 1,200 USD/oz trước cuộc họp của Fed, bạc chìm gần 5%

Cuộc họp cuối cùng năm 2014 của Fed sẽ khép lại vào ngày thứ Tư
Giá vàng giảm sàn trong ngày thứ Ba, xóa sạch đà tăng mạnh vào đầu phiên trước sự trượt dài của đồng USD và nhu cầu “tránh bão” khi dầu lao dốc.

gia-vang-gia-bac-171214_816403.gif

Chỉ số đồng USD, thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, giảm 0.7%, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 10. Sự bất ổn trên các thị trường ngoại hối toàn cầu đã thôi thúc nhà đầu tư tìm kiếm các kênh tài sản an toàn như đồng JPY và đồng franc Thụy Sỹ.

Hợp đồng vàng giao tháng 2 trên bộ phận Comex của sàn Nymex giảm 13.40 USD/oz (tương ứng 1.1%) còn 1,194.30 USD/oz. Đầu phiên, hợp đồng này nhảy vọt qua mốc 1,220 USD/oz khi chứng khoán Mỹ giảm điểm nhưng kim loại quý đảo chiều khi thị trường chứng khoán rút ngắn đà giảm.

Hợp đồng vàng giao ngay tăng 0.9% lên 1,202 USD/oz sau khi lên tới 1,221.40 USD/oz. Hôm qua, hợp đồng này lao dốc 2.5%.

Hợp đồng bạc giao tháng 3 chìm nghỉm 81 xu (tương ứng 4.9%) còn 15.75 USD/oz.

Khả năng xuất hiện các tín hiệu thắt chặt tiền tệ từ cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng đã gây sức lên kim loại quý. Các thành viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) sẽ bắt đầu nhóm họp vào ngày thứ Ba và ra thông báo chính sách cũng như tổ chức họp báo vào ngày thứ Tư. Thị trường kỳ vọng Fed sẽ nâng lãi suất vào năm 2015 và điều này có thể gây sức ép lên giá vàng vì kim loại quý không mang lại lợi suất.

Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 1 giảm 1.5% xuống 1,196.50 USD/oz trong khi hợp đồng palađi giao tháng 3 rớt 2.3% xuống 784 USD/oz. Hợp đồng đồng giao tháng 3 giảm 2 xu (tương ứng 0.7%) đóng cửa tại 2.86 USD/lb.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua
gia-vang-gia-bac-1712.gif

Nguồn: Kitco
 
Last edited:
Exness.com: Kinh tế thế giới đang ở trong trạng thái giống năm 1998?

Ngày nay các thị trường mới nổi đã có những thay đổi cơ bản giúp họ thoát được cuộc khủng hoảng tồi tệ như trong quá khứ. Bloomberg đưa ra những điểm giống và khác nhau giữa hai thời điểm này.

Giá dầu “lao dốc không phanh”. Tiền tệ của các thị trường mới nổi rơi tự do. Venezuela chìm trong khủng hoảng tài chính và giới phân tích lo ngại về những khoản nợ của Nga cũng như đà giảm giá của đồng ruble.

Đây là bức tranh kinh tế thế giới năm 1998.

Tuy nhiên, khi đọc những dòng trên, rất có thể bạn sẽ nghĩ về thời điểm hiện tại. Dẫu vậy, ngày nay các thị trường mới nổi đã có những thay đổi cơ bản giúp họ thoát được cuộc khủng hoảng tồi tệ như trong quá khứ. Bloomberg đưa ra những điểm giống và khác nhau giữa hai thời điểm này.

Những điểm tương tự

Giá dầu giảm

Dầu thô đã giảm 48% kể từ khi lập đỉnh hồi tháng 6, xuống còn 55 USD/thùng. Giá dầu giảm khiến các nước xuất khẩu dầu từ Venezuela đến Nga và Nigeria đều khốn đốn. Diễn biến giá của các hợp đồng hoán đổi tín dụng (CDS) cho thấy có tới 97% khả năng Venezuela sẽ vỡ nợ trái phiếu trong vòng 5 năm tới.

Trong khi đó, nền kinh tế Nga – vốn đang chịu sự trừng phạt của Mỹ và EU vì xung đột ở Ukraine – sẽ suy giảm 4,7% trong năm 2015 nếu như giá dầu tiếp tục ở mức 60 USD/thùng.

Tiền tệ mất giá

Ngày 15/12, chỉ số của Bloomberg theo dõi 20 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất của các thị trường mới nổi đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2003. Lần đầu tiên trong lịch sử, đồng ruble phá đáy 64 ruble đổi 1 USD. Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ thấp kỷ lục trong khi đồng rupiah của Indonesia giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1998.

Trong khủng hoảng tài chính châu Á 1997 – 1998, các nước từ Thái Lan tới Malaysia đã đầu hàng và từ bỏ việc kiểm soát đồng nội tệ, dẫn đến đồng baht Thái mất một nửa giá trị trong vòng 6 tháng. Người Hàn Quốc xếp hàng dài trên đường phố để quyên góp vàng nữ trang giúp chính phủ tăng dự trữ ngoại hối trong bối cảnh đồng nội tệ giảm giá mạnh.

Chính sách của Fed

Cục dự trữ liên bang (Fed) đang rậm rịch tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006, đe dọa sẽ khiến dòng vốn ồ ạt tháo chạy khỏi các nền kinh tế đang phát triển. Năm ngoái, World Bank ước tính rằng lượng vốn tư nhân đổ vào các nước đang phát triển có thể giảm 50% nếu như lợi suất trái phiếu dài hạn của Mỹ tăng 1 điểm phần trăm.

Các quốc gia với thâm hụt cán cân vãng lai lớn (bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và Brazil) rất dễ bị ảnh hưởng, theo Credit Agricole CIB. Malaysia cũng là đối mặt với nhiều nguy cơ bởi nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tới 30% nợ của chính quyền địa phương. Chính sự kiện Fed liên tiếp tăng lãi suất giữa những năm 1990 đã khiến các đồng tiền châu Á bị bán tháo và khiến Nga vỡ nợ.

Điểm khác biệt

Tỷ giá linh hoạt

Các nước đang phát triển đã cho phép tỷ giá biến động linh hoạt và bãi bỏ chế độ tỷ giá cố định phổ biến trong cuộc khủng hoảng thời kỳ cuối những năm 1990. Mặc dù đồng nội tệ yếu hơn sẽ khiến lạm phát tăng, tăng trưởng sẽ được kích thích vì xuất khẩu rẻ hơn.

Dự trữ ngoại hối

Các nước đang phát triển đã có thể thích ứng tốt hơn với những biến động của thị trường tài chính. Nhóm này hiện đang nắm giữ 8.100 tỷ USD dự trữ ngoại hối, cao gấp nhiều lần so với con số 659 tỷ USD của năm 1999 (theo số liệu của IMF).

Nợ

Thay vì đi vay bằng USD, hầu hết các chính phủ tăng lượng đi vay bằng nội tệ, cho phép họ trả nợ một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Nợ nước ngoài tương đương 26% GDP của các nước đang phát triển trong năm ngoái, giảm so với mức 40% của năm 1999.

Một điểm khác biệt khác là các công ty đã thay thế chính phủ trở thành mối lo ngại về phát hành nợ. Các doanh nghiệp ở những nền kinh tế phát triển đã phát hành khoảng 375 tỷ USD nợ quốc tế trong giai đoạn 2009 – 2012, cao hơn gấp đôi so với 4 năm trước khủng hoảng tài chính 2008 (theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán quốc tế BIS).

Lãi suất

Mặc dù lãi suất đang tăng lên ở các nước đang phát triển, lãi suất vẫn ở mức rất thấp so với năm 1998. Nga đã tăng lãi suất cơ bản lên 17% kể từ ngày 16/12 sau một cuộc họp lúc nửa đêm. Lãi suất ngắn hạn đã tăng hơn 100% năm 1998. Còn ở Brazil, các nhà hoạch định chính sách đã nâng lãi suất cơ bản lên 11,75%, bằng một nửa so với năm 1998.
 
Exness.com: Vàng dứt 5 phiên giảm giá liên tiếp và tích tắc vượt 1,200 USD/oz sau thông báo của Fed

Tuy nhiên, đồng USD mạnh đã hạn chế đà tăng của kim loại quý

Giá vàng trồi sụt nhẹ trong ngày thứ Tư và có thời điểm vượt mốc 1,200 USD/oz trong giao dịch điện tử sau thông báo mang tính ủng hộ chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh hơn dự báo của Fed.

vang-dut-5-phien-giam-gia-lien-tiep-vuot-1,200-usd-fed_91450.jpg

Sau cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2014 kéo dài 2 ngày qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phát đi tín hiệu rõ ràng rằng cơ quan này sẽ nâng lãi suất vào năm tới. Bên cạnh đó, Fed cho biết sẽ áp dụng chiến lược “kiên nhẫn” khi ra quyết định về thời điểm nâng chi phí vay mượn.

Hợp đồng vàng giao tháng 2 trên bộ phận Comex của sàn Nymex giảm 2.7 USD/oz (tương ứng 0.2%) còn 1,191.60 USD/oz. Trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ra thông báo chính sách vào lúc 14h theo giờ địa phương (tức 2h sáng ngày 18/12 theo giờ Việt Nam), vàng đóng cửa tại 1,194.50 USD/oz với mức tăng 20 USD/oz, chấm dứt 5 phiên giảm giá liên tiếp trước đó.

Cũng trong ngày thứ Tư, hợp đồng vàng giao ngay tăng 0.2% lên 1,198 USD/oz. Hôm thứ Ba, hợp đồng này chạm mức cao nhất trong phiên trên 1,221 USD/oz trước khi rớt xuống mức thấp nhất trong một tuần tại 1,188.41 USD/oz và khép phiên với mức tăng nhẹ.

Trong ngày thứ Tư, đà tăng của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác đã hạn chế sự bứt phá của giá vàng. Theo đó, đồng rúp Nga phục hồi so với đồng bạc xanh sau thông tin Bộ Tài chính nước này bán ngoại tệ. Trong tuần này, các chuyên viên giao dịch vàng cũng đồn đoán rằng Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) có thể bán một phần vàng dự trữ.

Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng bạc giao tháng 3 nhảy vọt 18 xu (tương ứng 1.1%) lên 15.93 USD/oz.

Hợp đồng bạch kim giao tháng 1 tăng 3 USD/oz (tương ứng 0.3%) lên 1,199.50 USD/oz. Tuy nhiên, hợp đồng palađi giao tháng 3 hạ 4.75 USD/oz (tương ứng 0.6%) còn 779.25 USD/oz. Hợp đồng đồng giao tháng 3 nhích 1 xu (tương ứng 0.3%) và đóng cửa tại 2.87 USD/lb.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua
gia-vang-gia-bac-1812.gif

Nguồn: Kitco
 
Exness.com: Tỉ lệ Vàng-Dầu cho chúng ta biết điều gì?

gold-and-oil11-300x300.jpg

Dựa trên tỷ lệ vàng-dầu trong lịch sử, lúc này giá dầu đang rẻ một cách bất ngờ.

Một cách để xác định xem một loại hàng hóa hoặc tài sản đắt hay rẻ hơn (một cách tương đối) chính là so sánh giá nó với một thứ tốt hơn đồng tiền pháp định, ví dụ là vàng. Vàng tăng hoặc xuống giá so với các hàng hóa khác và tiền tệ fiat, do đó, vàng chính là một thước đo biến động. Tuy nhiên, vàng vẫn cung cấp một cách thức hữu ích về giá trị tương đối của vàng với bất cứ tài sản nào khác được định giá liên quan tới vàng, và trong trường hợp này là dầu.

Các mức giá được liệt kê dưới đây mang tính gần đúng, tức là làm tròn và xác định bởi trung bình trong khung thời gian được liệt kê và biểu đồ là giá dầu WTIC.

Theo SRSrocco Report, tỷ lệ vàng dầu trung bình trong giai đoạn 2000-2014 là 12. Điều này nghĩa là, theo trung bình, một ounce vàng mua được khoảng 12 thùng dầu.

Xét trên bối cảnh lịch sử, vào năm 1976, sau cú sốc dầu đầu tiên trong năm 1973, dầu là ở ngưỡng 12,80 USD/thùng và vàng là khoảng $124/oz, xác lập một tỷ lệ 9.7. Trong năm 1986, giá vàng trung bình là khoảng $368/oz trong khi giá dầu giảm xuống mức 14 USD/thùng, tạo nên tỷ lệ 26,3.

Tại đỉnh cao của vàng trên mốc $1800/oz trong năm 2011, dầu ở ngưỡng khoảng 90 USD/thùng, xác lập một tỷ lệ 20. Lúc cao điểm, dầu đã từng tăng lên ngưỡng 140 USD/thùng trong năm 2008, vàng là khoảng $950/oz, với một tỷ lệ 6,8.

Theo quy tắc của ngón tay cái, dầu là tương đối đắt (và vàng là tương đối rẻ) khi tỷ lệ này dưới ngưỡng 9, và dầu là tương đối rẻ (và vàng là tương đối đắt) khi tỷ lệ này là trên 20.

Khi dầu giảm xuống dưới 55 USD / thùng cách đây vài ngày, tỷ lệ này đạt 22. Theo tiêu chuẩn lịch sử, dầu là rẻ hơn nhiều so với vàng.

Dưới đây là một danh sách mức giá đỉnh và đáy của vàng và dầu:

Dầu theo giá vàng: cần bao nhiêu thùng dầu để có thể được mua được một ounce vàng?

Năm 2000: Dầu 30 USD/thùng, vàng $275/oz

Tỷ lệ: 9,2

Năm 2006: Dầu 70 USD/thùng, vàng $600/oz

Tỷ lệ: 8,6

Năm 2008: 140 USD/thùng (ở đỉnh cao), vàng $950/oz

Tỷ lệ: 6,8

Năm 2011: Dầu 90 USD/thùng, vàng $1800/oz (ở đỉnh cao)

(lưu ý rằng dầu giao dịch trên ngưỡng 100 USD/thùng trước đó vào năm 2011)

Tỷ lệ: 20,0

Năm 2014 (quý 1): Dầu 105 USD/thùng, vàng $1300/oz

Tỷ lệ: 12,3

Năm 2014 (hiện tại): Dầu 55 USD/thùng, vàng $1200

Tỷ lệ: 21,8

Dưới đây là một biểu đồ vàng từ năm 2012 đến nay:
pic47c0c44ed27def2ea155654a5a5896bb.png

Biểu đồ vàng tuần 2012 – nay
Dưới đây là một biểu đồ đầu WTIC từ năm 2012 đến nay:

piccec97ba02c2cf59c762fdbe0eefc5a08.png


Biểu đồ dầu tuần từ 2012 tới nay

Và đây là một biểu đồ tỷ lệ vàng – dầu từ năm 2012 đến nay:
pic22074bc4fc343dd74a2bd0802fb2556c.png

Biểu đồ tuần tỷ lệ vàng – dầu từ năm 2012 tới nay

Khi tỷ lệ vàng dầu vượt 25 ba thập kỷ trước đây, thời kỳ đó nhu cầu tăng từ các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác, tỷ lệ này đã chỉ chạm 20 khi vàng được giao dịch trên $1800/ounce.

Dựa trên tỷ lệ vàng dầu trong lịch sử, dầu hiện nay giá dầu so với vàng đang rất rẻ. Có thể dầu giảm hơn nữa? Tất nhiên. Vàng có thể đi lên hay xuống? Tất nhiên. Có rất nhiều yếu tố lớn ảnh hưởng đến tỷ lệ này, và diễn biến thị trường chỉ có thể chờ mới biết được.
 
Exness.com: Vàng vẫn sẽ là tài sản đầu tư tối ưu trong bối cảnh kinh tế khó khăn


00120065-0000-0000-0000-000000000000_00000065-0763-0000-0000-000000000000_20131001235611_Gold-Coins-Ingots-Newspaper-300-001CA310.jpg

Khi thị trường vốn tăng trưởng chậm lại, các ngân hàng sẽ lâm vào cảnh “trì trệ tín dụng” và nhiều khoản nợ bị đổ bể; các khoản nợ mặc định cuối cùng sẽ dẫn nền kinh tế đến tình trạng suy thoái, hoặc giảm phát, hoặc nặng hơn nữa là khủng hoảng giảm phát.

Giảm phát trầm trọng là một hiện tượng tiền tệ gây tử vong cho nền kinh tế do dòng chảy tín dụng và khoản nợ không đủ để thị trường vốn tự duy trì trong dài hạn. Tình trạng này xuất hiện sau khi một bong bóng đầu cơ bị vỡ, điển hình là vỡ bong bóng thị trường chứng khoán Mỹ 1928 dẫn tới đại khủng hoảng (Đại suy thoái) toàn cầu 1929 – 1933.

money_in_the_system_1920_1940.jpg


Trong suốt chiều dài lịch sử, vàng và bạc luôn được coi là thứ cung cấp sự an toàn khi nền kinh tế trở nên hỗn loạn. Hiện nay cũng chắc chắn không phải là một ngoại lệ. Chỉ có khác một điều là sự phản ứng của chính phủ và các ngân hàng dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống kinh tế hiện tại.

Trong bối cảnh của cuộc Đại suy thoái, khi Mỹ thông qua Luật Dự trữ vàng năm 1934, quy định việc cấm người dân Mỹ sở hữu vàng, buộc nền kinh tế này phải giữ sự giàu có của mình bằng vàng thay vì đầu tư vào các tài sản tư bản khác.

Luật Dự trữ vàng không cho phép người dân sở hữu vàng hợp pháp, buộc các cá nhân phải bán cho Kho bạc, sau đó vàng được lưu trữ trong Cục Dự trữ Vàng Hoa Kỳ tại Fort Knox và các địa điểm khác. Đạo luật này cũng thay đổi mệnh giá vàng từ 20,67 USD cho mỗi ounce lên 35 USD mỗi oucne. Sau đó, các quốc gia khác đã tới Mỹ để mua vàng ồ ạt, dẫn tới Mỹ không còn vàng để bán, đồng nội tệ Mỹ mất giá, cuối cùng, luật này được chính quyền Mỹ dỡ bỏ.

Mục tiêu thúc đẩy lạm phát tại nền kinh tế hiên nay không khác là bao so với nền kinh tế này hồi những năm 1930. Sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng năm 1934 – 1937 chỉ là danh nghĩa bởi vì năm 1938, áp lực giảm phát mạnh mẽ đã gây cho nền kinh tế Mỹ và thế giới chìm trong những ngày khó khăn trong suốt thập kỉ đó.

CPI_1922_1940.jpg


Sự mất giá của đồng USD so với vàng khi Luật dự trữ vàng ban hành đã không giúp giảm áp lực giảm phát cuối năm 1930, nó chỉ làm gia tăng thêm lượng vàng vào nước Mỹ sau năm 1934 do người nước ngoài bán vàng cho Kho bạc Mỹ để ăn chênh lệch giá 70%.

US_Gold_Reserves_1930_today.jpg

Trong năm 1944, dòng chảy vàng vào Mỹ lớn chưa từng có khi chính phủ cho phép đồng đô la chuyển đổi hoàn toàn sang vàng, cuối cùng, chính thức đưa đồng đô la Mỹ trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới tại Bretton-Woods. Tuy nhiên, do chi tiêu quân sự quá mức, Mỹ đã chi vượt mức ngân sách, cho tới năm 1970, Mỹ đã buộc phải đình chỉ việc ủng hộ vàng bằng đồng đô la Mỹ trong năm 1971.

Khi Mỹ chấm dứt việc chuyển đổi vàng bởi đồng đô la, Mỹ cũng loại bỏ các quy định hà khắc đối với ngành ngân hàng (mà trước đây gắn liền với việc tạo ra tiền để dự trữ vàng). Chính phủ Mỹ hiện nay cho phép các ngân hàng tự do in tiền và tạo ra tín dụng không có giới hạn.
US_Money_Supply_1959_2010.jpg

Mối liên kết cuối cùng giữa đồng USD và vàng đã bị phá vỡ. Đồng đô la đã trở thành một tài sản không có gì nhiều hơn một loại tiền tệ định danh và Cục dự trữ Liên bang sau đó tự do tiếp tục mở rộng tiền tệ theo ý muốn. Kết quả … là một vụ nổ khổng lồ của nợ. – trích lời ông John Exter trong cuốn Gold Wars, Ferdinand Lips, Foundation for the Advancement of Monetary Education, New York, 2001.

federal_debt_after_gold_standard_1966_2013.jpg


Vàng và mối nguy giảm phát

Hiện nay, thế giới cũng đang đứng trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng giảm phát, thậm chí còn lớn hơn Đại suy thoái năm 1930. Tuy nhiên, các chính phủ và các ngân hàng đang góp chung sức để che giấu sự thật với công chúng nhằm bảo vệ tài sản khổng lồ của họ và quyền lực đạt được thông qua việc sử dụng tiền giấy và sử dụng đòn bẩy nợ.

Đương nhiên, xu hướng giảm phát mạnh mẽ được tạo ra bởi sự sụp đổ bong bóng đầu cơ- thậm chí lớn hơn bong bóng Nikkei hồi 1990, bong bóng dot.com năm 2000, bong bóng bất động sản năm Mỹ 2008… và, cũng giống như trong năm 1930, tốc độ lưu thông của tiền bây giờ trong thị trường vốn quá thấp và không còn khả năng tự duy trì.

Velocity_M2_1960_2014.jpg


Nếu các nhà đầu tư hiện nay biết rằng vàng không chỉ cung cấp sự an toàn mà nó còn đem lại khoản lợi nhuận không nhỏ trong thời gian hỗn loạn kinh tế thì họ thực sự là những người thông minh.

Nhưng hầu hết các nhà đầu tư đã không biết và không mua!
 
Exness.com là sàn vàng à ? Uy tín không thế các bác ?
Hi bác, bác có thể tham khảo thông tin tại website của Exness nhé https://www.exness.com/intl/vi/ , có hỗ trợ tiếng Việt đó bác. Nói chung thì cũng có nhiều sàn úy tín, tuy nhiên bác hoàn toàn có thể mở tài khoản demo hoặc tài khoản Cent hoặc mini không giới hạn tiền nạp vào, bác thích nạp $1 hay $10 cũng được, đòn bầy 1:2000 trade thoải mái :D
 
Exness.com: Vàng đuối sức khi dầu trượt và EUR giảm

Giá vàng gần như đi ngang trong ngày thứ Năm và khép phiên dưới 1,200 USD/oz khi lực hỗ trợ từ lời cam kết của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dần suy yếu.

Hợp đồng vàng giao tháng 2 trên bộ phận Comex của sàn Nymex nhích 30 xu (tương ứng gần 0.1%) lên 1,194.80 USD/oz. Hợp đồng bạc giao tháng 3 gần như không thay đổi và khép phiên tại 15.93 USD/oz.

Trong khi đó, có thời điểm trong ngày thứ Năm, hợp đồng vàng giao ngay tăng mạnh 1.8% lên 1,209.46 USD/oz.

Trong ngày, đồng rúp tiếp tục phục hồi sau đà bán tháo mạnh đầu tuần khi Tổng thống Nga Putin trấn an rằng đồng tiền này sẽ ổn định trở lại và những khó khăn của nền kinh tế sẽ đi qua.

Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 1 giảm 2.40 USD/oz (tương ứng 0.2%) còn 1,197.10 USD/oz. Hợp đồng đồng giao tháng 3 lùi 2 xu (tương ứng 0.8%) xuống 2.85 USD/lb.

Tuy nhiên, hợp đồng palađi giao tháng 3 tăng 12.90 USD/oz (tương ứng 1.7%) lên 792.15 USD/oz.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua
gia-vang-gia-bac-1912.gif

Nguồn: Kitco
 
Exness.com: Vàng vẫn đang thiết lập cơ sở tăng giá

Nhiều nhà phân tích vẫn tin rằng vàng vẫn đang trong một đà tăng lớn hơn nhiều…

Vàng vẫn dang duy trì xu hướng đi lên liên tục từ mức thấp hồi đầu Tháng 11 của mình. Kết quả cuộc bỏ phiếu vàng tại Thụy Sĩ đã được dự kiến trước, vì vậy, thị trường đã không cảm thấy ngạc nhiên khi giá hồi phục trở lại sau khi chứng kiến một cú lao dốc mạnh mẽ. Nhiều nhà phân tích vẫn tin rằng vàng vẫn đang trong một đà tăng lớn hơn nhiều, vậy, hãy xem quý kim đang được đặt trong bối cảnh nào.

gold-18-1.png

Biểu đồ vàng ngày

Chúng ta có thể thấy vàng đã thiết lập một mô hình giá với các ngưỡng cao – cao hơn và thấp – cao hơn; đây là tín hiệu cho thấy xu hướng tăng đang chờ vàng phía trước. Đây chỉ là biểu đồ hàng ngày cho nên chúng ta không thể khẳng định hoàn toàn chắc chắn xu hướng thị trường trong tương lai, tuy nhiên, xu hướng lớn hơn thường bắt nguồn từ những yếu tố nhỏ.

Dải Bollinger Bands cho thấy vàng giao dịch giá tốt ngoài dải dưới sau cuộc trưng cầu dân ý về tại Thụy Sĩ. Diễn biến giá là phù hợp với với việc hình thành mức thấp ổn định. Giá vàng sau đó giao dịch tiến lên phía dải trên, nhưng sau đó thoái lui và hiện tại thì dải dưới lại nằm trong tầm ngắm của họ một lần nữa. Nếu vàng có thể dịch chuyển xuống phía dưới dải dưới một lần nữa thì đây là tín hiệu tốt phát đi xu hướng tăng.

Cần nói thêm rằng các ngưỡng Fibonacci retracement đã tăng trở lại từ ngưỡng thấp tháng 11. Ngưỡng này rơi về mức thấp sau cuộc trưng cầu dân ý về vàng tại Thụy Sĩ quanh mức 88,6%, quan điểm kĩ thuật ủng hộ mức thấp tiếp theo là 76,4% tại $1157.

Các chỉ số sức mạnh liên quan (RSI) và chỉ số Stochastic đều trở lại xung quanh vùng quá bán, như vậy, có lẽ một mức thấp mới sẽ xuất hiện không còn quá xa.

gold-18-2.png

Vàng biểu đồ tuần

Chỉ số RSI đang phản ánh mô hình giá với các ngưỡng cao – cao hơn và thấp – cao hơn, đồng thời, chỉ báo Stochastic đang có xu hướng tăng lên báo hiệu xu hướng khả quan sắp tới.

Giá vàng hiện vẫn đang xoay quanh mức đáy ba vùng $1180, một vài nhà phân tích cho rằng diễn biến giá cần chạm lại vùng thấp này một lần nữa trước khi xây dựng tiềm năng tăng tốt trong tương lai.

Đường tín hiệu Parabolic Stop and Reverse (Psar) hiện nay cũng đang phát đi xu hướng tăng sau khi xuất hiện tín hiệu đảo chiều tuần trước. Như thường lệ, sự kiện này thường xuất hiện sau khi giá chạm mức thấp và kiểm tra vùng hỗ trợ.

Xu hướng giảm dự kiến sẽ còn xuất hiện trong tuần tới và thiết lập hỗ trợ cho xu hướng tăng tiếp theo của thị trường. Thị trường sẽ nhắm tới ngưỡng cao hồi tháng 10 là $1254.

Trong khi đó, nếu vàng giảm xuống vùng $1132 thì xu hướng giảm tồi tệ hơn có thể xuất hiện, nhưng kịch bản này có vẻ không khả thi.

Đà tăng giá dường như được thiết lập trên các cơ sở có tính kĩ thuật nên nhiều khả năng quý kim sẽ có những bàn đạp cho cho xu hướng giá lên trong tương lai gần.
 
Exness.com: Tại sao Nga sẽ không bán vàng để giải quyết cuộc khủng hoảng đồng rúp?

Trái ngược với những tin đồn của thị trường, Nga chỉ mua thêm nhằm gia tăng dự trữ vàng của mình trong vòng hai tháng qua…

Sau chuỗi giảm mạnh những ngày qua của đồng rúp Nga, thị trường vàng đã tràn ngập suy đoán rằng nước này sẽ bán ra một lượng lớn vàng dự trữ của mình để có lại đồng USD và chống đỡ sự sụt giá của đồng nội tệ. Những lo lắng trên bây giờ dường như ngày càng ít đi sau dữ liệu cho thấy rằng nước Nga, đã leo lên vị trí thứ 5 về dự trữ vàng lớn nhất thế giới, tiếp tục mua thêm vàng cho kho dự trữ của họ.

Vào cuối tháng 9/2014, đất nước Nga có khoảng 1150 tấn vàng dự trữ, tăng 13% theo tỷ lệ hàng năm, dẫn số liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC). Kể từ đó, quốc gia này tiếp tục mua thêm vàng dự trữ và cuối ngày thứ Sáu 19/12, Ngân hàng Trung ương Nga thông báo rằng tổng số vàng nắm giữ của họ hiện là 1888 tấn, mức cao nhất kể từ ít nhất là năm 1993. Dữ liệu tiếp theo sẽ được công bố vào tháng 1 năm 2015.

“Do đó, ngay lúc này, chúng tôi không nghĩ rằng Nga sẽ bán vàng từ dự trữ của họ!”, dẫn lời một nhà phân tích kim loại quý cho biết.

Đồng rúp đã giảm đều đặn kể từ đầu tháng 11 và sụp đổ hồi đầu tháng 12 này sau đà giảm ngoạn mục của giá dầu thô xuống mức thấp 5 năm. Nga, nước đang phải đối mặt với lệnh trừng phạt các quốc gia phương Tây trong việc nhúng tay vào Ukraine, vẫn luôn phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu dầu thô để có tiền chi trả cho các nhu cầu nhập khẩu của mình.

Tuy nhiên, bán vàng từ kho dự trữ dường như không giúp Nga giải quyết được vấn đề này.

“Trong bối cảnh hiện nay, giá trị trữ lượng vàng mà Nga có chỉ khoảng 44 tỷ USD – khoản tiền này không thực hữu ích để đáp ứng tổng nợ nước ngoài của 715 tỷ USD mà Nga đang phải đối mặt!” nhà phân tích cho biết.

Tổng dự trữ ngoại hối của Nga, bao gồm cả tiền tệ, sụt giảm tới 9,7 tỷ USD trong Tháng 11, xuống còn 418,9 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2009. Dự trữ ngoại hối của Nga, bao gồm vàng là 511 tỷ USD vào đầu năm 2014.

Tuy nhiên, T Gnansekar, giám đốc hãng tư vấn rủi ro Commtrendz, không loại trừ khả năng Nga bán vàng, nhưng nói ông rằng: “Nga có nhiều lựa chọn khác trước khi đi theo con đường vàng.”

Vàng thường là tài sản cuối cùng được bán từ kho dự trữ vì nó là tài sản có tính ổn định, cũng như một tài sản có giá trị, đặc biệt là khi đồng tiền là dễ bị tổn thương, như đồng rúp giờ.

Hơn thế nữa, động thái bán vàng từ kho dự trữ để chống chọi lại các cuộc khủng hoảng không phải là một hiện tượng phổ biến. Ấn Độ đã sử dụng vàng của mình để giải quyết khủng hoảng thanh toán vào năm 1990, nhưng chỉ thế chấp nó và sau đó vàng được thu về khi nền kinh tế đã ổn định và cuộc khủng hoảng tiền tệ đã được giải quyết.

Trong khi đó giá vàng thế giới nhiều khả năng vẫn chưa ổn định; Gnansekar cảnh báo rằng giá vàng có thể có sẽ thực sự biến động trong những tới vì ngày lễ và khối lượng giao dịch nhỏ.
 
Exness.com: Vàng rớt mốc 1,180 USD/oz

Giá vàng không thể giữ được đà tăng hôm thứ Sáu và giảm sâu xuống dưới 1,200 USD/oz trong ngày thứ Hai.

gia-vang-rot-moc-1,180-usd-oz_1036575.jpg

Hợp đồng vàng giao tháng 2 trên bộ phận Comex của sàn Nymex giảm mạnh 16.20 USD/oz (tương ứng 1.4%) còn 1,179.80 USD/oz. Giá vàng tăng cùng với giá dầu vào đầu phiên, tuy nhiên sự đảo chiều đã xuất hiện vào gần giữa phiên. Giá dầu thô giảm sàn trong khi chứng khoán Mỹ tăng mạnh với giao dịch thưa thớt trước Lễ Giáng sinh.

Hợp đồng vàng giao ngay giảm 1.3% xuống 1,179.80 USD/oz. Hợp đồng này đánh mất khoảng 2% trong tuần trước do đồng USD mạnh và kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất. Hợp đồng bạc giao tháng 3 hạ 32.4 xu (tương ứng 2.1%) còn 15.688 USD/oz.

Cả hai kim loại quý đều kết thúc tuần trước với mức giảm mạnh, vàng mất 2.2% trong khi bạc sụt 6%. Các nhà phân tích cho rằng, sự sụt giảm của kim loại quý xuất phát từ đà lao dốc gần đây của giá dầu và sự leo thang của đồng USD. Dầu là hàng hóa được giao dịch nhiều nhất trên thế giới nên các hàng hóa khác có thể dịch chuyển cùng hướng với nhiên liệu này.

Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 1 giảm 14.90 USD (tương ứng 1.2%) xuống 1,182.10 USD/oz trong khi hợp đồng palađi giao tháng 3 tăng 10.15 USD (tương ứng 1.3%) lên 815.25 USD/oz.Hợp đồng đồng giao tháng 3 giảm 1.2 xu đóng cửa tại 2.8748 USD/lb.

Thị trường hàng hóa sẽ đóng cửa sớm vào đêm 24/12 và nghỉ giao dịch vào ngày Giáng sinh 25/12.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua
gia-vang-gia-bac-2312.gif

Nguồn: Kitco
 
Exness.com: Dự trữ vàng của Liên bang Nga đạt đỉnh điểm trong 20 năm qua

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, Hãng tin Bloomberg trích dẫn số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết dự trữ vàng của Liên bang Nga trong tháng 11 năm nay đã tăng thêm 19 tấn, đạt con số 1.187,5 tấn.

du-tru-vang-cua-lien-bang-nga_1341235.jpg

(Nguồn: daypic.ru)

Đây là chỉ số dự trữ vàng cao nhất của nước này trong 20 năm qua.

Nga đã nhập khẩu vàng suốt 8 tháng nay để tận dụng mức giá thấp. Kể từ đầu năm nay, giá vàng đã giảm 1,9%.

Theo IMF, từ năm 2005 Nga đã tăng gấp 3 lần lượng vàng dự trữ.

Nhìn chung, các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng tăng lượng dự trữ kim loại quý này và con số của năm nay có thể đạt tới 400-500 tấn.

Trước đó, các ngân hàng trung ương đã bán vàng lần đầu tiên trong vòng 20 năm.
 
Exness.com: Vàng xuống 1,178 USD/oz sau số liệu GDP bất ngờ lạc quan của Mỹ

Giá vàng giảm với giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ Giáng sinh khi dữ liệu về đà tăng trưởng đột biến của nền kinh tế Mỹ trong quý 3 đã đẩy đồng USD tăng giá và hàng hóa tính bằng đồng bạc xanh trở lên đắt hơn với khách nước ngoài.

vang-giam-gdp-lac-quan-my_948473.jpg

Hợp đồng vàng giao tháng 2 trên bộ phận Comex của sàn Nymex giảm nhẹ 1.80 USD/oz (tương ứng 0.2%) còn 1,178.00 USD/oz. Trong tuần này, giá vàng đã giảm 18 USD/oz, tương ứng 1.5%.

Hợp đồng vàng giao ngay ít thay đổi tại mức 1,174 USD/oz sau khi tăng lên mức cao nhất trong phiên tại 1,185 USD/oz. Hợp đồng này đã mất gần 2% vào thứ Hai vừa qua xuống 1,170.17 USD/oz, mức thấp nhất kể từ ngày 01/12.

Giá vàng giao dịch với biên độ hẹp trong phiên. Tuy nhiên, kim loại quý bắt đầu giảm mạnh hơn khi đồng USD tăng giá trở lại sau số liệu chính thức được Bộ Thương mại Mỹ công bố vào sáng ngày thứ Ba cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng đột biến 5% trong quý 3/2014, mức cao nhất trong 11 năm trở lại đây.

Hợp đồng bạc giao tháng 3 tăng gần 8 xu (tương ứng 0.5%) lên 15.87 USD/oz.

Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 1 tăng 9.6 USD/oz (tương ứng 0.8%) lên 1,191.70 USD/oz. Tuy nhiên, hợp đồng palađi giao tháng 3 hạ 1.2 USD/oz (tương ứng 0.1%) còn 814.05 USD/oz. Hợp đồng đồng giao tháng 3 giảm gần 1 xu và đóng cửa tại 2.87 USD/lb.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua
gia-vang-gia-bac-2412.gif

Nguồn: Kitco
 
Exness.com: Vàng xuống dưới 1,175 USD/oz trong tuần nghỉ lễ

Giá vàng tiếp tục giảm trong ngày thứ Tư, kéo dài chuỗi ngày điều chỉnh do ảnh hưởng từ đã tăng trưởng đột biến của kinh tế Mỹ.

gia-vang-giam-tuan-nghi-le_1049701.jpg

Hợp đồng vàng giao tháng 2 trên bộ phận Comex của sàn Nymex giảm 4.50 USD/oz (tương ứng 0.4%) còn 1,173.50 USD/oz. Kim loại quý đã mất 1.9% trong tuần giao dịch ngắn hơn thường lệ do kỳ nghỉ lễ sau đợt bán tháo vào hôm thứ Hai.

Hợp đồng vàng giao ngay giảm nhẹ còn 1,175 USD/oz do tác động từ số liệu thương mại không như dự báo của Mỹ.

Hợp đồng bạc giao tháng 3 lùi gần 6 xu (tương ứng 0.4%) còn 15.71 USD/oz.

Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 1 giảm 60 xu (tương ứng gần 0.1%) còn 1,191.10 USD/oz. Hợp đồng palađi giao tháng 3 hạ 6.25 USD (tương ứng 0.8%) còn 807.80 USD/oz.

Hợp đồng đồng giao tháng 3 giảm gần 1 xu (tương đương 0.4%) và đóng cửa tại 2.85 USD/lb.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua

gia-vang-gia-bac-2512.gif

Nguồn: Kitco
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
421,427
Messages
7,110,290
Members
173,594
Latest member
Idappleaddci

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom