Tin tức vàng update

Exness.com: Vàng hồi phục sau kì nghỉ lễ Giáng sinh

Trên thị trường châu Á sáng nay, giá vàng thế giới tăng trở lại trên ngưỡng $1180/oz sau khi nghỉ lễ Giáng sinh (25/12). Tuy vậy, kim loại quý vẫn đang đối diện với tuần giảm thứ hai liên tiếp.

Cập nhật lúc 10h25 giờ Singapore (tương đương 9h25 giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng tại $1184,19/oz – cao hơn mức thấp 3 tuần tại $1170,17.

Tuần này, giá vàng chịu áp lực bởi thông tin nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ấn tượng. GDP Mỹ quý III tăng tới 5%, cao hơn nhiều so với dự báo 3,9% trước đó. Hơn thế nữa, thị trường lao động nước này với số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm tuần thứ tư liên tiếp cho thấy Cục dự trữ Liên bang đã có khá nhiều cơ sở vững chắc để sớm nâng lãi suất trong thời gian tới. Vàng đã được hưởng lợi rất nhiều trong môi trường lãi suất thấp sau khủng hoảng kinh tế, từng chạm ngưỡng $1900 năm 2011.

Tăng trưởng kinh tế khả quan cũng là nhân tố giúp cho thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD thể hiện vị thế. Chứng khoán Mỹ liên tiếp lập đỉnh và đồng USD ở mức cao so với các đồng tiền chính đã khiến cho vị thế đầu tư của vàng bị lu mờ.

Ngoài ra, dự cảm đầu tư trên thị trường cũng không được lạc quan khi mà quỹ tín thác vàng hàng đầu thế giới liên tục bán ra. Lượng vàng nắm giữ của SPDR hôm 24/12 giảm 1,6%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 6/2013, xuống 712,9 tấn, thấp nhất kể từ tháng 9/2008.
26 12 2014



Diễn biến giá vàng thế giới giao ngay trên Kitco, đường màu xanh lá cây, điểm cuối là lúc 9:34 giờ Việt Nam
 
Mới ăn cú ~$420 với XAUUSD hôm nay :D
Ngon thế bác, bác có thông tin gì chia sẻ cho anh em ở đây với nhé :)
 
Exness.com: Vàng nhảy mạnh hơn 20 USD, rút ngắn đà giảm cả tuần

Giá vàng tăng mạnh trong ngày thứ Sáu, giúp kim loại quý kết thúc tuần với mức giảm chỉ 0.04%.

vang-nhay-manh-20-usd-oz_139184.jpg

Hợp đồng vàng giao tháng 2 trên bộ phận Comex của sàn Nymex tăng mạnh 22.10 USD/oz (tương ứng 1.88%) lên 1,196.30 USD/oz. Tuy vậy, tính chung cả tuần, giá vàng vẫn mất 0.04% sau đợt bán tháo mạnh hôm thứ Hai.

Hợp đồng vàng giao ngay cũng tăng mạnh 2.1% lên mức cao nhất trong phiên tại 1,199 USD/oz vào đầu giờ giao dịch và đóng cửa với mức tăng 1.8% lên 1,194.21 USD/oz. Hợp đồng giao ngay đã phục hồi mạnh sau khi chạm mức thấp nhất trong 3 tuần tại 1,170.17 USD/oz vào thứ Hai vừa qua.

Hợp đồng bạc giao tháng 3 tăng 43 xu (tương ứng 2.7%) lên 16.14 USD/oz.

Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 1 tăng mạnh 27.30 USD (tương ứng 2.29%) lên 1,218.40 USD/oz. Hợp đồng palađi giao tháng 3 nhận 10.15 USD (tương ứng 1.26%) lên 817.95 USD/oz.

Tuy nhiên, hợp đồng đồng giao tháng 3 giảm 4 xu đóng cửa tại 2.81 USD/lb.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua
gia-vang-gia-bac-2712.gif

Nguồn: Kitco
 
Exness.com: Vàng và bạc đồng loạt sụt giảm khi USD tăng

Giá vàng đã rút lui trở lại trong ngày thứ Hai sau biến động dữ dội trong tuần Giáng sinh vừa qua.

vang-bac-dong-loat-sut-giam-usd-tang_910602.jpg

Hợp đồng vàng giao tháng 2 trên bộ phận Comex của sàn Nymex rớt 13.40 USD/oz (tương ứng 1.1%) còn 1,181.90 USD/oz. Giá vàng tăng mạnh phiên cuối tuần trước nhưng vẫn kết tuần với mức giảm nhẹ 0.04% do đà bán tháo mạnh các phiên trước đó.

Hợp đồng vàng giao ngay hạ 1.1% còn 1,181.16 USD/oz sau khi tăng 1.8% trong ngày thứ Sáu.

Hợp đồng bạc giao tháng 3 cũng trượt dài gần 37 xu (tương ứng 2.3%) xuống 15.78 USD/oz.

Đồng USD cũng phục hồi sau đà giảm vào đầu phiên và tăng so với một giỏ bao gồm các đồng tiền chủ chốt.

Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 4 giảm 17.20 USD/oz (tương ứng 1.4%) xuống 1,202.70 USD/oz. Hợp đồng palađi giao tháng 3 mất 6.60 USD/oz (tương ứng 0.8%) còn 812 USD/oz.

Hợp đồng đồng giao tháng 3 hạ gần 1 xu và khép phiên tại 2.82 USD/lb. Thời gian gần đây, giá đồng đã rớt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2010.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua
gia-vang-gia-bac-3012.gif

Nguồn: Kitco
 
Exness.com: Mô hình 3 góc dự kiến sẽ mở ra xu hướng thị trường vàng trong năm 2015

Trong suốt năm 2014, vàng là một trong những tài sản thể hiện tồi tệ nhất trong những khoản đầu tư mà bạn có thể nắm giữ. Sau khi đạt mức cao gần $1400 trong quý đầu tiên của năm, vàng đã không thể làm gì hơn nữa, quý kim nhanh chóng giảm và hiện đang duy trì ổn định dưới ngưỡng $1200.

Đã không ít người đã cho rằng Chương trình nới lỏng định lượng QE của Cục dự trữ Liên bang sẽ kích hoạt lạm phát và khiến cho lạm phát không kiểm soát được, trong môi trường đó vàng sẽ là tài sản đầu tư được lên ngôi. Tuy nhiên, sự thực lại không như vậy, lạm phát vẫn ở mức thấp và thậm chí là rất thấp. Khi chỉ còn rất ít thời gian nữa là bước sang năm mới 2015, hãy cùng xem các nhà đầu tư vàng chuẩn bị gì cho mình để có cảm giác nhẹ nhõm hơn sau một năm nhiều khó khăn.

Cú “sút bóng” theo cả hai hướng (như biểu đồ bên dưới) có thể diễn ra rất nhanh trong năm tới bởi vàng tự bản thân đã khóa mình trong mô hình 3 góc suốt một thời gian dài trước đây. Kể từ khi vàng thiết lập mức giá thấp hồi đầu tháng 11, vàng đã từ từ từng bước hồi phục trở lại, tuy nhiên, thị trường lại đánh mất động lực tăng hồi giữa tháng 12. Vị trí hợp lưu (cắt nhau) của đường xu hướng tăng và đường xu hướng giảm càng ngày càng gần nhau và có xu hướng thoát ra khỏi mô hình 3 góc hiện tại. Nếu vàng có thể vượt ra theo xu hướng tăng hoặc giảm thì rất có thể đó là giai điệu của thị trường trong năm 2015 tới.

picc74eb57ebabc5d156310071146c65ccc.png

Gold
 
Exness.com: Giá vàng bật mạnh lên trên 1,200 USD/oz

Giá vàng tăng mạnh lên trên 1,200 USD/oz trong phiên giao dịch áp chót của năm 2014. Các chuyên viên phân tích dự báo giá vàng có thể đạt mốc 1,250 USD/oz vào năm tới.

Hợp đồng vàng giao tháng 2 trên bộ phận Comex của sàn Nymex tăng mạnh 18.50 USD/oz (tương ứng 1.6%) lên 1,200.40 USD/oz. Kim loại quý đã tăng 0.4% trong tuần này, tuy nhiên vẫn cần một lực đẩy nhẹ vào ngày thứ Tư tới để giá vàng có thể bù đắp được sự giảm giá trong năm nay. Theo số liệu của FactSet, từ đầu năm đến nay, giá vàng đã giảm 0.2% so với mức đóng cửa 1,202.30 USD/oz ngày 31/12/2013.

Hợp đồng vàng giao ngay cũng tăng mạnh 1.8% lên 1,204 USD/oz.

Hợp đồng bạc giao tháng 3 nhảy vọt 50 xu (tương ứng 3.2%) lên 16.28 USD/oz.

Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 4 tăng mạnh 16.60 USD (tương ứng 1.40%) lên 1,219.30 USD/oz. Tuy nhiên, hợp đồng palađi giao tháng 3 giảm 7.80 USD (tương ứng 1%) còn 804.20 USD/oz.

Hợp đồng đồng giao tháng 3 tăng 3 xu (tương ứng 1.1%) đóng cửa tại 2.86 USD/lb. Giá đồng trong thời gian gần đây đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 06/2010.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua
gia-vang-gia-bac-3112.gif

Nguồn: Kitco
 
Exness.com: Câu chuyện hay

Jim Cramer: Vàng là một phần không thể thiếu của danh mục đầu tư

130109050127-gold-bars-monster1-300x336.jpg

Bài viết nói về quan điểm cá nhân của ông Jim Cramer – chuyên gia đầu tư, nhà quản lý quỹ, và cũng là người dẫn chương trình “Mad Money” trên đài truyền hình CNBC. Ông cũng là nhà đồng sáng lập của trang web tài chính nổi tiếng TheStreet.

Chỉ còn rất ít thời gian nữa thôi là chúng ta bước sang năm mới, tuy nhiên, hãy cùng tìm hiểu những gì mà ông Jim Cramer đang dạy các nhà đầu tư về một cách mới để đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ. Phương pháp xưa cũ lựa chọn cổ phiếu trong từng lĩnh vực sẽ không còn bảo vệ tốt danh mục đầu tư của bạn nữa.

Thay vào đó, Cramer đã tạo ra năm thùng cổ phiếu sẽ bảo vệ danh mục đầu tư trong khi lợi nhuận đạt được là tối đa. Ông nghĩ rằng mỗi homegamer nên có không quá 10 đến 15 cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu có lợi tức cao, cổ phiếu tăng trưởng, cổ phiếu đầu cơ, cổ phiếu có khả năng sống sót tốt trong môi trường địa chính trị và vàng.

Vâng, đúng thế. Vàng dù cũ vẫn tốt.

Vàng mang lại một yếu tố đặc biệt khi đi vào mỗi một danh mục đầu tư, bởi vì nó khác với tất cả các kim loại khác. Tuy nhiên, Cramer cảnh báo rằng không nên đầu tư quá nhiều, hoặc vượt lên trên 20% vàng trong danh mục đầu tư của nhà đầu tư. Đó là quá nhiều.

“Tôi nghĩ rằng 10% là giới hạn trên bởi vì tôi coi vàng như một khoản bảo hiểm và không lý gì khoản bảo hiểm chiếm tới 20% số tiền bạn đã đầu tư”, người dẫn chương trình “Mad Money” cho biết.

Cramer khuyên dành một phần danh mục đầu tư bằng vàng vì nó có xu hướng đi lên khi mọi thứ khác đi xuống. Đó là khoản bảo hiểm của nhà đầu tư đối với các sự kiện địa chính trị, sự không chắc chắn của thế giới và lạm phát.

Điều này nghe có vẻ như một ý tưởng tồi bởi vì vàng đã không thể hiện được bất cứ điều gì có tính ngoạn mục trong một vài năm qua. Tuy nhiên, cũng giống như bạn sẽ không sở hữu một ngôi nhà hay xe ô tô nếu không có bảo hiểm, bạn không nên có một danh mục đầu tư mà không có vàng.

Bạn liệu có cảm thấy buồn khi khoản bảo hiểm của mình không tăng giá trị? Không. Vì vậy, đừng bao giờ chế nhạo vàng.

Sở hữu vàng không phải là bạn tìm tới một tài sản có tiềm năng tăng giá. Đó chính là cách bạn giảm thiểu rủi ro khi các tài sản đầu tư khác gặp khó.

Cách dễ nhất để thêm vàng vào danh mục đầu tư là thông qua một quỹ tín thác vàng ETF, và nổi bật nhất là bằng cổ phần tại SPDR Gold, với cổ phiếu là GLD. Các quỹ ETF này sở hữu các kim loại, và Cramer nghĩ đây chính là nơi tuyệt vời nhất để theo dõi giá của chúng.

“Bạn cũng có thể có khả năng gọi công ty môi giới và mua vàng trên thị trường vật chất, nhưng điều đó chỉ có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư, người có rất nhiều tiền và có thể đủ khả năng để mua vàng với số lượng lớn và trả tiền để lưu trữ nó trong một ngân hàng lưu ký.”, ông nói.

Với các quỹ tín thác, vấn đề không phải là bạn muốn tiếp xúc với một công ty nào đó, bạn cần nó. Đầu tư ở các quỹ tín thác cũng sẽ như một chính sách bảo hiểm cho một danh mục đầu tư, ai cũng nên có một chút.
 
Exness.com: Kinh tế toàn cầu trong năm 2014 qua sự biến động giá dầu

Năm 2014, bức tranh kinh tế toàn cầu bị tác động bởi giá dầu mỏ trên thị trường thế giới giảm mạnh.

Việc giá dầu mỏ giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 5 năm qua, có lúc ở mức 55 USD/thùng, đã gây thiệt hại đáng kể cho các nước xuất khẩu dầu mỏ, song cũng mang lại lợi ích không nhỏ cho những nước tiêu thụ nhiều năng lượng và nhập khẩu khối lượng lớn mặt hàng chiến lược này.

Theo một số nhà phân tích, việc giá dầu mỏ thế giới giảm hơn 50% trong vòng 6 tháng qua là do các hoạt động kinh tế yếu kém dẫn đến nhu cầu đối với mặt hàng này giảm.

Cùng với đó, Mỹ – quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới – cũng giảm đáng kể nguồn nhập khẩu khi trở thành một trong những nhà khai thác dầu lớn thế giới với sản lượng khoảng 300.000 thùng/ngày kể từ tháng 8 vừa qua.

Sau nhiều năm chỉ khai thác khoảng 200.000 thùng/ngày, Libya đã tăng sản lượng lên 700.000 thùng/ngày. Nguồn cung tăng mạnh, trong khi Trung Quốc – nền kinh tế thứ hai thế giới – và châu Âu đều tăng trưởng chậm kéo theo nhu cầu giảm, khiến giá dầu rơi tự do.

Trong khi đó, việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết định giữ nguyên sản lượng khai thác 30 triệu thùng/ngày càng khiến giá dầu không tăng trở lại.

Một số nhà lãnh đạo OPEC còn tỏ ra hài lòng với mức giá hiện nay bởi nó có thể kiềm chế tốc độ khai thác dầu đá phiến ở Mỹ, thậm chí làm cho hoạt động này phá sản và loại Mỹ ra khỏi sân chơi năng lượng thế giới với tư cách nhà xuất khẩu tiềm năng.

Một chuyên gia kinh tế của ngân hàng Citibank (Mỹ) đưa ra dự báo rằng với nguồn cung toàn cầu đã vượt quá nhu cầu khoảng 700.000 thùng/ngày, nguy cơ giá dầu thế giới giảm xuống mức 40 USD/thùng là khó tránh khỏi.

Mặc dù một số nhà phân tích cho rằng yếu tố cung-cầu và hoạt động kinh tế yếu là nguyên nhân khiến giá dầu giảm mạnh trong 6 tháng qua, song một số khác lại cho rằng giá mặt hàng chiến lược này giảm là nằm trong mưu đồ chính trị, chứ không chỉ là vấn đề kinh tế.

Thời điểm Nga bị phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine vào tháng 6/2014, đúng thời điểm giá dầu bắt đầu đi xuống.

Không chỉ tác động đến nền kinh tế Nga, giá dầu biến động mạnh còn khiến đồng ruble của “xứ sở Bạch Dương” mất giá thảm hại. Các nhà phân tích chỉ ra rằng hiếm có sự trùng hợp đến tình cờ như vậy khi giá dầu giảm cùng thời điểm các lệnh trừng phạt được áp đặt đối với Nga.

Giá dầu mỏ “lao dốc” không chỉ cho thấy sự yếu kém của nền kinh tế toàn cầu, mà còn tác động tới nền kinh tế các nước vốn phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ. Nga, quốc gia có tỷ trọng năng lượng chiếm chủ yếu trong nền kinh tế, đang điêu đứng vì giá dầu giảm mạnh.

Với dự toán ngân sách 2014 dựa trên mức giá dầu trung bình 117 USD/thùng và năm 2015 là 100 USD/thùng, dù Nga có nguồn dự trữ tài chính đáng kể và có thể chấp nhận thâm hụt ngân sách khi cần, việc giá dầu ở mức thấp như hiện nay có thể khiến Nga mất khoảng 2% GDP.

Giới chuyên gia nhận định giá dầu thấp còn có thể đẩy Moskva vào cuộc khủng hoảng xã hội bởi khi nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ chiếm đến hơn 50% ngân sách, chế độ an sinh xã hội sẽ bị tác động mạnh và điều đó có thể dẫn đến nguy cơ bất ổn xã hội.

Trung Đông cũng lao đao khi giá dầu giảm chóng mặt. Saudi Arabia – nước khai thác dầu mỏ lớn nhất trong OPEC – đã phải cắt giảm lương công chức trong năm 2015 do nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng mạnh vì giá dầu.

Mức thâm hụt ngân sách cũng có thể tăng từ 54 tỷ Riyal trong năm 2014 lên mức 145 tỷ Riyal (tương đương 39 tỷ USD) trong năm 2015.

Giá dầu giảm còn khiến thu ngân sách của Saudi Arabia trong năm tới có thể giảm 30%. Một số quốc gia thành viên khác trong OPEC cũng thừa nhận rằng không thể đảm bảo cân bằng ngân sách khi giá dầu giảm quá sâu.

Các nước như Quatar, Kuwait, Venezuela khẳng định chỉ có thể đảm bảo ngân sách khi giá dầu dao động từ 77-120 USD/thùng.

Tuy nhiên, giá dầu giảm cũng mang lại những lợi ích nhất định. Những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ việc giá dầu giảm là những nước tiêu thụ nhiều năng lượng và phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ.

Ngoài quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc cũng được hưởng lợi đáng kể do quốc gia này nhập khẩu tới 60% nhu cầu dầu mỏ.

Nhờ giá dầu thấp, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này có thể tận dụng được khoản tiền dôi ra để tăng cường dự trữ dầu mỏ. Một số nền kinh tế mới nổi khác như Ấn Độ, Indonesia,… cũng được hưởng lợi nhờ xu hướng này.

Ngoài việc giúp chính quyền giảm bớt trợ giá năng lượng, dỡ bỏ phần nào áp lực lớn đối với chi tiêu công, giá nhiên liệu rẻ hơn còn giúp giảm áp lực tài chính đối với những cơ sở chế tạo công nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ.

Đối với châu Âu, ngoài việc tạo ra “cú hích” cho những nhà nhập khẩu dầu mỏ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giá năng lượng thấp còn giúp giảm giá thành sản xuất cho các ngành công nghiệp cũng như giúp người tiêu dùng có thêm tiền, yếu tố rất thiết thực đối với các nước thuộc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), nơi tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức báo động.

Nhiều người cho rằng nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới sẽ tăng trong năm 2015, song còn lâu mới bằng mức dự đoán được đưa ra hồi đầu năm.

Trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản suy giảm hơn so với dự báo, tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm và kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) cũng chỉ tăng trưởng 0,2% trong quý 3/2014 và chưa thể khẳng định sẽ sớm tăng trở lại, giá dầu cũng vì thế mà khó có thể trở lại mức 100 USD/thùng./.
 
Exness.com: Vàng tăng 2 phiên liên tiếp năm 2015, bạc tiến 1.6%

Vàng tiếp tục tăng giá trong phiên giao dịch thứ hai của năm 2015 liên tiếp nhờ động lực từ dữ liệu kinh tế kém khả quan hơn hơn dự báo và trong lúc nhà đầu tư chờ đợi báo cáo việc làm tháng 12/2014 của Mỹ.

Hợp đồng vàng giao tháng 2 trên bộ phận Comex của sàn Nymex tăng 6 USD (tương ứng 0.5%) lên 1,192.30 USD/USD/oz, rút ngắn đà tăng mạnh vào đầu phiên với khối lượng cải thiện sau kỳ nghỉ lễ. Mặc dù tăng giá sau phiên giao dịch đầy biến động hôm thứ Sáu tuần trước nhưng kim loại quý cũng không thể ngăn chặn tuần giảm giá thứ 3 liên tiếp. Giá vàng tương lai đã kết thúc năm 2014 với mức giảm 1.5%.

Hợp đồng vàng giao ngay cũng tăng lên mức cao nhất trong phiên tại 1,201.30 USD/oz vào đầu ngày và đóng cửa với mức tăng 0.9% lên 1,199.70 USD/oz. Hợp đồng này đã rơi xuống mức giá thấp nhất trong một tháng tại 1,168.25 USD/oz vào hôm thứ Sáu, trước khi phục hồi nhờ sắc đỏ trên thị trường chứng khoán.

Hợp đồng bạc giao tháng 3 nhảy vọt 25 xu (tương ứng 1.6%) lên 16.02 USD/oz.

Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 4 tăng 1.5 USD lên 1,205.40 USD/oz. Hợp đồng palađi giao tháng 3 nhận 55 xu (tương ứng 0.1%) lên 795.75 USD/oz.

Ngược lại, hợp đồng đồng giao tháng 3 giảm 4 xu đóng cửa tại 2.78 USD/lb.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua

gia-vang-gia-bac-060115.gif

Nguồn: Kitco
 
xem cái này ở đâu vậy... e cũng định tích trữ vàng.. mà ko chiến thuật gì cả... :D
 
xem cái này ở đâu vậy... e cũng định tích trữ vàng.. mà ko chiến thuật gì cả... :D
Tích trữ vàng thì thấy vàng thấp tích trữ 10 năm bán chắc chắn lời :D. Bạn giỏi tiếng Anh ko mình gửi mấy web xem tin và phân tích về vàng, ngoại hối
 
Tích trữ vàng thì thấy vàng thấp tích trữ 10 năm bán chắc chắn lời :D. Bạn giỏi tiếng Anh ko mình gửi mấy web xem tin và phân tích về vàng, ngoại hối
tiếng anh thì dốt chứ mình giỏi gg dịch lắm :D
ngoài vàng ra ko bik tích cái gì đây.. tiền việt mất giá.... ngân hàng lãi lèo tèo :D
 
tiếng anh thì dốt chứ mình giỏi gg dịch lắm :D
ngoài vàng ra ko bik tích cái gì đây.. tiền việt mất giá.... ngân hàng lãi lèo tèo :D
hihi gg là hiểu dc rùi, tiền ít thì mua vàng cung dc, còn tiền nhiều thì thiếu gì cái đầu tư, ngân hàng giờ là phương án cuối cùng thôi. nếu đam mê đầu tư vàng và ngoại hối thì cũng là một kênh khá ok, nhưng bạn phải có kỷ luật chứ thị trường này rủi ro cao :D

ngày nào em cũng vào topic của bác xem giá vàng để xem giá rau muống ngoài chợ có tăng hay không mà đi mua ra muống :confused:
thế bác đầu tư rau muống sao rồi, bán rau muống ở mỹ mà trở thành đại gia là bình thường á :D
 
Exness.com: Vàng bật tăng hơn 15 USD và vượt mốc 1,200 USD/oz

Giá vàng đã tăng phiên thứ 3 liên tiếp từ đầu năm 2015 nhờ xu hướng tìm kiếm “nơi trú ẩn” an toàn của nhà đầu tư trong năm mới trước những bất ổn từ đà sụt giảm mạnh của giá dầu và tương lai của Hy Lạp tại Eurozone.

Hợp đồng vàng giao tháng 2 trên bộ phận Comex của sàn Nymex tăng mạnh 15.40 USD (tương ứng 1.3%) lên 1,219.40 USD/oz. Giá vàng tính bằng đồng Euro đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 09/2013, tương đương mức 1,024.21 EUR/oz.

Hợp đồng vàng giao ngay cũng tăng mạnh 1.1% lên 1,216.45 USD/oz, trước đó trong phiên giao dịch đã có thời điểm giá vàng chạm 1,222.40 USD/oz, mức cao nhất kể từ ngày 15/12/2014. Kim loại quý này đã tăng 1.3% vào ngày thứ Hai.

Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng bạc giao tháng 3 nhảy vọt 42 xu (tương ứng 2.6%) lên 16.64 USD/oz.

Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số S&P 500 đã giảm gần 3% kể từ đầu năm 2015 do nhà đầu tư ngày càng lo lắng trước đà sụt giảm mạnh của giá dầu thô trong thời gian qua và những bất ổn kinh tế từ Hy Lạp. Trong khi đó, giá vàng tương lai giao tháng 2 đã tăng 3% kể từ đầu năm.

Bất ổn chính trị tại Hy Lạp trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử vào ngày 25/01 đã khơi gợi nỗi lo sợ về nguy cơ nước này rút khỏi Eurozone. Thêm vào đó, tâm lý nhà đầu tư càng thêm bất ổn khi giá dầu liên tục lao xuống mức thấp nhất trong 5.5 năm trước mối lo lắng về tình trạng dư thừa nguồn cung ngày càng trầm trọng trên toàn cầu.

Lượng vàng đang nắm giữ tại quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới ETF SPDR Gold Trust đã tăng 0.25% lên 710.81 tấn trong ngày thứ Hai. Dù vậy, con số này vẫn còn đứng sát mức thấp nhất trong 6 năm.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua
gia-vang-gia-bac-0701.gif

Nguồn: Kitco
 
Exness.com: CHART OF THE DAY: Tỷ lệ vàng – dầu phản ánh nỗi lo dư cung

Giá vàng cao nhất so với dầu kể từ những năm 1990 cho thấy sự sụt giảm của dầu thô xuất phát từ nguồn cung dư thừa nhiều hơn là tiềm năng giảm phát, theo Michael Shaoul, giám đốc điều hành của hãng Marketfield Asset Management LLC.

Chuyên mục CHART OF THE DAY trình bày tỷ lệ giữa hai tài sản này kể từ năm 1971, thời điểm giá kim loại quý được phép biến động thay vì được cố định bằng đô la. Vàng giao ngay, có sẵn để giao ngay, và diễn biến giá dầu thô trong lịch sử đã được Bloomberg sử dụng để so sánh.

Một ounce vàng – kim loại quý được nhiều nhà đầu tư xem như một hàng rào chống lại lạm phát – đã mua được tới 23,9 thùng dầu thô West Texas Intermediate trong ngày hôm qua, với giá giao ngay, theo dữ liệu của Bloomberg. Tỷ lệ này đã tăng gần gấp đôi kể từ tháng 5/2014 và chưa từng cao hơn so với thời điểm cuối tháng 10 năm 1998, khi Nga, một nước sản xuất dầu, vỡ nợ.

“Đây là một vấn đề nghiêm trọng, nguồn cung dầu thô tăng mạnh để đáp ứng sự bùng nổ trong hoạt động đầu tư”, điều này được thúc đẩy bởi sự phát triển của công nghệ và fracking, ông Shaoul viết ngày hôm qua trong một báo cáo với một biểu đồ tương tự. Sự gia tăng nguồn cung này “bây giờ dường như đã vượt quá so với nhu cầu và có chiều hướng xấu đi.”

Lịch sử cho thấy tỉ lệ này có thể “còn tăng hơn nữa nếu giá của dầu thô tiếp tục chìm đắm trong xu hướng giảm”, nhà quản lý tiền tệ người New York viết.

Vàng lập kỷ lục đổi được 41,4 thùng dầu thô vào cuối tháng 6/1973, vài tháng trước khi lệnh cấm vận Arab khiến giá dầu tăng vọt. Các chỉ số đã ghi lại một chuỗi các đỉnh thấp hơn trước khi xuất hiện đà tăng mới, như biểu đồ minh họa. Các mức cao gần đây nhất là 20 thùng, đạt được trong tháng 10 năm 2012.



Giá vàng cao nhất so với dầu kể từ những năm 1990 cho thấy sự sụt giảm của dầu thô xuất phát từ nguồn cung dư thừa nhiều hơn là tiềm năng giảm phát, theo Michael Shaoul, giám đốc điều hành của hãng Marketfield Asset Management LLC.
Chuyên mục CHART OF THE DAY trình bày tỷ lệ giữa hai tài sản này kể từ năm 1971, thời điểm giá kim loại quý được phép biến động thay vì được cố định bằng đô la. Vàng giao ngay, có sẵn để giao ngay, và diễn biến giá dầu thô trong lịch sử đã được Bloomberg sử dụng để so sánh.
Một ounce vàng – kim loại quý được nhiều nhà đầu tư xem như một hàng rào chống lại lạm phát – đã mua được tới 23,9 thùng dầu thô West Texas Intermediate trong ngày hôm qua, với giá giao ngay, theo dữ liệu của Bloomberg. Tỷ lệ này đã tăng gần gấp đôi kể từ tháng 5/2014 và chưa từng cao hơn so với thời điểm cuối tháng 10 năm 1998, khi Nga, một nước sản xuất dầu, vỡ nợ.
“Đây là một vấn đề nghiêm trọng, nguồn cung dầu thô tăng mạnh để đáp ứng sự bùng nổ trong hoạt động đầu tư”, điều này được thúc đẩy bởi sự phát triển của công nghệ và fracking, ông Shaoul viết ngày hôm qua trong một báo cáo với một biểu đồ tương tự. Sự gia tăng nguồn cung này “bây giờ dường như đã vượt quá so với nhu cầu và có chiều hướng xấu đi.”
Lịch sử cho thấy tỉ lệ này có thể “còn tăng hơn nữa nếu giá của dầu thô tiếp tục chìm đắm trong xu hướng giảm”, nhà quản lý tiền tệ người New York viết.
Vàng lập kỷ lục đổi được 41,4 thùng dầu thô vào cuối tháng 6/1973, vài tháng trước khi lệnh cấm vận Arab khiến giá dầu tăng vọt. Các chỉ số đã ghi lại một chuỗi các đỉnh thấp hơn trước khi xuất hiện đà tăng mới, như biểu đồ minh họa. Các mức cao gần đây nhất là 20 thùng, đạt được trong tháng 10 năm 2012.
 
Exness.com: Vàng dứt 3 phiên tăng giá liên tiếp sau biên bản họp của FOMC và đà phục hồi của TTCK Mỹ

Giá vàng chấm dứt chuỗi 3 phiên leo dốc liên tiếp vào ngày thứ Tư do nhà đầu tư rời xa thị trường kim loại quý khi chứng khoán Mỹ tăng.

Hợp đồng vàng giao tháng 2 trên bộ phận Comex của sàn Nymex giảm 8.70 USD/oz (tương ứng 0.7%) còn 1,210.70 USD/oz.

Hợp đồng vàng giao ngay hạ 0.4% xuống 1,213 USD/oz sau khi nhảy vọt lên mức cao nhất kể từ ngày 15/12 tại 1,222.40 USD/oz vào hôm thứ Ba do đà sụt giảm trên thị trường cổ phiếu.

Hợp đồng bạc giao tháng 3 lùi 9 xu (tương ứng 0.5%) còn 16.54 USD/oz.

Theo biên bản cuộc họp hôm 16-17/12/2014 công bố ngày thứ Tư (theo giờ địa phương) tại Washington, đa số các thành viên của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đều cho rằng Ủy ban này chưa thể bắt đầu quá trình bình thường hóa lãi suất ít nhất tại hai cuộc họp nữa.

Cụ thể, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho rằng việc nâng lãi suất ngắn hạn trước thời điểm tháng 4 là “không thể”. Theo các quan chức này, kinh tế Mỹ vẫn đang trên đà phục hồi. Tuy nhiên, họ lại lo lắng các nhân tố quốc tế có thể gây ra rủi ro cho nền kinh tế trong nước, đặc biệt là sự sụt giảm của giá dầu và đà tăng trưởng kinh tế yếu kém bên ngoài.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua

gia-vang-gia-bac-0801.gif

Nguồn: Kitco
 
Exness.com: Vàng tăng 2.5%/tuần nhờ báo cáo việc làm tháng 12

Nhờ số lượng việc làm tại Mỹ tiếp tục tăng mạnh trong tháng 12/2014, giá vàng đã tăng trở lại trong ngày thứ Sáu sau 2 phiên giảm giá liên tiếp trước đó.
vang-tang-2.5-tuan-nho-bao-cao-viec-lam-thang-12_1110344.png

Hợp đồng vàng giao tháng 2 trên bộ phận Comex của sàn Nymex tăng 7.6 USD (tương đương với 0.6%) đóng cửa tại 1,216.10 USD/oz. Tính chung cả tuần, kim loại quý tăng 2.5%.

Bên cạnh đó, hợp đồng bạc giao tháng 3 cũng tăng 3 xu lên 16.42 USD/oz.

Hợp đồng vàng giao ngay tăng mạnh lên mức giá đóng cửa cao nhất tại 1,221.30 USD/oz trước thông tin từ báo cáo việc làm của Mỹ, cách không xa so với mức đỉnh 3 tuần tại 1,222.40 USD/oz vào ngày thứ Ba.

Báo cáo thị trường lao động Mỹ tháng 12 cho thấy, đã có 252,000 việc làm mới được tạo thêm trong tháng. Bên cạnh đó, số lượng việc làm của tháng 10 và tháng 11 cũng được điều chỉnh tăng. Cũng theo báo cáo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 5.6%, mức thấp nhất kể từ tháng 06/2008.

Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng palađi giao tháng 3 tăng mạnh 7.05 USD lên 800.15 USD/oz. Hợp đồng bạch kim giao tháng 4 tăng 7.10 USD lên 1,230.10 USD/oz.

Tuy nhiên, hợp đồng đồng giao tháng 3 giảm 1 xu đóng cửa tại 2.75 USD/lb.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua
gia-vang-gia-bac-1001.gif

Nguồn: Kitco
 
Exness.com: Vì sao OPEC quyết hạ giá dầu?

Nếu bạn đã từng nghi ngờ về chiến lược của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), các thành viên giàu có nhất của OPEC đang đưa cho bạn câu trả lời rõ ràng nhất.

Trong suốt 6 tuần qua, các đại diện của Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab (UAE) và Kuwait đã nhiều lần nhấn mạnh rằng OPEC sẽ không giảm sản lượng để giá dầu ngừng giảm.

Theo các ngân hàng Barclays Plc và Commerzbank AG, thực chất thì các nước này muốn giá giảm sâu hơn nữa nhằm gây áp lực lên các nhà sản xuất dầu từ đá phiến sét của Mỹ. Và, có vẻ như họ đang dần dần đạt được mục tiêu.

Giá dầu thô đã giảm 48% trong năm ngoái và 34% kể từ khi OPEC kiên quyết giữ vững mục tiêu sản lượng hôm 27/11. Quyết định này – mặc dù sẽ khiến nguồn thu ngân sách của OPEC bị ảnh hưởng – hướng đến mục tiêu cuối cùng là bảo vệ thị phần trong tương lai.

Jamie Webster, chuyên gia phân tích đến từ IHS Inc., nhận định giá càng giảm nhanh, thị trường càng sớm chứng kiến phản ứng của các nhà sản xuất Mỹ. “Đó chính là kỳ vọng của OPEC. Tôi chưa bao giờ thấy thời điểm nào mà một vài thành viên của OPEC lại chủ động đẩy giá xuống như hiện nay”, ông nói.

Tuần trước, sản lượng dầu thô của Mỹ ở mức 9,13 triệu thùng/ngày, tăng khoảng 1 triệu thùng so với cách đây 1 năm và tăng thêm 49.000 thùng so với thời điểm cuộc họp của OPEC diễn ra hồi tháng 11. Kỹ thuật khai thác mới đã giúp sản lượng tăng thêm 66% trong 5 năm qua. Xuất khẩu – vẫn đang bị hạn chế bởi luật lệ – chạm mức cao kỷ lục 502.000 thùng/ngày trong tháng 11.

4 nước Trung Đông thuộc OPEC vẫn đang dựa vào số tài sản dự trữ trị giá 826,4 tỷ USD (theo ước tính của IMF) để chịu đựng đà lao dốc của giá dầu. Xăng dầu chiếm khoảng 63% kim ngạch xuất khẩu của các nước này.

Giá giảm sẽ khiến 12 nước thành viên OPEC thiệt hại khoảng 257 tỷ USD thu ngân sách trong năm 2015, theo ước tính của EIA. Có tới 93% khả năng Venezuela sẽ vỡ nợ trong vòng 5 năm tới, theo công ty dữ liệu CMA.

Hôm 21/12, Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia Ali Al-Naimi tuyên bố quyết sẽ giữ vững lập trường kể cả khi giá dầu rơi xuống 20 USD/thùng hoặc các nước ngoài OPEC chọn phương án cắt giảm sản lượng. Thậm chí nếu các nước này cắt giảm, Saudi Arabia sẽ tăng sản lượng.

Phát biểu hôm 14/12, Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail Al-Mazrouei cũng tuyên bố sẽ không cắt giảm sản lượng kể cả khi giá dầu giảm và sẽ đợi ít nhất 3 tháng trước khi xem xét về một cuộc họp khẩn cấp.

Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait thì cho rằng giá sẽ hồi phục trong 6 tháng cuối năm vì những nhà sản xuất chịu chi phí cao nhất buộc phải thu hẹp hoạt động.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà sản xuất Mỹ lâm vào một cuộc chiến thị phần với OPEC. Năm 1986, Saudi Arabia “mở van dầu” và khiến giá lao dốc tới 67% trong 4 tháng, xuống gần mức 10 USD/thùng. Toàn bộ ngành công nghiệp của Mỹ đã sụp đổ và Saudi lấy lại được vị thế dẫn đầu trên thị trường dầu mỏ thế giới.

Chuyên gia phân tích Miswin Mahesh đến từ ngân hàng Barclays cho rằng dường như OPEC muốn giá lao dốc nhanh chóng thay vì giảm từ từ. Giá lao dốc sẽ tác động nhiều hơn đến các nhà sản xuất ngoài OPEC, trong khi giá giảm từ từ giúp các công ty này “nổi lên và hoạt động hiệu quả hơn”.

Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều có cùng quan điểm như trên. Các chuyên gia phân tích của ngân hàng Thụy Sĩ UBS cho rằng khiến giá đột ngột giảm giá không phải là một chiến lược hiệu quả bởi cung và cầu phản ứng quá chậm với biến động giá trong ngắn hạn.

Trong những năm 1980 và 1990, các bộ trưởng dầu mỏ của Saudi Arabia cũng đã cố gắng dùng những lời bình luận và phát biểu để ép giá giảm nhằm gây các lực buộc các nước OPEC khác đồng ý thay đổi hạn ngạch.

Dẫu vậy, có nhiều dấu hiệu cho thấy phương pháp tiếp cận của OPEC đang bắt đầu phát huy tác dụng. Đầu tư vào dầu đá phiến của Mỹ sẽ giảm mạnh trong năm 2015.
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
421,428
Messages
7,110,306
Members
173,597
Latest member
NHL0105

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom