Tin tức vàng update

ThanhHCM

Junior
Joined
Jan 4, 2014
Messages
277
Reactions
39
MR
0.000
Exness.com: Bất chấp cổ phiếu năng lượng phục hồi, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn giảm mạnh sau báo cáo GDP quý IV/2014.

Cụ thể, chỉ số S&P 500 giảm 1,3% xuống 1.994,99 điểm vào lúc 16h00 tại New York. Như vậy, chỉ số này giảm 2,8% trong cả tuần này và 3,1% trong cả tháng 1. Chỉ số Dow Jones cũng giảm 1,5% xuống 17.164,95 điểm.

Cổ phiếu của 9/10 lĩnh vực thuộc S&P 500 tăng giá, trong đó cổ phiếu năng lượng tăng 0,7% nhờ giá dầu thô tại Mỹ bật tăng 8,3%.

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán Mỹ giảm trước lo ngại cho rằng, tình hình tăng trưởng chậm chạp của châu Âu và Nga sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ. Theo số liệu mới nhất, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái 2013 trong quý IV, thấp hơn nhiều so với mức tăng 5% của quý III.

Chỉ số biến động VIX tăng 12% lên 20,97 điểm, ghi nhận tuần tăng điểm mạnh nhất kể từ ngày 12/12. Điều này kích thích giá vàng tăng trở lại.

Kim loại quý hồi phục trong thứ Sáu sau báo cáo tăng trưởng kinh tế chưa đạt kỳ vọng của Mỹ, kết cục, vàng đã chốt lại tháng 1/2015 với mứuc tăng 8%. Giá vàng giao tháng Hai tăng 23,9USD, tương đương 1,9% lên chốt tại 1.278,5USD/oz trên sàn Comex tại sở giao dịch New York Mercantile.

Sáng nay 7:00 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco đứng tại 1.283,1USD/oz, giảm 25USD, tương đương 2% so với chốt phiên trước. Giá vàng được cho là tăng mạnh nhờ khi Bộ công thương Mỹ tung báo cáo cho biết GDP quý IV của Mỹ tăng 2,6%, thấp hơn kỳ vọng 3,2%.

Trong khi đó, giá dầu bất ngờ nhảy vọt trong ngày thứ Sáu và ghi nhận đà tăng mạnh nhất trong 2.5 năm (xét theo tỷ lệ %). Dù vậy, nhiên liệu này vẫn còn giảm mạnh trong tháng giao dịch đầu tiên của năm 2015.

Hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 3 trên sàn Nymex (WTI) tăng vọt 3.71 USD/thùng (tương ứng 8.3%) lên 48.24 USD/thùng. Đây là phiên leo dốc mạnh nhất của giá dầu kể từ tháng 6/2012, chỉ một ngày sau khi hợp đồng này rớt xuống dưới mốc 44 USD/thùng lần đầu tiên trong gần 6 năm.

Hợp đồng dầu thô Brent giao tháng 3 trên sàn ICE Futures cũng tăng mạnh trong ngày thứ Sáu khi nhảy vọt 3.86 USD/thùng (tương ứng 7.9%) lên 52.99 USD/thùng. Tính cả tuần, dầu Brent tăng 8.6% nhưng hợp đồng này vẫn còn giảm 7.6%/tháng.
 
Exness.com: Nguyên nhân và tác động của giá dầu giảm đến tình hình thế giới

Các nguồn thông tin quốc tế cho biết từ tháng 7/2014, giá dầu thô thế giới đã giảm từ 110 USD/ thùng xuống dưới 50 USD/ thùng, gây tác động lớn đến tình hình kinh tế thế giới và tương lai phát triển của các nước. Người ta đưa ra mấy nguyên nhân sau đây dẫn đến tình hình nói trên:

5-giadaugiam.jpg

Một là, do sự phục hồi của kinh tế Mỹ, khiến cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định chấm dứt nới lỏng chính sách tiền tệ, thắt chặt thị trường tiền tệ. Đồng đô la mạnh lên khiến giá dầu giảm xuống là điều không tránh khỏi.

Hai là, nhu cầu năng lượng của toàn cầu giảm. Một mặt do việc tiêu thụ năng lượng ở các nước phát triển có xu hướng giảm xuống, trong đó những năm gần đây về cơ bản Mỹ đã đảm bảo được việc tự túc năng lượng, thậm chí còn có thể xuất khẩu vì nước này đã áp dụng được công nghệ chiết xuất dầu và hơi đốt từ “nguồn đá phiến” rất dồi dào ở Mỹ. Mặt khác, Nhật Bản đã khởi động lại ngành công nghiệp điện hạt nhân, việc nhập khẩu năng lượng sẽ giảm bớt. Nhu cầu năng lượng của các nước đang phát triển, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã ổn định.

Ba là, sản lượng dầu thô của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không hề suy giảm. Các nhà sản xuất dầu mỏ ở vùng Vịnh, đứng đầu là Saudi Arabia có ý đồ tranh thủ cơ hội đồng đô la mạnh lên và nhu cầu về năng lượng yếu đi để phá vỡ ngành sản xuất dầu bằng đá phiến vốn đang là mối đe dọa duy nhất đối với ngành kinh tế năng lượng. Làm sao chỉ cần giá dầu xuống dưới mức 75 USD/thùng thì ngành công nghiệp dầu mỏ khai thác từ đá phiến sẽ không có lợi nhuận.

Bốn là, giá dầu sụt giảm sẽ khiến cho Nga bị thiệt hại lớn vì ngành công nghiệp năng lượng là xương sống của nền kinh tế Nga, lâu nay nước này đã đầu tư lớn vào ngành công nghiệp này, nếu không duy trì hoặc tăng được năng xuất thì Nga không thể thu hồi được vốn đầu tư mà còn dẫn đến khủng hoảng kinh tế và chính trị nghiêm trọng hơn.

Năm là, mặc dù giá dầu giảm mạnh có tác động tiêu cực đối với các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu, nhưng vì một loạt lý do kinh tế và chính trị như muốn gây áp lực lên nước Nga và V.Putin để Nga khó phục hồi được nền kinh tế nên các nước phương Tây vẫn rất mong muốn nhìn thấy giá dầu giảm. Đối với Nga, giá dầu liên tục giảm khiến cho nước này còn nguy khốn hơn bất kỳ biện pháp trừng phạt kinh tế nào.

Giá dầu giảm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế thế giới ra sao?

Do những nguyên nhân trên, giá dầu thế giới tiếp tục rơi xuống mức thấp, rất khó có thể tăng trở lại trong một thời gian ngắn. Điều này không thể không tác động đến hòa bình và sự phát triển của thế giới. Một vài ví dụ như:

Trung Quốc đang được xem là một đầu tàu của nền kinh tế thế giới. Họ đang bước vào thời kỳ quan trọng là đi sâu vào cải cách và chuyển đổi mô hình kinh tế, nếu môi trường xấu đi sẽ trở thành nút thắt cổ chai đối với sự phát triển. Nhưng giá dầu giảm sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho sự chuyển đổi mô hình kinh tế của Trung Quốc, tạo cho họ có nguồn năng lượng sạch và hiệu quả để thay thế than đá và các nguồn năng lượng gây ô nhiễm khác. Sự phát triển ổn định của Trung Quốc sẽ thúc đẩy sự phát triển của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và cân bằng chiến lược toàn cầu về phía Đông, giúp cho mô hình thế giới đơn cực chuyển nhanh hơn sang mô hình đa cực.

Đối với Mỹ và các nước phát triển phương Tây vốn tình trạng kinh tế trì trệ trong thời gian dài vừa qua, nay giá dầu giảm sẽ tạo động lực cho họ phát triển, trong đó chỉ số giá các lĩnh vực như giao thông vận tải, xây dựng, du lịch, thực phẩm, bán lẻ ... cũng sẽ giảm theo giá dầu. Kinh tế phương Tây vốn dựa nhiều vào khả năng tiêu dùng nhờ đó mà sẽ được phục hồi, có sự phát triển mới trên cả lĩnh vực kinh tế, chính trị và quân sự ... Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là nếu giá dầu sụt giảm kéo dài có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ công, thậm chí là khủng hoảng tài chính vì ngành công nghiệp năng lượng thu hút nhiều vốn đầu tư. Chỉ trong vòng 5 năm qua, 3/4 số trái phiếu phát hành tại Mỹ liên quan đến lĩnh vực năng lượng, nếu giá dầu sụt giảm mạnh và kéo dài có thể khiến các khoản đầu tư mất tất cả.

Đối với nước Nga do Tổng thống V.Putin lãnh đạo đang gặp rất nhiều khó khăn, bao gồm khó khăn về tài chính, đồng ruble mất giá, lạm phát tăng cao và bị các nước phương Tây trừng phạt về kinh tế, nếu giá dầu giảm kéo dài, chắc chắn sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế, thậm chí là bất ổn chính trị. Có một số người ở các nước phương Tây còn chủ trương nhân cơ hội này làm cho Nga sụp đổ, khiến nước này phải "tan rã lần thứ hai" (sau sự tan rã của Liên Xô trước đây). Tuy nhiên, cũng có ý kiến phản bác lại rằng sự tan rã của Liên Xô trước đây thì có lợi cho phương Tây nhưng trong bối cảnh cục diện thế giới hiện nay, bối cảnh làm cho Nga tan rã là hết sức thiển cận, khiến cho tình hình thế giới ngày thêm nguy hiểm. Bởi vì thế giới hiện nay đang phát triển theo hướng đa cực, cân bằng chiến lược giữa các nước lớn vốn rất mong manh, đã vậy các thế lực cực đoan và chủ nghĩa khủng bố lại đang lan tràn, nếu một nước lớn có ảnh hưởng thế giới về tất cả các mặt kinh tế, an ninh, ngoại giao như Nga mà bất ngờ sụp đổ thì sẽ là một điều hoàn toàn không có lợi đối với một thế giới đang có những chuyển đổi nhanh chóng. Hơn nữa, nước Nga ngày nay thực lực quốc gia, khả năng quyết đoán của các nhà lãnh đạo, tính tự tin dân tộc ... lại hoàn toàn khác với Liên Xô trước khi sụp đổ. Nếu bị dồn vào chân tường,Tổng thốngV.Putin sẽ phản công mạnh mẽ, có thể tạo thêm căng thẳng cho phương Tây, nhất là đối với Châu Âu và Ukraina, thậm chí Nga còn gây ra những mối đe dọa cho hoà bình và phát triển của Châu Âu cũng như thế giới bằng cách tạo ra các tình huống khó xử ở Iraq, Trung Đông, bán đảo Triều Tiên, tăng cường phối hợp với Iran trong các vấn đề ở Syria để làm giảm thực lực của Mỹ, Châu Âu và các đồng minh ở Trung Đông, tăng cường hợp tác với Trung Quốc. Mới đây, Tổng thống Nga V. Putin đã thông báo việc ngừng xây dựng đường ống dẫn dầu khí thiên nhiên "dòng chảy phương Nam" mà ban đầu dự kiến định đi qua Bulgaria đến miền Nam Châu Âu để chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng là một quyết định mang tính chính trị hơn là kinh tế./.
 
Exness.com: Vàng vẫn là lựa chọn ít rủi ro nhất!

Lenin- nhà cách mạng nổi tiếng của Nga- là một người cực kỳ khinh thường vàng. Theo ông, vàng nên được sử dụng để xây dựng nhà vệ sinh công cộng. Và không ít suy nghĩ tương tự đã được xướng lên.

Đối với một số người, tiện ích kinh tế mà các kim loại vàng mang tới dường như chỉ ở mức tối thiểu nếu xét theo nhu cầu sử dụng công nghiệp ngày càng giảm đi của chúng. Trong khi đó, với tư cách là một khoản đầu tư, chúng hoàn toànchỉ mang tính chất đầu cơ vì không mang lại thu nhập. Đặc biệt, kể từ khi trái phiếu chính phủ liên quan ra đời, bất kỳ giá trị nào của chúng trong vai trò là một hàng rào phòng ngừa lạm phát cũng trở nên mờ nhạt.

Có thể thấy, kim loại quý là nơi cất trữ giá trị đầy thất thường trong những thập kỷ gần đây. Bất cứ ai mua vàng tại đỉnh hồi đầu những năm 1980 đều đau đầu với khoản thua lỗ 80% giá trị trong vòng 20 năm tới nếu xét theo lãi suất thực. Xét theo khả năng chèo chống bất ổn kinh tế và chính trị, hàng rào “vàng” này không còn đươc vững chãi như ban đầu. Không giống như trước kia, vàng cũng chẳng còn sức đâu để tăng giá liên tục sau mỗi lần xuất hiện khủng hoảng địa chính trị mới.

Tuy nhiên, một vài năm trước, cách nhìn của đa số mọi người về thị trường này đã thay đổi.

Lý do đầu tiên là vàng- qua rất nhiều thiên niên kỷ- chưa bao giờ đối mặt với nguy cơ sụp đổ. Từ đó, nhân loại nuôi dưỡng một cam kết trong tâm tưởng rằng thị trường vàng không chỉ cần tới nhiều thập kỷ mà cần tới nhiều thế kỷ để chứng minh khả năng của mình.

Lượng cung tương đối cố định và sản lượng khai thác hàng năm là một tỷ lệ phần trăm tối thiểu của các cổ phiếu vàng đang lưu hành. Sự gia tăng trong giá vàng nhắc nhở bước đi lên hạn chế trong hoạt động sản xuất hàng năm. Do đó, chúng chẳng có mối liên kết nào với chu kỳ kinh tế cũng như thiếu vắng sự tương quan với các tài sản tài chính khác.

Kết quả là, vàng là mặt hàng rất hữu ích trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Tình trạng mất cân bằng toàn cầu

Sức hấp dẫn của vàng đặc biệt tỏa sáng hơn trong các giai đoạn giảm phát, điển hình là khi nhiều khu vực kinh tế trên thế giới đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lực cầu, bao gồm cả châu Âu.

Nếu giá đang giảm trong bối cảnh kinh tế èo uột, khoản đầu tư phòng thủ rõ ràng nhất chính là tiền mặt. Tuy nhiên, khi các cuộc chiến tranh tiền tệ nổ ra, tiền mặt có thể lại là một hàng rào giảm phát tệ hại nếu như các ngân hàng trung ương áp tỷ lệ lãi suất huy động âm nhằm ngăn chặn dòng vốn tháo chạy khỏi thị trường.

Đó là một trong những bài học mà Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ đã phải đối mặt khi để đồng franc đối đầu với euro. Trong một nỗ lực (không thành công) nhằm giảm thiểu khả năng đồng franc gia tăng từ động thái này, ngân hàng trung ương đã hạ lãi suất các tài khoản tiền gửi xuống còn -0,75%. Các quốc gia khác được cho là có thể cung cấp các tài sản cực kỳ an toàn có thể sẽ đi theo “gót chân” này trong tương lai.

Trái phiếu lãi suất cố định, tương tự như vậy, cũng được xem như là một hàng rào giảm phát. Đây là một sự thật không thể phủ nhận khi mà lợi tức đạt con số dương. Tuy nhiên, trái phiếu chính phủ đang có dấu hiệu đi theo con đường tương tự như lãi suất tiền gửi tại Thụy Sĩ.

Thời gian trước, lợi tức trái phiếu của nhiều chính phủ đều đi xuống, không chỉ tại quốc gia dễ đối mặt với giảm phát như Nhật Bản mà ngay cả Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển và Đan Mạch cũng vậy. Vì vậy, để tìm thấy một hàng rào giảm phát “đúng chất” nhất, giới đầu tư tại các nước này phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn – hầu như không còn hấp dẫn nữa một khi các nền kinh tế cân bằng khéo léo giữa lạm phát và giảm phát. Sự trở lại với giá trị trung bình lịch sử trong lợi suất trái phiếu sẽ là một mũi tên nguy hiểm.

Chức năng thị trường rối loạn

Điều này nằm chính trong sự hấp dẫn của vàng. Với mức lãi suất thấp hoặc tiêu cực, chi phí cơ hội của việc nắm giữ kim loại là không đáng kể. Khi hầu hết các khoản đầu tư khác trở nên đắt đỏ hoặc chỉ đơn giản là không còn hấp dẫn, sức thu hút của quý kim là khó cưỡng lại. Trên thực tế, vàng cung cấp một hàng rào chống lại những sai lầm của các ngân hàng trung ương và rối loạn chức năng tiền tệ.

Và nền tảng thị trường hiện nay ra sao? Liệu có phải là điều bất thường?

Rõ ràng, các chính sách lạ thường của các ngân hàng trung ương đã bóp méo hoàn toàn thị trường. Không ai có thể chắc chắn rằng các ngân hàng trung ương sẽ thoát khỏi mê cung tiền tệ này như thế nào mà không rơi vào hỗn loạn tài chính. Tất cả chúng ta đều biết những thí nghiệm gần đây đã khiến họ nhận hậu quả đau đớn nhưu thế nào. Chỉ có ít trong số họ hiểu được hoạt động của các nền kinh tế sau khủng hoảng.

Tuy nhiên, vàng là một “người tình” hay thay đổi. Nếu không có sự ủng hộ từ lãi suất, giá cả có thể sẽ biến động. Mặc dù vậy, với tất cả sức hấp dẫn hiện có của mình, không thể lẫn đi đâu được, vàng vẫn là một lựa chọn ít rủi ro nhất.
 
Exness.com: Vàng sụt mạnh sau quyết định mới của Hy Lạp

Các chuyên gia phân tích cho rằng, giá vàng sẽ tiếp tục giao dịch trong phạm vi hẹp
Vàng trượt mạnh trong ngày thứ Ba sau do nhu cầu tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn suy yếu khi Hy Lạp thể hiện lập trường mới trong việc trả nợ.

gia-vang-hy-lap_936821.jpg

Hợp đồng vàng giao tháng 4 trên bộ phận Comex của sàn Nymex giảm mạnh 16.60 USD (tương ứng 1.3%) còn 1,260.30 USD/oz.

Trong khi đó, hợp đồng bạc giao tháng 3 tăng 7 xu lên 17.32 USD/oz.

Hợp đồng vàng giao ngay đóng cửa với mức giảm nhẹ xuống 1,260.86 USD/oz sau khi đã mất 1.2% trong ngày thứ Ba. Đây là phiên giảm giá thứ 4 trong 5 phiên gần đây của hợp đồng vàng giao ngay. Có thời điểm trong phiên, kim loại quý giảm tới 1.5% còn 1,255.21 USD/oz.

Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp, Yanis Varoufakis, đã đề xuất việc hoán đổi nợ của Hy Lạp với trái phiếu mới gắn liền với đà tăng trưởng của nền kinh tế và rút lại lời yêu cầu các chủ nợ xóa một phần trong khoản nợ 315 tỷ EUR mà nước này đã nhận từ các nhà cho vay quốc tế.

Trong số các kim loại khác được giao dịch trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 4 tăng 6.60 USD lên 1,235.20 USD/oz, trong khi đó, hợp đồng palađi giao tháng 3 giảm 2 USD (tương ứng 0.3%) còn 786 USD/oz.

Hợp đồng đồng giao tháng 3 tăng mạnh 9 xu (tương ứng 3.7%) lên 2.58 USD/lb.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua
gia-vang-gia-bac-0402.gif

Nguồn: Kitco
 
Exness.com: Dầu hạ thả phanh gần 9% và rớt mốc 50 USD/thùng, xăng lao dốc 7.5%

Hợp đồng dầu thô tương lai tại Mỹ giảm lần đầu tiên trong 5 phiên vào ngày thứ Tư khi ngã nhào gần 9% và đóng cửa dưới mốc 50 USD/thùng khi nguồn cung hàng tuần tại nước này tăng mạnh hơn kỳ vọng.


Hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 3 trên sàn Nymex (WTI) trượt dài 4.6 USD/thùng (tương ứng 8.7%) còn 48.45 USD/thùng. Trước khi nhận được số liệu nguồn cung, giá dầu giao dịch quanh mốc 50.90 USD/thùng.

Hợp đồng dầu thô Brent giao tháng 3 trên sàn ICE Futures cũng bốc hơi 3.75 USD/thùng (tương ứng 6.5%) còn 54.16 USD/thùng sau khi nhảy vọt hơn 5.8% trong ngày thứ Ba.

Được biết, giá dầu đã leo dốc gần 20% trong 4 phiên phục hồi trước đó nhờ kỳ vọng rằng việc cắt giảm hoạt động khai thác dầu thô tại Mỹ có thể khiến nguồn cung suy giảm.

Tuy nhiên, niềm hy vọng này đã tan biết, ít nhất là trong ngắn hạn. Vào ngày thứ Tư, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thông báo nguồn cung dầu thô trong tuần kết thúc ngày 30/01 tăng 6.3 triệu thùng, mạnh hơn so với dự báo tăng 2.8 triệu thùng từ các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Platts.

EIA cũng thông báo nguồn cung xăng trong tuần kết thúc ngày 30/01 tăng 2.3 triệu thùng trong khi nguồn cung các sản phẩm chưng cất (trong đó có dầu sưởi) tăng 1.8 triệu thùng, lần lượt trái với dự báo giảm 800,000 thùng và 2.1 triệu thùng từ các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Platts.

Trong số các nhiên liệu còn lại trên sàn Nymex trong ngày thứ Tư, hợp đồng xăng giao tháng 2 rớt mạnh 12 xu (tương ứng 7.5%) xuống 1.48 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 2 khép phiên tại 1.77 USD/gallon, giảm 8 xu (tương ứng 4.3%).

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 3 hạ 9 xu (tương ứng 3.3%) còn 2.66 USD/MMBtu sau khi tăng hơn 7 xu trong phiên giao dịch ngày hôm qua. EIA sẽ công bố số liệu nguồn cung khí thiên nhiên vào ngày thứ Năm theo giờ địa phương. Các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Platts dự báo, nguồn cung khí thiên nhiên trong tuần kết thúc ngày 30/01 giảm từ 114-118 tỷ feet khối.
 
Exness.com: Vàng, USD: Đôi bạn cùng tiến!

Đà hồi phục của vàng đầu năm nay đã giúp vàng trở thành một trong số những tài sản thể hiện tốt nhất trên toàn cầu. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của chúng đối với nhà đầu tư lại là điều lo lắng.

Khi thị trường tiếp tục xáo trộn, xuất phát từ những vấn đề kinh tế mới tại châu Âu, theo đó là cuộc bầu cử gần đây tại Hy Lạp, thì vai trò truyền thống của vàng là một tài sản cất trữ có giá trị trong những giai đoạn bất ổn đã lấn át cả nhu cầu vật chất.

Chính điều này đã tạo nên những mô hình giao dịch bất thường. Cả vàng và USD đều rủ nhau tăng giá, lần lượt là 6.5% và 3,2% trong năm 2015.

AM-BH513_GOLD_16U_20150204041509.jpg


“Lo ngại rủi ro đang khuyến khích giới đầu tư cùng một lúc ôm vàng, yên và dollar. Đây là một hiện tượng rất kỳ lạ”- Gnanasekar Thiagarajan, giám đốc Commtrendz Research tại Mumbai chia sẻ.

Thông thường, vàng có mối quan hệ nghịch đảo với dollar- đồng tiền mà chúng được định giá. Khi đồng USD tăng, vàng sẽ trở nên rẻ hơn trong tay những người nắm giữ đồng nội tệ của quốc gia mình. Họ sẽ rất buồn nếu như giá vàng tính theo USD cũng đi xuống.

Tuy nhiên, mối quan hệ này có thể bị đảo ngược trong những giai đoạn bất ổn. Mối quan hệ cùng chiều giữa vàng và USD đã kéo dài kể từ tháng 11 năm ngoái. Lần cuối cùng chúng đi lên trong thời gian dài là năm 2009, thời điểm Hy Lạp công bố thâm hụt ngân sách quốc gia có thể sẽ bùng nổ. Từ ngày 11/1 tới ngày 10/6/2010, chỉ số DXY U.S. Dollar tăng gần 16% trong khi vàng lấy thêm 12%. Kể từ khi bước sang thế kỷ mới, vàng và chỉ số DXY đã 5 lần cùng nhau chốt năm với đà tăng- đó là những năm 2001, 2005, 2008, 2010 và 2011.

Trong bối cảnh Hy Lạp lại một lần nữa khuấy động thế giới, cùng với những biến động lớn trên thị trường chứng khoán và tiền tệ thế giới- đặc biệt là sau khi Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ quyết định thả nổi tỷ giá đồng nội tệ so với euro vào tháng trước- quý kim nhiều khả năng sẽ tiếp tục đóng vai trò là một loại tiền tệ, nhiều hơn là vai trò của một loại hàng hóa- các chuyên gia phân tích cho biết. Kể từ khi các ngân hàng trung ương toàn cầu cắt giảm lãi suất và thổi bùng lên nỗi lo về chiến tranh tiền tệ, giới đầu tư có vẻ sẵn sàng hơn để đổ tiền vào vàng bất chấp chúng chẳng tạo ra lợi tức.

MI-CH674_GOLD_16U_20150204184208.jpg


“Cả vàng và dollar Mỹ đều được coi là hàng rào an toàn trong thời điểm suy thoái, do đó, đà tăng của đồng USD không phải lúc nào cũng khiến giá vàng giảm”- Bob Alderman, giám đốc quản lý tài sản tại Gold Bullion International, Mỹ nhận định. Bởi vì vàng khá dễ dàng chuyển đổi thành tiền, chúng có thể được giao dịch tương tự như tiền, hơn là một loại hàng hóa vật chất- ông nói thêm.

Thông thường, quý kim được lợi khi Tết Nguyên Đán tới gần. Người tiêu dùng Trung Quốc- cùng với những người mua Ấn Độ chiếm một nửa nhu cầu vàng thế giới- sẽ tăng cường mua vào trong dịp lễ này.

Tuy nhiên, đó không phải là nguyên nhân chính bên cạnh việc giá vàng tăng. Nhu cầu theo mua cũng đang rất ổn định- Wallace Ng tại Gerald Metals cho hay. Khoảng cách giữa giá vàng tại Trung Quốc với thế giới là khoảng $3-$5, tăng so với $1-$2 vào cuối tháng 12 năm ngoái.
 
Exness.com: Vàng giảm nhưng vẫn vững trên 1,260 USD/oz trong lúc chờ báo cáo việc làm của Mỹ

Vàng giảm nhẹ sau phiên giao dịch ngày thứ Năm nhưng vẫn giữ vững trên 1,260 USD/oz trong lúc nhà đầu tư chờ đợi số liệu việc làm Mỹ dự kiến được công bố vào ngày thứ Sáu theo giờ địa phương.

vang-giam-nhung-van-vung-tren-1,260-usd-oz_920369.jpg

Hợp đồng vàng giao tháng 4 trên bộ phận Comex của sàn Nymex giảm 1.80 USD (tương ứng 0.1%) đóng cửa tại 1,262.70 USD/oz sau khi đã tăng 4.20 USD trong phiên giao dịch ngày thứ Tư.

Hợp đồng vàng giao ngay giảm 0.5% xuống 1,264 USD/oz.

Hợp đồng bạc giao tháng 3 mất 20 xu (tương ứng 1.1%) còn 17.196 USD/oz.

Sáng ngày thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ thông báo số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp bật tăng nhẹ trong tuần cuối cùng của tháng, trong khi đó năng suất lao động của Mỹ đã giảm mạnh trong quý 4/2014. Hiện tại, nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo việc làm hàng tháng sẽ được Bộ Lao động Mỹ công bố vào ngày thứ Sáu theo giờ địa phương.

Trong số các kim loại khác giao dịch trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 4 tăng nhẹ 10.80 USD (tương ứng 0.9%) lên 1,249.70 USD/oz, trong khi đó, hợp đồng palađi giao tháng 3 nhận 5.50 USD (tương ứng 0.7%) lên 795.70 USD/oz.

Hợp đồng đồng giao tháng 3 gần như không thay đổi ở mức 2.595 USD/oz.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua
vang-kitco-6-2.PNG

Nguồn: Kitco
 
Exness.com: Phiên Mỹ đêm qua: Vàng đổ dốc mạnh khi Mỹ thông báo con số tăng việc làm khả quan

Giá vàng hạ mạnh trong phiên giá vàng thị trường Mỹ phiên cuối tuần khi mất mốc 1250$. Đà bán mạnh khi con số việc làm của Mỹ được công bố khả quan, vượt dự đoán của các chuyên gia trước đó. Đà bán cũng đã tạo ra xu hướng kỹ thuật xấu đi cho hướng lên và các lệnh bán cắt lỗ được tung ra khiến cho giá vàng giảm mạnh về vùng 1239$.

Con số việc làm của Mỹ cho thấy sự khả quan của phi nông nghiệp của Mỹ NFP khi có tới 257.000 việc làm được tạo ra. Dự đoán của các chuyên gia trước đó chỉ là 237.000 việc làm. Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh đẩy giá vàng giảm sâu do nhu cầu trú ẩn an toàn không còn cần nữa.

Như vậy, khối doanh nghiệp Mỹ đã tuyển dụng trên 200.000 nhân viên trong 11 tháng liên tiếp với tỷ lệ người có việc làm/tổng dân số tăng nhẹ lên 59,3% từ mức 59,2% của tháng 12.

Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp lại tăng lên 5,7% trong tháng 1 do tỷ lệ người tham gia lực lượng lao động tăng lên 62,9% từ mức 62,7% ghi nhận trong tháng 12/2014.

Mới đây, thị trường vàng vật chất cũng đón nhận tin lượng tiêu thụ từ Trung Quốc đã giảm mạnh 25% so với cuối năm trước đây. Hiệp hội vàng Trung Quốc cho biết thông số trên và thông báo các sản lượng vàng từ nội địa Trung Quốc đã tăng 5.5% lên mức kỷ lục 451 tấn. Như đã nghiên cứu từ trước, Trung Quốc luôn là nhà tiêu thụ và sản xuất vàng lớn nhất thế giới.

Trước đó, thị trường chứng khoán châu Âu vẫn còn bị bán mạnh khi các diễn biến từ Hy Lạp và các chủ nợ châu Âu chưa đến hồi ngã ngũ. Đức là nước muốn cầm chân Hy Lạp và bắt nước này phải ngồi vào vị trí bị động trong đàm phá, họ cũng từ chối gia hạn nợ cho Hy Lạp. ECB bên cạnh đó cũng không chấp nhận trái phiếu Hy Lạp được đấu giá trên thị trường tài chính nhằm tái cấu trúc các khoản vay. Ngay lập tự, chứng khoán Hy Lạp bị bán mạnh và lợi suất trái phiếu giảm tới 16%.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô hồi phục trở lại sau khi lại bị bán mạnh vào giữa trưa. Nếu dầu thô tiếp tục giữ được nhịp tăng thì nó có thể đem lại tín hiệu tích cực cho thị trường dầu.
 
Exness.com: Vàng bật tăng lần đầu sau 2 phiên giảm giá

Vàng tăng nhẹ lần đầu trong 3 phiên vào ngày thứ Hai nhờ thông tin về khủng hoảng tài chính tại Hy Lạp, số liệu thương mại không như dự báo của Trung Quốc và sự suy yếu của thị trường chứng khoán Mỹ.

gia-vang-gia-bac-1002_1137721.jpg

Hợp đồng vàng giao tháng 4 trên bộ phận Comex của sàn Nymex tăng 6.90 USD (tương ứng 0.6%) đóng cửa tại 1,241.50 USD/oz. Vàng đã đóng cửa tại mức thấp nhất kể từ ngày 14/01/2015 trong ngày thứ Sáu và mất tổng cộng 3.5% trong tuần trước.

Hợp đồng vàng giao ngay đóng cửa với mức nhích nhẹ lên 1,238.59 USD/oz sau khi tăng 0.5% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai.

Trong khi đó, hợp đồng bạc giao tháng 3 nhận 38 xu (tương ứng 2.3%) lên 17.07 USD/oz.

Vàng nhận được sự hỗ trợ sau khi số liệu xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ sụt giảm trong tháng 01/2015, qua đó cho thấy các nhà máy đang đối phó với tình trạng nhu cầu thấp không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài.

Trong số các kim loại khác được giao dịch trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 4 giảm 1.20 USD (tương ứng 0.1%) đóng cửa tại 1,220.40 USD/oz, trong khi hợp đồng palađi giao tháng 3 giảm 1.65 USD (tương ứng 0.2%) còn 779.65 USD/oz.

Hợp đồng đồng giao tháng 3 giảm nửa xu đóng cửa tại 2.581 USD/lb.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua
gia-vang-gia-bac-100115.gif

Nguồn: Kitco
 
Exness.com: Chứng khoán toàn cầu đỏ lửa, USD giảm đẩy vàng tăng giá

Các đối trọng của thị trường vàng đồng loạt giảm đã kích thích vàng tăng trở lại sau khi rớt về mức thấp $1228 cuối tuần trước.


Giá vàng giao tháng 4/2015 trên sàn Comex New York tăng 0,6% lên $1241,5/oz. Thị trường đã hồi phục mạnh sau khi chạm ngưỡng thấp $1128 hồi tuần trước khi báo cáo thị trường lao động Mỹ khả quan hơn nhiều so với dự tính, đặc biệt là tiền lương theo giờ của người lao động tăng trưởng ấn tượng.

Thị trường vàng được hỗ trợ mạnh mẽ bởi sự sụt giảm của chứng khoán toàn cầu. Cụ thể, kết thúc phiên hôm qua (9/2), chỉ số S&P 500 của Mỹ giảm 0,4%, chỉ số Stoxx 600 của chứng khoán châu Âu giảm 0,7% và chỉ số MSCI Emerging Markets Index đo lường diễn biến của các thị trường mới nổi giảm ngày thứ hai liên tiếp. Sắc đỏ bảo trùm chứng khoán toàn cầu khiến vàng được ưu ái hơn trong vị thế tài sản đầu tư, đặc biệt là khi giá cổ phiếu giảm do tình hình bất ổn tại Hy Lạp.

Ngoài ra, sự đi xuống của đồng bạc xanh – đồng tiền định giá cho vàng cũng giúp quý kim lên giá. Chỉ số đôla UCE, theo dõi biến động tỷ giá giữa USD và 6 đồng tiền mạnh khác, giảm 0,2% xuống 94,475 điểm.

Hơn thế nữa, sự tăng giá của dầu thô cũng hỗ trợ vàng. Hai tài sản này thường có diễn biến cùng chiều nhau.

Trên thị trường vật chất, chênh lệch giá vàng của Trung Quốc với giá thế giới đạt 4-5 USD/ounce, tăng so với chưa đến 4 USD/ounce trong phiên trước. Nhu cầu vàng tại thị trường lớn nhất thế giới kì vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy thị trường khi chỉ còn vài ngày nữa là Tết Nguyên Đán, thời điểm giao dịch vàng khá sôi động của đất nước này.

Các quỹ phòng hộ và nhà quản lý tiền tệ trong tuần kết thúc vào 3/2 đã giảm tỷ lệ đặt cược giá vàng lên lần đầu tiên trong 6 tuần qua, theo số liệu của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ (CFTC) công bố hôm thứ Sáu 6/2.



Diễn biến giá vàng giao ngay trên Kitco, đường màu xanh lá cây, điểm cuối là lúc 8:47 giờ Việt Nam
 
Exness.com: Vàng sụt hơn 9 USD/oz khi đồng USD và chứng khoán Mỹ leo dốc

Hợp đồng vàng tương lai đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Ba với mức giảm hơn 9 USD/oz trước đà tăng của đồng USD và chứng khoán Mỹ. Dù vậy, nhà đầu tư tiếp tục dõi theo các bất ổn tại Hy Lạp.

Hợp đồng vàng giao tháng 2 trên bộ phận Comex của sàn Nymex hạ 9.30 USD/oz (tương ứng 0.8%) xuống 1,232.20 USD/oz.

Hợp đồng vàng giao ngay lùi 0.4% còn 1,234 USD/oz. Hợp đồng bạc giao tháng 3 rớt gần 20 xu (tương ứng 1.2%) xuống 16.87 USD/oz.

Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 4 giảm 13.10 USD/oz còn 1,207.30 USD/oz trong khi hợp đồng palađi giao tháng 3 mất 13.95 USD/oz xuống 765.70 USD/oz. Hợp đồng đồng giao tháng 3 hạ 3 xu và đóng cửa tại 2.552 USD/lb.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua
gia-vang-gia-bac-1102.gif

Nguồn: Kitco
 
Exness.com: Báo cáo sốc: Giá dầu sẽ xuống 20 USD/thùng và dấu chấm hết cho OPEC?

Citigroup dự báo giá dầu có thể chạm đáy tại mức 20 USD/thùng và hạ dự báo 2015
Theo một báo cáo đầy bất ngờ từ Citigroup hôm thứ Hai, giá dầu có thể lao dốc tiếp hơn 30 USD/thùng từ các mức hiện tại và xuống tới 20 USD/thùng. Ngân hàng này cũng cho biết “sự chấm hết” của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có thể đã cận kề.

gia-dau-20-usd-thung-cham-het-opec_1714718.jpg

Ông Morse cho biết OPEC không thể trở lại con đường kinh doanh cũ. Dù trong các cuộc khủng hoảng trước đây của thị trường, nhiều nhà phân tích đã dự báo về “sự chấm hết” của OPEC và điều này vẫn chưa xảy ra, nhưng lần này mọi việc có thể khác hơn rất nhiều.

Edward Morse - một trong những chuyên viên phân tích có sức ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực năng lượng của Citigroup - nhận định đà phục hồi bắt đầu từ cuối tháng trước của giá dầu chủ yếu bắt nguồn từ hoạt động mua vào để thoát khỏi vị thế bán khống (short-covering) và việc cắt giảm hoạt động của các công ty năng lượng.

Ông Morse nhận định trong báo cáo: “Không thể đưa ra dự báo về mức đáy của giá dầu do tình trạng dư thừa nguồn cung. Giá dầu WTI có thể giảm sâu xuống dưới 40 USD/thùng, và có lẽ là xuống tới 20 USD/thùng trong một thời gian ngắn”. Ông cho rằng thị trường dầu sẽ chạm đáy trong khoảng từ cuối quý 1 đến đầu quý 2/2015 với nguyên nhân chính là cung quá dồi dào.

Hợp đồng dầu WTI đã tăng vọt 22% lên gần 53 USD/thùng kể từ khi lao xuống dưới 44 USD/thùng vào ngày 29/01/2015. Giá nhiên liệu này vẫn còn giảm 46% trong vòng 6 tháng qua. Từ đầu năm đến nay, dầu WTI giảm chưa tới 1% nhờ đà bật mạnh gần 9% trong 3 phiên gần đây. Được biết, kể từ năm 2002 đến nay, hợp đồng này chưa từng đóng cửa tại mức 20 USD/thùng.

Ông dự báo, sau khi có thể rớt về mức 20 USD/thùng, giá dầu WTI sẽ khép lại quý 2/2015 ở mức 35 USD/thùng, thấp hơn so với dự báo trước đó là 47 USD/thùng. Hợp đồng này sau đó sẽ phục hồi và khép năm tại mức 57 USD/thùng. Theo ông, giá dầu sẽ trở về mức 66 USD/thùng vào cuối năm 2016.

Dự báo giá dầu sẽ giảm cực mạnh và cũng phục hồi cực mạnh sau đó tương tự với những gì mà Goldman Sachs đã gửi cho các khách hàng trong tháng trước. Khi đó, ngân hàng này ước tính giá dầu có thể sụt về mức 39 USD/thùng trong nửa đầu năm trước khi phục hồi lên 65 USD/thùng vào gần cuối năm.

Diễn biến của giá dầu WTI từ tháng 9/2014 đến nay
dau-giam-30-usd-opec.png

Nguồn: CNN Money

Citigroup cho rằng việc khai thác dầu từ các nguồn đặc biệt, chẳng hạn như đá phiến, cát dầu và khoan dầu ở vùng biển sâu là yếu tố địa chính trị tác động mạnh nhất đến các thị trường kể từ thập niên 1970.

Theo ông Morse, bất chấp các nỗ lực hết mình của OPEC và Ả-rập Xê-út trong việc giữ nguyên sản lượng và chấp nhận giá dầu ở mức thấp hơn để cải thiện thị phần, mọi việc đã đi quá giới hạn. Ngay khi giá dầu phục hồi, các nguồn tài nguyên này sẽ tiếp tục gia tăng sự cạnh tranh đối với OPEC khi tổ chức này đã mất đi hai khách hàng lớn nhất. Báo cáo cho biết, Ả-rập Xê-út đã xuất khẩu 1.6 triệu thùng/ngày sang Mỹ trong năm 2013 và con số này đã giảm xuống 800,000 thùng vào mùa đông 2014. Trong khi đó, xuất khẩu sang Trung Quốc cũng giảm 50% so với mức đỉnh.

Ông Morse cho biết, theo quan điểm của Citigroup, các thị trường đã phản ánh chính xác tâm điểm của môi trường giá dầu thấp do xung đột giữa các thị trường, hoặc trực tiếp hơn là giữa tác động của cuộc cách mạng đá phiến đến khả năng của OPEC trong việc đẩy lợi thế lo lớn và lâu dài vượt lên trên chi phí sản xuất để tối đa hóa doanh thu cho OPEC và các quốc gia sản xuất dầu mỏ khác. Cho dù kết quả cuối cùng có như thế nào thì OPEC cũng không thể trở lại con đường kinh doanh cũ. Dù trong các cuộc khủng hoảng trước đây của thị trường, nhiều nhà phân tích đã dự báo về “sự chấm hết” của OPEC và điều này vẫn chưa xảy ra, nhưng lần này mọi việc có thể khác hơn rất nhiều.
 
Exness.com: Chiến lược giao dịch vàng ngày 11/02

Trong ngắn hạn, giá vàng có thể giảm đến 1,204 $.

Bán khi phá vỡ mức 1,228 với mục tiêu 1,204. Cắt lỗ tại 1,240.

Lý do cho các chiến lược kinh doanh

Nếu được sự đồng thuận trong việc giải quyết các cuộc xung đột của Ukraine tại Minsk hôm nay, nhu cầu đối với tài sản phòng vệ, bao gồm vàng, sẽ làm suy yếu mạnh. Một bước đột phá của mức $ 1,228 hỗ trợ sẽ kéo theo thanh khoản các trạng thái vàng.

3_1.png


Chi tiết: https://www.exness.com/analytics/in_the_short_term__the_price_of_gold_could_fall_to__1204
 
Exness.com: Bản tin thị trường tiền tệ thế giới

Theo đánh giá của giới chuyên gia, những đồn đoán Fed có thể nâng lãi suất cùng với thị trường chứng khoán mạnh lên làm tăng tính hấp dẫn đầu tư vào tài sản rủi ro của giới đầu tư.

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ RỐI REN

USD đi lên nhờ lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ tăng mạnh trong khi euro chịu ảnh hưởng do bất ổn tại Hy Lạp. Cùng lúc, niềm tin của giới đầu tư lên cao đã đẩy các tài sản trú ẩn trong đó có đồng yen giảm mạnh. JPY hôm qua đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng qua so với USD.

Cụ thể, USD tăng 0,6% so với yên lên 119,46 yên sau khi từng lên cao nhất 1 tháng ở 119,61 yên trong đầu phiên giao dịch.

Euro giảm 0,1% so với USD xuống còn 1,1315 USD. Trong phiên hôm qua, euro thậm chí giảm xuống dưới 1,13 USD nhưng sau đó lại tăng nhẹ khi có một số nguồn tin cho rằng Hy Lạp sẽ có thêm 6 tháng để đàm phán với các chủ nợ.

Sự chú ý của thị trường hôm nay tập trung vào cuộc họp của các Bộ trưởng tài chính eurozone để bàn về những căng thẳng hiện nay liên quan đến các khoản nợ của Hy Lạp. Các nhà quan sát nhận định, khả năng Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng Euro vẫn ở mức thấp và các nhà đàm phán sẽ tìm được tiếng nói chung trong vấn đề điều chỉnh lại các điều khoản trong gói cứu trợ dành cho Hy Lạp. Mặc dù vậy, giới phân tích vẫn dự báo đồng Euro tiếp tục chịu áp lực giảm giá trong thời gian tới bởi sự khác biệt chính sách giữa Fed và ECB.

VÀNG TĂNG NHẸ NHƯNG KHÔNG ỔN ĐỊNH

Trên thị trường thế giới, giá vàng có biên độ tăng hơn 4 USD/ounce, giao dịch quanh $1237.6/oz. Còn phiên hôm qua, giá vàng giao ngay giảm 0,4%, xuống 1.233,52 USD/ounce khi USD tăng lên bất chấp yếu tố hỗ trợ giá vàng do lo ngại về tương lai Hy Lạp trong eurozone và bạo lực leo thang tại Ukraine.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, những đồn đoán Fed có thể nâng lãi suất cùng với thị trường chứng khoán mạnh lên làm tăng tính hấp dẫn đầu tư vào tài sản rủi ro của giới đầu tư. Tuy nhiên, tâm lý này lấn át lo ngại về sức khỏe kinh tế khu vực eurozone trong bối cảnh Hy Lạp có thể rút khỏi khu vực đồng tiền chung euro và bạo lực leo thang tại Ukraine, gây áp lực lên thị trường vàng.

Hôm qua, Jeffrey Lacker – quan chức cấp cao tại FED tuyên bố cơ quan này nên nâng lãi suất vào tháng 6. George Gero – nhà phân tích tại RBC Capital Markets Global Futures nhận định khả năng FED tăng lãi suất, cộng với chứng khoán mạnh lên đã khiến nhu cầu đầu tư vào tài sản rủi ro của các quỹ tăng cao.

UntitledThông tin kinh tế thế giới trong ngày

 
Exnsess.com: Vàng rớt về đáy 1 tháng khi đồng USD mạnh lên

Thị trường vàng thường có dịch chuyển theo chiều ngược lại với diễn biến của đồng bạc xanh bởi đồng USD là đồng tiền định giá vàng, nếu đô la tăng giá thì cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư dùng ngoại tệ sẽ phải trả một giá cao hơn và vai trò đầu tư của quý kim giảm xuống.

Phiên giao dịch 11/2, giá vàng trên thị trường thế giới giảm khá mạnh xuống vùng $1120 sau khi đi ngang trên mốc $1230 lúc đầu phiên. Kết quả, giá vàng giao tháng 4/2015 trên sàn Comex New York giảm 12,6 USD, tương đương 1%, xuống $1219,6/oz.

Hiện tượng bán tháo vàng tăng mạnh khi USD lên cao nhất 5 tuần so với yên, đẩy giá vàng giao ngay xuống dưới ngưỡng hỗ trợ $1229/oz, gần bằng mức trung bình 50 ngày.

Ngoài ra, thị trường vàng còn chịu áp lực sau khi giá dầu giảm do vấn đề nguồn cung. Trong lịch sử, giá dầu là một thước đo phản ánh lạm phát, trong khi vàng lại lên ngôi trong môi trường này. Giá dầu giảm thường có xu hướng kéo vàng đi xuống.

Thị trường vàng cũng đang trong trạng thái chờ cuộc đàm phán nợ của Bộ trưởng tài chính Hy Lạp với những người đồng cấp tại khu vực đồng tiền chung và cuộc họp 4 bên bàn về vấn đề Ukraine. Hy Lạp đang rất cần một gói cứu trợ 10 tỷ euro để tránh rơi vào khủng hoảng, tuy nhiên, Athens lại không hề muốn duy trì chính sách thắt lưng buộc bụng thêm nữa. Trong khi đó, phiên họp của 4 nhà lãnh đạo hôm thứ Tư bàn về đàm phán hòa bình tại Belarus đối với cuộc khủng hoảng Ukraine dự kiến sẽ ký tuyên bố chung ủng hộ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, theo nguồn tin từ đoàn đại biểu Ukraine.

“Phần lớn thị trường đang chờ đợi và quan sát. Tình hình Hy Lạp rất khó đoán. Còn cả cuộc họp về Ukraine nữa”, Ed Meir – nhà phân tích tại INTL FCStone cho biết.


Diễn biến giá vàng thế giới giao ngay trên Kitco, đường màu xanh lá cây, điểm cuối là 8h24 giờ Việt Nam
 
Exness.com: Vàng tăng giá phiên thứ 2 liên tiếp, nhưng vẫn mất 0.6% trong tuần

gold.jpg

Hợp đồng vàng tương lai tăng giá phiên thứ hai liên tiếp trong ngày thứ Sáu, giúp thu hẹp đà giảm trong tuần còn 0.6%.

Hợp đồng vàng giao tháng 4 trên bộ phận Comex của sàn Nymex tăng 6.40 USD (tương ứng 0.5%) đóng cửa tại 1,227.10 USD/oz. Tính chung cả tuần qua, hợp đồng này đã mất 0.6%.

Hợp đồng vàng giao ngay đã tăng lên mức cao nhất trong phiên tại 1,234.60 USD/oz và kết thúc phiên với mức tăng 0.5% lên 1,228 USD/oz.

Hợp đồng bạc giao tháng 3 bật 50 xu (tương ứng 3%) lên 17.294 USD/oz, tăng 3.6% trong tuần qua.

Vàng tăng trong ngày thứ năm đánh dấu phiên tăng giá đầu tiên trong ba phiên giao dịch, nhờ hỗ trợ bởi sự suy yếu đồng đô la Mỹ sau khi báo cáo doanh số bán lẻ của Mỹ gây thất vọng và sự gia tăng trong số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần. Đồng USD yếu có xu hướng làm cho giá cả hàng hóa định giá bằng đồng USD ít tốn kém cho người nắm giữ.

Trong số các kim loại khác được giao dịch trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 4 tăng 7 USD lên 1,207.50 USD/oz. Hợp đồng palađi giao tháng 3 bật mạnh 20.80 USD lên 794.45 USD/oz.

Hợp đồng đồng giao tháng 3 kết thúc với mức tăng nhẹ lên 2.605 USD/lb.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua

gold-14-2.PNG

Nguồn: Kitco.com
 
Exness.com: Vàng tiếp đáy 7 tuần sát ngưỡng quan trọng 1,200 USD

Vàng giảm giá phiên thứ 2 liên tiếp trong ngày thứ Hai nhưng nhận được sự hỗ trợ tại ngưỡng 1,200 USD/oz trong lúc các chuyên viên giao dịch tiếp tục dõi theo các diễn biến liên quan đến việc mở rộng thời hạn của gói cứu trợ cho Hy Lạp.

Bên cạnh đó, đà tăng của đồng USD trong phiên đầu tuần cũng gây sức ép lên giá vàng. Chỉ số đồng USD, thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền lớn khác, tăng 0.4%.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng vàng giao tháng 12 trên bộ phận Comex của sàn Nymex giảm 4.10 USD/oz (tương ứng 0.3%) còn 1,200.80 USD/oz, đánh dấu phiên giảm giá thứ 2 liên tiếp của kim loại quý.

Hợp đồng vàng giao ngay có thời điểm rớt 0.9% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 09/01 tại 1,191.01 USD/oz trước khi đảo chiều và rút ngắn đà giảm còn 0.3%, đóng cửa tại 1,201 USD/oz. Hợp đồng này đã giảm giá 4 tuần liên tiếp do đà tăng của đồng USD, kỳ vọng Mỹ nâng lãi suất cũng như kỳ vọng vào thỏa thuận nợ giữa Hy Lạp và các nhà cho vay của nước này.

Hợp đồng bạc giao tháng 12 hạ 1.9 xu (tương ứng 0.1%) xuống 16.254 USD/oz.

Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng đồng giao tháng 3 ít thay đổi tại mức 2.593 USD/lb. Hợp đồng bạch kim giao tháng 4 mất 6.60 USD/oz xuống 1,162.90 USD/oz trong khi hợp đồng palađi giao tháng 3 nhận 6.75 USD/oz lên 785.95 USD/oz.

Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua
vang-tiep-day-7-tuan.gif

Nguồn: Kitco
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
424,007
Messages
7,138,639
Members
176,498
Latest member
thematrixpremiu

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom